Khai thác thủy sản đầu năm: Ngư dân Cà Mau ấm áp mùa Tết biển
Ngư dân ra khơi đánh bắt trong dịp Tết không chỉ với kỳ vọng được nước biển đầu năm mà còn mang theo ước muốn cả 1 năm đánh bắt thuận lợi.
Sông Đốc là thị trấn biển sầm uất nhất vùng ĐBSCL. Nơi đây có hàng ngàn phương tiện đánh bắt ra vào trao đổi mua bán hàng hóa mỗi nước biển nên cửa biển lớn nhất tỉnh Cà Mau luôn tấp nập.
Đặc biệt, nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ cái nếp ăn Tết biển nên thời gian gần Tết không khí càng nhộn nhịp hơn. Họ ra khơi đánh bắt không chỉ với kỳ vọng được nước biển đầu năm mà còn mang theo ước muốn cả 1 năm đánh bắt thuận lợi.
Gia đình ông Nguyễn Hữu Tân (khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) vừa làm xong các “thủ tục” để anh em ngư phủ ra khơi đánh bắt chuyến biển Tết. Trong đó, không thể thiếu bữa cơm ấm áp trước khi ra khơi. Bữa cơm có mặt tất cả 8 “thủy thủ” là bạn đi nghe lưới của gia đình ông. Họ đến từ nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau và có cả những người đến từ tỉnh thành khác.
Nhiều ngư dân thị trấn Sông Đốc ra khơi ăn Tết biển.
Ông Tân cho biết, những anh em này đã gắn bó với gia đình ông cả năm nên bữa cơm cuối năm là lúc tổ chức trang trọng để cảm ơn họ. Bà xã ông Tân đã chuẩn bị sẵn những “đặc sản” như: cá đồng, ba khía muối… đãi những bạn tàu chí cốt vì đối với người đi biển họ ngán nhất là hải sản.
Chuyến đánh bắt vừa qua trừ chi phí gia đình ông Tân lãi được khoảng 50 triệu đồng nên dù đã chia đủ tiền bạn, ông Tân vẫn cho mỗi bạn tàu ứng trước 3 – 5 triệu đồng để họ gửi về cho vợ con lo Tết. Chính vì vậy mà bữa cơm vào tối 20 tháng Chạp tại nhà ông Tân đầy ắp niềm vui và những niềm hy vọng mới.
“Hiện nay nhà nước đang chấn chỉnh lại việc đánh bắt nên hi vọng thời gian tới việc đánh bắt sẽ hiệu quả hơn. Thường chuyến biển Tết đầu năm cũng ngư dân dễ trúng cá, trúng mực cho anh em ngư phủ có thêm thu nhập, lo cho cuộc sống tốt hơn”, ông Tân chia sẻ.
Chuyến biển Tết của người dân thị trấn Sông Đốc thường bắt đầu ra khơi từ ngày 20 – 25 tháng Chạp và kết thúc sau khoảng 20 ngày đánh bắt. Bữa cơm trước chuyến ra khơi đó vừa là tiệc Tất niên vừa là tiệc chiêu đãi ăn Tết sớm.
Nhớ lại vị Tết biển những năm qua, anh Trịnh Văn Toàn – chủ ghe hành nghề câu mực chia sẻ, các chuyến biển thông thường chủ ghe chỉ chuẩn bị các nhu yếu phẩm đảm bảo bữa ăn hàng ngày, nhưng riêng chuyến biển Tết, ngư dân sẽ chuẩn bị thêm các sản vật và cả bia để anh em tổ chức ăn Tết trên biển.
Có thể bữa cơm ngày mùng 1 Tết trên ghe có thể không đầm ấm như trong bờ, nhưng vẫn đủ đầy vật chất và dạt dào tình cảm của những người đã gắn bó với nhau năm này qua tháng nọ. Sau khi kết thúc chuyến biển, vào bờ họ lại có một bữa tiệc ăn Tết muộn, chính vì thế cái Tết của anh em ngư phủ có thể trọn vẹn bên gia đình, nhưng vẫn đầy niềm vui và họ luôn sẵn sàng ra khơi mỗi dịp Tết đến Xuân về và mang theo những kỳ vọng.
