“Phòng ngừa tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp” từ Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.
Trong đó, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ – BNN) là một thành phần, do người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng cho người lao động (NLĐ), nhằm bảo đảm hơn đời sống của những lao động khi gặp các rủi ro TNLĐ và BNN.
TS. Hà Tất Thắng Cục trưởng Cục An toàn lao động
Thực trạng thực hiện chế độ TNLĐ, BNN theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động
Trước đây, các nội dung của bảo hiểm TNLĐ, BNN nằm trong Luật BHXH, tuy nhiên, do chỉ thực hiện những chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN sau khi người lao động đã điều trị ổn định thương tật, còn việc chi trả cho các chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt; dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp phục vụ, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật hầu như rất ít; chưa thực hiện chế độ khen thưởng…; chưa có cơ chế tái đầu tư để phòng ngừa TNLĐ, BNN nên chưa hỗ trợ hiệu quả trong việc chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp khi xảy ra TNLĐ. Chính vì vậy, để tăng cường khả năng phòng ngừa TNLĐ, BNN được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ, tránh có sự tản mạn quy định về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, Luật ATVSLĐ có quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN từ Luật Bảo hiểm xã hội sang Luật ATVSLĐ, nhưng việc thu, chi và quản lý quỹ vẫn do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện.
Luật ATVSLĐ quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Ngoài các nội dung chính được quy định từ trong Luật BHXH nhằm chi trả, bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN, Luật ATVSLĐ bổ sung thêm các nội dung: Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc và Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Cụ thể: Điều 55 quy định trường hợp người bị TNLĐ, BNN được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý, nếu phải đào tạo NLĐ để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở; Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần; Điều 56 quy định: Hằng năm, Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN được hỗ trợ bao gồm: Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; Phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; Huấn luyện về ATVSLĐ cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN. Đặc biệt, phạm vi điều chỉnh của Luật ATVSLĐ đã mở rộng đối tượng đóng, hưởng chế độ TNLĐ, BNN phù hợp với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội cho cả đối tượng NLĐ không có hợp đồng lao động, người lao động dưới 15 tuổi, kể cả lao động đã nghỉ hưu… Đây là một ưu điểm vượt trội của các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Để triển khai chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định và hướng dẫn một số điều của Luật ATVSLĐ về Bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc; Nghị định 44/2017/NĐ-CP về điều chỉnh giảm mức đóng. Bộ LĐTBXH cũng đã ban hành Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc.
Nghị định 44/2017/NĐ-CP về điều chỉnh mức đóng Bảo hiểm TNLĐ, BNN. Năm 2017, căn cứ vào thực tế tồn dư Quỹ TNLĐ, BNN (tính đến năm 2014 quỹ TNLĐ, BNN dư khoảng 16.300 tỷ đồng, đến năm 2016, quỹ kết dư khoảng 26.000 tỷ đồng), để hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm ngân sách nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ giảm mức đóng từ 1% trên quỹ tiền lương xuống còn 0,5% trên quỹ tiền lương. Với chính sách này, mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước gần 1.000 tỷ đồng và cho doanh nghiệp gần 3.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau 3 năm triển khai thực hiện, nhìn chung cấp ủy, chính quyền địa phương đều quan tâm chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách và sự phối hợp giữa các ban, ngành, các Hội đoàn thể chính trị – xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng để mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm TNLĐ, BNN. Thực hiện quy định của Luật ATVSLĐ và Nghị định 37/2016/NĐ-CP, hầu hết các trường hợp TNLĐ, BNN đã xác định tỷ lệ suy giảm sức khỏe đều được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật, cụ thể: Trong giai đoạn 2016 – đến 2018, các cơ quan bảo hiểm xã hội đã chi khám giám định thương tật bình quân là hơn 1,9 tỷ đồng/năm; chi trợ cấp bình quân là gần 148 tỷ đồng/năm; chi hỗ trợ chuyển đổi nghề bình quân là gần 67 tỷ đồng/năm; chi hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ, BNN trong năm 2018 là 200 triệu đồng; năm 2017 phê duyệt hỗ trợ kinh phí huấn luyện từ bảo hiểm xã hội là hơn 96 tỷ đồng cho 38.276 người; năm 2018 phê duyệt hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc là gần 43 tỷ đồng… Tuy vậy, việc triển khai còn vướng mắc, chậm do một số quy định về tài chính, thủ tục hành chính quá phức tạp.
Phát huy hiệu quả “Phòng ngừa TNLĐ – BNN” từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ – BNN
Mục đích chính của Luật ATVSLĐ là mở rộng đối tượng sang cả khu vực lao động không có hợp đồng lao động, chuyển mạnh từ bị động giải quyết hậu quả sang chủ động phòng ngừa, giảm thiểu TNLĐ, BNN.
