Phòng ngừa và điều trị ngứa da mùa lạnh
Mùa đông khiến da bạn trở nên khó chịu vì khô ngứa. Gió lạnh và độ ẩm trong không khí thấp, dùng máy sấy sưởi quá nhiều hay tắm nước quá nóng sẽ khiến da mất nước nhanh hơn. Bạn cần phải để ý chăm sóc da kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng của triệu chứng da mùa đông.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa da.
Với bác có thể là ngứa da ở người cao tuổi, nhất là về mùa đông. Khi càng cao tuổi sự tiết chất bã nhờn (chất giữ ẩm, giúp cho da không bị khô và mềm mại) càng giảm dần, da trông không còn nhuận sắc như thời trẻ và rất dễ bị ngứa, nhất là vào mùa lạnh. Không khí lạnh làm cho da càng khô hơn, lạnh khiến nhiều người thích tắm nước nóng hoặc sưởi ấm (than, củi, điện), tất cả những yếu tố trên cộng lại làm cho da càng thêm khô và ngứa hơn.
1. Ăn nhiều cá
Một trong những biểu hiện chính của da vào mùa đông là xỉn và nứt nẻ. Một khi cơ thể bạn bị mất nước, da bạn sẽ bắt đầu tái và xỉn màu hơn. Các tế bào da khi mất nước sẽ được thay thế chậm hơn nhiều so với các tế bào khỏe mạnh, gây ra một tích tụ xấu cho các tế bào da, hạn chế độ sáng của da. Đồng thời, quá trình lưu thông máu cũng chậm lại, gây ra nếp nhăn nhìn rõ rệt hơn. Giải pháp đơn giản nhất cho làn da mùa đông là ăn nhiều cá để bổ sung Omega-3 và uống nhiều nước. Trong cá hồi và quả óc chó đều có chưa nhiều axit béo thiết yếu.
2. Dùng kem dưỡng da
Kem dưỡng không chỉ dành cho môi. Kem dưỡng là một phát minh tuyệt vời cho những phụ nữ đi làm, hoặc phải đối mặt trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt mùa đông. Quá trình mất nước trong mùa đông diễn ra khắp cơ thể, nếu bạn chỉ dưỡng đôi môi thì những vùng da khác vẫn bị khô và ngứa ngáy. Thay vì chấp nhận sự khó chịu, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm toàn thân. Nếu bạn tự làm được cho mình những hỗn hợp từ thiên nhiên để dưỡng ẩm thì điều đó càng tuyệt vời hơn.
3. Dùng sữa rửa mặt
Nhiều người cho rằng, mùa đông không nên dùng sửa rửa mặt, nhưng đó là một sai lầm. Sữa rửa mặt làm sạch da, giúp da không bị bít kín lỗ chân lông và đồng thời cân bằng quá trình trao đổi chất. Sữa rửa mặt còn tẩy đi hết những tế bào chết gây khô ngứa. Vì vậy trước khi thoa kem dưỡng ẩm, bạn nên rửa mặt thật sạch bằng sữa nhé.
4. Ngâm mình trong sữa tắm
Da mặt chứa nhiều dầu hơn những vùng da khác và cũng được chăm sóc đặc biệt hơn nên ít phải chịu sự nứt nẻ ngứa ngáy, tuy nhiên vùng da tay và chân thì khác. Chúng thường xuyên bị đóng vảy bởi phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Cách tốt nhất, bạn nên dùng sữa không đường tách kem hòa với nước ấm, ngâm cả người trong bồn khoảng 15 phút, sau đó thoa kem dưỡng ẩm. Nếu nhà không có bồn tắm, bạn hãy dùng chậu để ngâm da tay và da chân bằng dung dịch trên.
Để hạn chế ngứa, chỉ nên tắm nước hơi âm ấm (không tắm nước nóng quá) và hạn chế dùng xà phòng. Không nên gãi nhiều vì càng gãi càng ngứa và dễ gây nhiễm trùng da.
Video đang HOT
5. Dùng kem chống nắng
Nhiều người cho rằng mùa đông không có nắng, nên không phải bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài. Nhưng đây lại là một sai lầm nghiêm trọng. Nắng mùa đông không gay gứt như mùa hè, nhưng những tia cực tím trong nắng vẫn có thể làm hỏng da của bạn. Vì thế, trước khi đi ra ngoài, hãy thoa một lớp kem chống nắng tối thiểu là SPF 15, để chống lại tia UVA, UVB. Và cũng nhớ mang theo mũ và khăn quàng cổ nhé!
6. Chăm sóc da thường xuyên
Hãy tạo cho mình thói quen tẩy da chết bằng axit lactic hoặc salicylic mỗi lần một ngày, sau đó bôi kem dưỡng ẩm để chăm sóc ra. Chỉ cần thực hiện bước này đều đặn trong 3 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả trông thấy. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu khoáng, dầu olive để có được một làn da sáng mịn, khỏe khoắn.
Có thể uống thêm dầu cá, vitamin C, F. Bôi tại chỗ (vết ngứa sẩn đỏ ở cẳng chân) một trong các thuốc mỡ có chứa corticoid có hoạt phổ mạnh như betamethason, fluocinolon acetonid… Chỉ bôi một lớp rất mỏng lên vết sẩn ngứa, ngày bôi 2 – 3 lần và không nên bôi thuốc quá một tuần. Nếu gãi nhiều có nhiễm trùng bồi phụ thì phải dùng kháng sinh.
7. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu bạn đã thử tất cả những cách trên mà da vẫn không hề có một sự thay đổi nào, thì hãy tìm tới sự trợ giúp của bác sỹ da liễu, họ sẽ có phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn, để bạn cải thiện được làn da trong mùa đông.
Ngứa là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, vì vậy để điều trị triệt để bác cần đi khám tại chuyên khoa da liễu.
Theo PNO
Mùa lạnh, đề phòng bệnh cúm cho trẻ em
Mùa đông lạnh, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi giúp cho virút cúm phát triển và gây bệnh "cúm mùa" cho con người. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm cúm do sức đề kháng còn non yếu trẻ...
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao do bệnh cúm.
Yếu tố "thiên thời địa lợi" làm lan truyền lây nhiễm virút cúm
Thời tiết khí hậu: ở môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không cao (khí hậu lạnh, ẩm) dễ làm phát tán bệnh cúm.
Môi trường sống: không thông thoáng, mật độ dân cư đông đúc, môi trường ô nhiễm hoặc ẩm thấp dễ làm lây truyền virút cúm.
Phương tiện di chuyển công cộng đông đúc: nhất là khoảng cách giữa người bệnh và người lành không còn an toàn (
Bệnh cúm dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh và cúm là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mặc dù 2 bệnh có những triệu chứng tương tự nhau. Sự khác biệt thể hiện qua 3 đặc điểm sau đây:
Khác nhau về tác nhân gây bệnh: bệnh cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus.... gây ra, còn bệnh cúm thì do virút cúm có tên khoa học là Influenzae.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm và đặc biệt trẻ em cũng được xếp vào nhóm có tỉ lệ tử vong cao do bệnh cúm (Ảnh minh họa)
Khác nhau về bệnh cảnh và triệu chứng lâm sàng: bệnh cảm lạnh thường gây những triệu chứng ở đường hô hấp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như hắt hơi, sổ mũi, hoặc nghẹt mũi, một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi thoáng qua. Ngược lại, khi bị nhiễm cúm triệu chứng bệnh thường rầm rộ biểu hiện qua 3 hội chứng sau:
Hội chứng nhiễm trùng: trẻ thường bị sốt cao liên tục 39 - 40oC khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt.
Hội chứng đau nhức: nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Bệnh nhân còn đau các bắp cơ thân mình. Bệnh nhân có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức.
Hội chứng viêm long đường hô hấp: xuất hiện ngay các ngày đầu với mức độ nặng nhẹ khác nhau như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng.
Khác nhau về mức độ nguy hiểm và biến chứng: bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho con người.
Chăm sóc đúng cách trẻ mắc cúm tại nhà
Việc chăm sóc nên chú ý những nguyên tắc sau đây:
- Hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt đo được từ 38oC bằng paracetamol đơn chất với liều 10mg - 15mg/kg cân nặng cơ thể mỗi 4 - 6 giờ kết hợp với lau mát bằng nước ấm khi cần thiết. Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ.
Cho trẻ uống thêm nhiều nước, đặc biệt là những loại nước giàu vitamin C như nước cam tươi, nước chanh, nước táo... giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để mau khỏi bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, ấm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, xúp dinh dưỡng, sữa nóng...
Cho trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy bệnh trầm trọng hơn, trẻ bỏ ăn bỏ uống, quấy khóc nhiều, đặc biệt là sốt cao liên tục không hạ sau khi đã uống thuốc hạ sốt và lau mát tích cực.
Chủ động phòng bệnh
- Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa sạch tay bằng xà bông và nước sạch.
- Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m).
- Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim...
- Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho.
- Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống thật tốt.
- Phòng ngừa chủ động tốt nhất và hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh cúm.
Theo VNE
Xua tan nỗi lo mắc hen suyễn mùa lạnh. Hen phế quản (HPQ) còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch. Những người mắc bệnh này thường rất "nhạy cảm" với thay đổi thời tiết. Điển hình họ thường ho nhiều về đêm đặc biệt trong mùa đông. Hen suyễn là bệnh thường gặp và có ảnh hưởng rất lớn...