“Năm vừa qua tàu đánh bắt cũng hiệu quả, mỗi chuyến biển mỗi tày kiếm được từ 20 – 30 triệu đồng, nhưng nhìn chung năm nay đánh bắt không có lời. Qua năm mới, ngư dân cũng mong ra khơi đánh bắt thuận lợi, thường xuyên trúng cá đảm bảo cuộc sống ngư dân”, anh Toàn bày tỏ.
Video đang HOT
Ngư dân Cà Mau ra khơi mang theo kỳ vọng trúng chuyến biển đầu năm.
Tính riêng khóm 1, thị trấn Sông Đốc hiện nay đã có hơn 250 phương tiện đánh bắt. Tuy tình hình đánh bắt năm qua không thuận lợi như các năm trước nhưng vẫn có gần 150 phương tiện ra khơi ăn Tết biển. Trước những khó khăn ngư dân đang gặp phải, ông Phan Văn Bảy, trưởng khóm 1, thị trấn Sông Đốc mong muốn Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để bà con miền biển giảm bớt khó khăn.
“Thời gian gần đây nguồn lợi thủy sản có giảm sút, chính vì thế Nhà nước cần có hướng quy hoạch, quản lý khai thác vùng biển hợp lý để có thời gian cho các nguồn lợi thủy sản sinh sôi, nảy nở. Cùng với đó, tổng đầu tư của ngư dân hiện nay rất lớn, trong khi nguồn thu hạn chế nên cơ quan chức năng cũng cần xem xét có hỗ trợ cho ngư dân, nhất là trong việc lắp đặt thiết bị đường dài, thiết bị giám sát hành trình”, ông Bảy mong muốn.
Ăn Tết biển đã như truyền thống đánh bắt của một bộ phận người dân thị trấn miền biển Sông Đốc. Tết này, các ngư dân nơi đây đều mang theo kỳ vọng chuyến biển đầu năm trúng mùa và công việc đánh bắt thuận lợi cả năm. Các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện siết chặt việc đánh bắt, nhằm đảm bảo phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững. Đây thực sự là những tín hiệu tích cực cho mùa khai thác mới, tạo tiền đề để những người dân bán biển, sống với biển nơi Đất Mũi – Cà Mau có một năm đánh bắt thuận lợi./.
Theo Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Thầy giáo quân hàm xanh dạy học nơi đảo xa
Hiếm có lớp học nào đặc biệt như "Lớp học tình thương" trên đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau.
Lớp có tới 3 chiếc bảng, bàn ghế cũng được kê theo 3 hướng khác nhau. Lớp chỉ có một thầy giáo duy nhất dạy 23 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 và tất cả ngồi chung một phòng...
Dạy học cũng là nhiệm vụ
Lớp học ấy đang được sự dìu dắt bởi thầy giáo quân hàm xanh, Binh nhất Lê Hon Đa, Đồn Biên phòng Hòn Chuối thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau.
Ở Hòn Chuối- hòn đảo tiền tiêu phía Tây Nam Tổ quốc, chỉ có hơn 40 hộ dân sinh sống, chưa có trạm y tế, chưa có hệ thống trường học quốc gia. Hiện nay các em học sinh trên đảo đến độ tuổi đi học đều được đến trường. Có được kết quả này là nhờ có "Lớp học tình thương" của cán bộ, chiến sĩ biên phòng đóng trên đảo Hòn Chuối lập ra từ nhiều năm trước. Hiện nay, lớp học được nhiều người biết đến và nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ.
"Lớp học tình thương" có các học sinh từ lớp 1 đến lớp 6.
Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòn Chuối, Thượng tá Nguyễn Quốc Thái cho biết, quyết tâm không để lớp học bị gián đoạn, làm ảnh hưởng tới việc học tập của các em, nên đơn vị đã quyết định chọn Binh nhất Lê Hon Đa đứng lớp. Những lúc các thầy bận việc phải vào đất liền, đơn vị đều bố trí giáo viên đứng lớp tạm thời để duy trì lớp học thường xuyên.
Binh nhất Lê Hon Đa tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp, khoa Sư phạm Mỹ thuật, nhưng vì lần đầu tiên làm công việc "gõ đầu trẻ" nên còn bỡ ngỡ bởi chưa biết làm sao để có thể dạy cùng lúc tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trong cùng 1 lớp. Binh nhất Lê Hon Đa chia sẻ: Việc dạy các em ở "Lớp học tình thương" là một nhiệm vụ" quan trọng và phải hoàn thành thật tốt. Vì vậy Binh nhất Lê Hon Đa phải nghiên cứu cách dạy phù hợp để giúp các em quen với việc phải học chung với các bạn lớp khác. Khi lớp này làm bài thì lớp kia vẽ tranh, tổ chức học toán qua các bài hát, khuyến khích các em học tập bằng các phần thưởng nho nhỏ...
"Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) vừa rồi có lẽ là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của tôi với "Lớp học tình thương". Các em đã hái hoa rừng tặng tôi, xúc động lắm!", Binh nhất Lê Hon Đa kể.
Thiếu thốn nhưng đủ đầy tình yêu thương
Mỗi ngày đến lớp với thầy giáo quân hàm xanh đều là một kỷ niệm đẹp. Nhưng kỷ niệm đặc biệt mà thầy và trò ở "Lớp học tình thương" nhớ nhất chính là lần tổ chức đón Tết Trung thu trên đảo khi phải rước đèn ông sao và trông trăng giữa ban ngày trong mưa bão. "Giữa ban ngày nên lớp học phải đóng tất cả các cửa, bịt kín các khe hở để tạo không gian như ban đêm và rước đèn ông sao, đốt đèn lồng bên trong. Bên ngoài trời vẫn mưa bão", Binh nhất Lê Hon Đa nhớ lại.
Thầy giáo Lê Hon Đa dạy các trò học toán bằng bài hát.
Một Tết Trung thu thiếu thốn nhưng ấm áp yêu thương của tình thầy trò và lung linh sắc màu của những chiếc đèn lồng thầy trò tự chế. Mưa bão nên đoàn sinh viên trong đất liền không thể ra đảo như dự kiến để mang tới cho các em một cái Tết Trung thu đủ đầy. Không đành lòng để các em trên đảo không có Tết Trung thu, Binh nhất Lê Hon Đa đã tổ chức một cái Tết Trung thu đầm ấm và rất đặc biệt.
Binh nhất Lê Hon Đa cho biết, các học trò của mình toàn con nhà nghèo, nhưng các em đều rất ham học. Hai học trò có hoàn cảnh khó khăn nhất là em Ngô Trúc Vy và Trần Hoàng Kiệt cũng là những em có thành tích học tập tốt nhất. Hai em được Đồn Biên phòng nhận làm "em nuôi" và trợ giúp mỗi em 500 nghìn đồng/tháng. Lớp có một em thiểu năng trí tuệ nên 16 tuổi vẫn học lớp 1. Với sự kiên nhẫn và tận tâm của các thầy giáo biên phòng, sau nhiều năm em đã biết đọc, biết viết và đếm số thứ tự. Không chỉ dạy con chữ, Binh nhất Lê Hon Đa còn uốn nắn, rèn cho các em học sinh ý thức kỷ luật, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Thầy trò tự làm đèn ông sao để vui Tết Trung Thu (ảnh nhân vật cung cấp).
Các em nhỏ đến "Lớp học tình thương".
Lớp học Tình thương được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Cà Mau và Quỹ Thiện tâm đã có phòng học tương đối kiên cố từ năm 2016. Nhất là luôn được sự đùm bọc, giúp đỡ của các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo, nên các em được tặng sách bút và những món quà vào các dịp lễ, Tết. tuy nhiên, thầy và trò của "Lớp học tình thương" trên đảo vẫn phải cùng nhau khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Để trò yên tâm tới trường, vẫn cần lắm những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ...
Nâng bước em đến trường
Vượt qua khoảng hơn 300 bậc thang dốc đứng và một đoạn dốc sỏi đá gồ ghề vào một buổi sáng lên đảo Hòn Chuối, chúng tôi nghe thấy tiếng Binh nhất Lê Hon Đa sang sảng giảng bài cùng tiếng các em học sinh lớp 1 ê a đọc chữ. trò chuyện với chúng tôi, em Nguyễn Việt Quang, học lớp 6 nói: "Thầy Lê Hon Đa tốt bụng, yêu thương học sinh và rất nhiệt tình. Chỗ nào chưa hiểu thầy đều tận tình giảng lại".
Các em học sinh trên đảo Hòn Chuối hàng ngày phải đi học trên những con đường dốc gồ ghề.
Cũng không tránh được nhiều lúc các trò "nhất quỷ nhì ma" nghịch ngợm làm thầy giáo Lê Hon Đa "đau đầu", nhưng những lần như vậy là một lần thầy hiểu trò hơn và trò thêm yêu quý thầy giáo bộ đội có nụ cười hiền dễ mến. Thầy kể, một số phụ huynh còn sợ thầy hiền quá khó bảo học sinh nên góp ý thầy nghiêm khắc hơn. Khi thầy có việc đi vắng về đất liền vài ngày, nhiều phụ huynh quan tâm gọi điện hỏi thăm, mong thầy sớm trở lại đứng lớp. Những lúc thời tiết xấu, Binh nhất Lê Hon Đa còn tham gia cùng đồng đội chuyển ghềnh chạy sóng, cứu hộ-cứu nạn, giúp dân dời nhà tránh bão, khắc phục hậu quả sau bão.
Không chỉ là "nhiệm vụ", thầy giáo quân hàm xanh tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong công việc "gõ đầu trẻ" ở nơi những hoàn cảnh khó khăn cần những tấm lòng chia sẻ. Bởi nếu không có "Lớp học tình thương", lũ trẻ con theo cha mẹ mưu sinh trên đảo sẽ không có cơ hội được đi học. Nhớ lúc lớp chưa được tổ chức, có nhiều em quá tuổi đi học vẫn chưa biết con chữ là gì. Lớp học có những em 15-16 tuổi nhưng mới học lớp 5, lớp 6 và không biết có cơ hội nào cho các em được theo học tiếp lên các lớp trên hay không? Có nhiều em học xong lớp 5 nhưng gia đình không có điều kiện đưa con vào bờ học tiếp, vậy là "Lớp học tình thương" có thêm lớp 6. Trong suốt thời gian "Lớp học tình thương" hoạt động, các thầy giáo biên phòng đã động viên cha mẹ đưa được nhiều em học sinh vào bờ tiếp tục học các lớp cao hơn vì thế đã góp phần lan toả phong trào "Nâng bước em đến trường" ở hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Thầy giáo Lê Hon Đa và các học trò thân yêu.
Các em học sinh ở "Lớp học tình thương" sau khi học hết lớp 5 được cấp Bằng Tốt nghiệp Tiểu học là món quà vô giá đối với các thầy giáo mang quân hàm xanh trên đảo Hòn Chuối. Những thầy giáo mang quân hàm xanh trên đảo Hòn Chuối như thầy Trần Bình Phục, thầy Lê Hon Đa luôn hết lòng vì dân với việc làm cao đẹp, qua đó góp phần gắn kết hơn nữa tình quân dân trên đảo, giúp họ yên tâm bám đảo, bám biển để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc...
Bài, ảnh: MỸ HẠNH - VƯƠNG HÀ
Theo qdnd.vn
Làm cỏ ven đường, người phụ nữ bị xe trộn bê tông cán tử vong Trong lúc đang ngồi làm cỏ ven đường, người phụ nữ ở Cà Mau không may bị xe trộn bê tông cán qua người tử vong. Cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh minh họa) Tối 31/12, tin từ Công an huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết, đơn vị này đang phối hợp...