Để thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc, các cấp, ngành cần tích cực sử dụng hiệu quả nguồn tối đa 10% từ nguồn thu Bảo hiểm TNLĐ, BNN hàng năm (500 tỷ mỗi năm) để hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN), NLĐ trong cả nước phòng ngừa TNLĐ, BNN; Mở rộng nội dung hỗ trợ, nâng mức bồi thường trợ cấp; Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN sang khu vực không có quan hệ lao động (Dự kiến Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng dự thảo trình Chính phủ vào năm 2020). Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc, thực hiện chế độ, chính sách TNLĐ-BNN tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải quyết đóng, hưởng chế độ TNLĐ-BNN, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, đảm bảo quyền lợi của NLĐ.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đã xây dựng dự thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 37/2016/NĐ-CP theo hướng: Bỏ bớt thủ tục hành chính; quy định rõ hơn, thuận lợi hơn mức hỗ trợ (cao hơn); quy trình xác định đối tượng được hưởng nhanh hơn, chính xác hơn, quy trình thực hiện thuận lợi hơn, nhằm hỗ trợ DN thực hiện tốt hoạt động phòng ngừa, giảm TNLĐ, BNN. Cụ thể:
Khám, chữa bệnh nghề nghiệp. Hiện nay, DN rất ngại, thậm chí trốn khám phát hiện BNN cho NLĐ vì việc khám này rất tốn kém so với khám sức khỏe bình thường. Khi phát hiện ra BNN, DN lại phải tốn kém rất nhiều chi phí chữa bệnh cho NLĐ. Bên cạnh đó, sẽ phải cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động. Chính vì lý do đó nên quy định hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp là giúp DN giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi, chế độ cho NLĐ.
Phục hồi chức năng cho NLĐ. Khi NLĐ không may bị TNLĐ, bị suy giảm chức năng của các bộ phận cơ thể, NLĐ khó làm được công việc bình thường, dễ bị sa thải, mất việc làm. Quy định hỗ trợ DN phục hồi chức năng cho NLĐ là rất nhân văn, vừa giúp DN giảm chi phí phục hồi, giúp NLĐ phục hồi chức năng có thể tiếp tục làm công việc phù hợp, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đặc biệt giúp người lao động trong DN yên tâm công tác, gắn bó với DN.
Điều tra lại các vụ TNLĐ, BNN theo đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trước đây chưa có quy định này, khi Đoàn điều tra TNLĐ đưa ra kết luận điều tra, có trường hợp Bảo hiểm xã hội không đồng tình, nên có thể gây thiệt hại cho DN, nhất là chế độ chính sách không thực hiện được, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ và Quỹ TNLĐ-BNN nhưng khó tổ chức điều tra lại vì chưa có quy định của pháp luật nên không có kinh phí cho hoạt động này. Vì vậy, quy định này sẽ giải quyết được dứt điểm vướng mắc nêu trên.
Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ. Đây là hoạt động rất quan trọng trong phòng ngừa TNLĐ-BNN. Bởi vì khi NLĐ được huấn luyện ATVSLĐ theo đúng các quy định của Luật ATVSLĐ, Nghị định 44/2016/NĐ-CP và huấn luyện các giải pháp làm việc an toàn tại DN, cơ sở sản xuất , họ sẽ hiểu các rủi ro, biết cách phòng tránh nguy cơ có thể xảy ra TNLĐ-BNN với họ. Biết bảo vệ mình và đồng đội xung quanh, đem lại hạnh phúc cho gia đình của họ khi không xảy ra TNLĐ -BNN. Tránh được TNLĐ – BNN là tránh được mất đi sức khỏe, tính mạng; giảm chi phí, thiệt hại cho DN; Đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, góp phần phát huy hiệu quả của Quỹ Bảo hiểm TNLĐ-BNN.
Nghị định sửa đổi Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đã trình Chính phủ ban hành. Với hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, chính sách bảo hiểm TNLĐ, BNN sẽ ngày càng phát huy hiệu quả, bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, góp phần đảm bảo an toàn, trật tự, phát triển xã hội.
Theo Dansinh
Nhiều thách thức trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
"Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) để BHXH thật sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân".
ây là một trong những mục tiêu tổng quát về cải cách chính sách BHXH của Nghị quyết số 28-NQ/TW, ký ngày 23-5-2018 tại Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành T.Ư ảng khóa XII. ể thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết số 28 đã chỉ ra 11 nội dung cần cải cách. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít khó khăn, thách thức trong việc mở rộng diện bao phủ để tiến tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT cho ngư dân tại cảng cá Quy Nhơn (Bình ịnh). Ảnh: LAN VŨ
Khó khăn, thách thức
Theo thống kê, trong 10 năm qua (2009 - 2018) tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc dao động từ 3,24 đến 7,03% và bình quân số người tham gia BHXH bắt buộc tăng 5,83%/năm. Tính đến hết năm 2018, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt gần 14,5 triệu người, tăng 6,3% so năm 2017. Như vậy, nếu duy trì tốc độ phát triển đối tượng nêu trên, dự kiến đến năm 2021, 2025 và 2030 số người tham gia BHXH bắt buộc sẽ đạt tương ứng lần lượt là 17,1 triệu, 21,5 triệu và 28,5 triệu; với ước tính lực lượng lao động (LLL) trong độ tuổi tương ứng là 50,4 triệu, 52,1 triệu và 53,8 triệu người, thì tỷ lệ số người tham gia BHXH bắt buộc so với LLL trong độ tuổi tương ứng là 34%, 41,3% và 53% chưa đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của T.Ư đề ra.
Trong khi đó, số liệu điều tra lao động - việc làm hằng năm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng LLL đang giảm dần, ở giai đoạn 2000 - 2005 số lao động tham gia LLL tăng bình quân khoảng 1,2 triệu người/năm thì đến giai đoạn 2014 - 2019 chỉ còn khoảng 400 nghìn người/năm. Tỷ lệ tham gia LLL có xu hướng giảm dần trong 5 năm gần đây từ 77,51% vào năm 2014 xuống còn 76,26% vào năm 2018.
Thực tế cho thấy, trong khi các cơ quan quản lý nỗ lực trong phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thì hằng năm vẫn có một số lượng lớn người lao động lựa chọn việc hưởng BHXH một lần. Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến 2018, có xấp xỉ 2,7 triệu người hưởng BHXH một lần, bình quân mỗi năm có hơn 535 nghìn người hưởng BHXH một lần, đồng nghĩa với việc họ ra khỏi hệ thống chính sách BHXH và mất đi cơ hội để tiếp cận lương hưu khi về già. Thực tế nêu trên đang đi ngược với mục tiêu phát triển mở rộng đối tượng tham gia, tăng diện bao phủ của chính sách BHXH.
Bên cạnh đó, chính sách BHXH tự nguyện sau 10 năm thực hiện, tính đến hết năm 2018, số người tham gia BHXH tự nguyện mới đạt hơn 270 nghìn người; năm 2019 có sự bứt phá khi đến thời điểm này đã có khoảng 480 nghìn người tham gia. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, là đến năm 2021, 2025 và 2030 phải đạt tương ứng 1%, 2,5% và 5% LLL trong độ tuổi tham gia, đòi hỏi phải có các giải pháp mang tính đột phá và hiệu quả để cải thiện tốc độ phát triển gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Giải pháp tháo gỡ vướng mắc
ể thực hiện các mục tiêu đến năm 2021, khoảng 35% LLL trong độ tuổi tham gia BHXH, năm 2025, đạt khoảng 45% LLL trong độ tuổi tham gia BHXH, và đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 60% LLL trong độ tuổi tham gia BHXH..., theo Phó Vụ trưởng BHXH (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Trần Hải Nam, cần triển khai hiệu quả 11 nội dung cải cách mà Nghị quyết 28 đã đề ra, trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính. ó là, xây dựng hệ thống BHXH đa tầng hướng tới BHXH toàn dân với việc: Tập trung hoàn thiện, phát triển và mở rộng hệ thống chính sách BHXH cơ bản, dựa trên đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ phù hợp của Nhà nước; bên cạnh đó, thực hiện trợ cấp hưu trí xã hội đối với người cao tuổi không có lương hưu hoặc BHXH hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước; và thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
ối với việc mở rộng diện bao phủ BHXH, phải có chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt; đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức. Phó Vụ trưởng Trần Hải Nam cho rằng, cần chú trọng triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành T.Ư ảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo điều kiện để từng bước thực hiện chính thức hóa khu vực phi chính thức. Bên cạnh đó, phải có các giải pháp "giữ chân" những người đã tham gia BHXH ở lại lâu dài trong hệ thống...
ể tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ề án thực hiện thí điểm gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt, tạo điều kiện để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng, khuyến khích người lao động tham gia đóng BHXH, góp phần mở rộng diện bao phủ BHXH theo tinh thần cải cách BHXH mà Nghị quyết 28 đề ra.
NGUYÊN KHANG
Theo NDĐT
Tăng tuổi nghỉ hưu: Luật đã chốt, người lao động chưa sẵn sàng?! Quy định tăng tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua hồi tháng 11 vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Ảnh minh họa. Đối phó với thách thức già hóa dân số Theo đó, Bộ luật được thông qua điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi...