Tăng tuổi nghỉ hưu: Luật đã chốt, người lao động chưa sẵn sàng?!
Quy định tăng tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua hồi tháng 11 vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.
Ảnh minh họa.
Đối phó với thách thức già hóa dân số
Theo đó, Bộ luật được thông qua điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam (vào năm 2028) và đủ 60 tuổi đối với nữ (vào năm 2035). Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động là đủ 60 tuổi 3 tháng với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ. Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…. có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nghỉ hưu muộn hơn, nhưng không quá 5 năm so với quy định.
Bộ luật Lao động sửa đổi lần này đã mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh đến toàn bộ lực lượng lao động nhưng trước mắt các chính sách lao động được thực hiện chủ yếu vẫn trong khu vực chính thức, khu vực nhà nước là chính, với tỷ lệ làm công hưởng lương hiện nay chiếm đến 40%” Bà Nguyễn Thị Lan Hương .
“Đây là lộ trình bảo đảm tính bền vững của quỹ an sinh xã hội nói chung và quỹ hưu trí nói riêng trước thách thức già hóa dân số” – ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), người từng có nhiều năm tham gia bàn thảo sửa đổi Bộ luật Lao động các lần trước đó khẳng định.
Tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những giải pháp quan trọng của quá trình đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội, để làm sao đảm bảo cân bằng hơn giữa đóng và hưởng. “Thực tế, quá trình cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm hưu trí chúng ta đã bắt đầu thực hiện từ năm 2011 cho đến nay, với nhiều giải pháp điều chỉnh mức đóng và mức hưởng cho phù hợp. Chẳng hạn, trước năm 2010, mức đóng của người sử dụng lao động chỉ có 11% và người lao động 5%, thì bây giờ người sử dụng lao động phải đóng trên 14% và người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí này. Mức đóng hiện nay cũng phải trên tổng thu nhập chứ không chỉ có tiền lương. Còn tăng tuổi nghỉ hưu thực chất là tăng thời gian đóng, về mức hưởng chúng ta cũng đang phải điều chỉnh dần. Ví dụ, trước đây đóng 15 năm được hưởng 45%, từ năm 2018 bắt đầu quá trình điều chỉnh lên dần. Để hưởng mức tối đa thì lao động nam phải đóng đủ 30 năm và nữ là 25 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mới được hưởng mức tối đa 75%, nếu thời gian đóng ít hơn thì không được hưởng mức tối đa đó” – ông Phạm Minh Huân phân tích.
Phương án tăng tuổi nghi hưu như Quốc hội quyết định là giải pháp để tăng thời gian đóng nhằm bảo đảm cân bằng hơn quỹ trong điều kiện tuổi thọ tăng thì thời gian hưởng bảo hiểm xã hội sẽ kéo dài hơn.
Video đang HOT
Thực tế, từ năm 2008 Bộ LĐ-TB&XH đã phải nghiên cứu, đánh giá tác động về tính bền vững của quỹ hưu trí cũng như đưa ra giải pháp tăng tuổi nghỉ hưu. Trong đó, đã báo cáo Quốc hội 2 lần vào các năm 2012 khi sửa đổi Bộ luật Lao động và năm 2014 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội. Nhưng đến năm 2019, Quốc hội mới quyết định vấn đề này. Đứng về mặt chính sách rõ ràng đây là giải pháp rất quan trọng để vượt qua thách thức khi quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, thách thức của quá trình phát triển chúng ta gặp phải để bảo đảm tính bền vững của quỹ.
Quy định tác động thế nào đến thị trường lao động?
Sau khi Bộ luật được thông qua, nhiều người lao động tỏ ra lo lắng về cánh cửa nghỉ hưu, dưỡng già của mình. Anh Phùng Khắc Hiếu – nhân viên Bộ Giáo dục Đào tạo bày tỏ quan điểm: “Nhiều thanh niên thất nghiệp chỉ mong ngóng người cao tuổi về hưu để được thế chỗ, đứng vào hàng ngũ công nhân viên chức. Còn người già mong mau chóng về hưu để nghỉ ngơi vui vầy bên con cháu thì lại phải chờ thêm vài năm mới được hưởng lương hưu. Tăng tuổi nghỉ hưu khiến lực lượng lao động trên thị trường bị ảnh hưởng không ít”.
Infographic về tăng tuổi nghỉ hưu.Vnexpress
Nhiều chị em phụ nữ cũng tỏ ra bối rối khi cho rằng, phụ nữ 55 tuổi là hết sức lực rồi, làm sao “cày” đến 60 tuổi? Ở tuổi 60, năng suất lao động của phụ nữ giảm sút rõ rệt, nếu tiếp tục sử dụng sẽ không hiệu quả…
Nói về phản ứng này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, sự thay đổi của bất kỳ chính sách nào, dù nhỏ, cũng ảnh hưởng, tác động đến nhiều người, nhiều phía. Trong khi đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình sẽ tác động trực tiếp đến từng cá nhân người lao động và gia đình họ, nên nhiều người lo lắng là điều dễ hiểu. “Ở vị trí của người lao động, ai cũng mong muốn làm ít, tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian ngắn, khi về hưu vẫn hưởng lương cao. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển, chính sách bảo hiểm xã hội phải tuân thủ nguyên tắc đóng – hưởng. Người nào đóng bảo hiểm xã hội cao, kéo dài trong nhiều năm, thì khi về hưu sẽ nhận lương cao và ngược lại. Đây cũng là giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi” – ông Lợi nói.
Nói gì thì nói, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ có tác động nhất định đến thị trường lao động, việc làm, sức khỏe, năng suất lao động, đặc biệt là tâm lý. Theo ông Phạm Minh Huân, “những vấn đề này ở khu vực công thì có tác động nhưng có thể khắc phục được. Tuy nhiên, ở khu vực thị trường lao động tự do sẽ khó khăn hơn rất nhiều, đó là lý do trong quá trình xin ý kiến tuổi nghỉ hưu đa số người lao động và người sử dụng lao động đều không muốn hoặc họ chưa sẵn sàng về việc này. Do đó, về lộ trình tăng của phương án là phù hợp để giảm bớt những tác động đến thị trường lao động, vấn đề việc làm…”.
Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, quy định tăng tuổi nghỉ hưu sẽ không gây nhiều tác động xấu đến thị trường lao động, thậm chí có dấu hiệu tích cực theo hướng tăng chất lượng lao động lên.
“Bộ luật Lao động sửa đổi lần này đã mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh đến toàn bộ lực lượng lao động nhưng trước mắt các chính sách lao động được thực hiện chủ yếu vẫn trong khu vực chính thức, khu vực nhà nước là chính, với tỷ lệ làm công hưởng lương hiện nay chiếm đến 40%. Riêng khu vực FDI được cho là không tác động nhiều vì có tỷ lệ lao động trẻ cao hơn” – bà Nguyễn Thị Lan Hương nhận định.
Ở phía doanh nghiệp, theo phân tích của Hương thì ở giai đoạn đầu sẽ có những tác động nhất định nhưng sẽ chủ yếu “rơi” vào nhóm doanh nghiệp nhà nước, còn khu vực tư nhân có thể không ảnh hưởng lớn do nhiều người lao động không nghỉ hưu đúng tuổi. Về mặt lý thuyết, trong thời gian ngắn hạn từ 3 – 5 năm, doanh nghiệp có thể chịu tác động do chưa chuẩn bị kịp, nhưng chúng ta có thể giảm tác động của việc tăng tuổi hưu bằng cách thông báo trước khi áp dụng vào năm 2021. Kinh nghiệm của nhiều nước khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đều phải làm như vậy.
Người lao động hiện nay có thể làm việc ở rất nhiều nơi, nhiều công việc, thậm chí vừa làm chủ vừa làm thợ, quá trình dịch chuyển lao động cũng diễn ra linh hoạt. Do đó, đi liền với tăng tuổi nghỉ hưu cần có những chính sách sử dụng lao động hiệu quả để thị trường lao động không bị quá xáo trộn.
Diệu Linh
Theo Ngaynay
Không mặn mà với tăng tuổi nghỉ hưu
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và người lao động. Ghi nhận của phóng viên, nhiều đại biểu và lao động cho rằng không nên tăng tuổi nghỉ hưu.
Việt Nam không thiếu lao động
Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ: Công đoàn đồng tình chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu và tăng khung giờ làm thêm, song thực sự cũng rất trăn trở, rất "nghẹn ngào"...
Ông Hiểu cho biết, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra khi Việt Nam đang có nhiều xáo trộn về thị trường lao động. Trong khu vực Nhà nước, việc tinh giản biên chế khiến mỗi năm dư thừa hàng nghìn lao động. Ở khu vực doanh nghiệp, việc sa thải lao động nữ ở độ tuổi 40 ngày càng diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, Việt Nam vẫn còn hàng triệu lao động thất nghiệp.
Nhiều lao động - nhất là ở ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm... không muốn tăng tuổi nghỉ hưu (ảnh minh họa). Ảnh: M.N
Ông Hiểu phân tích: "Thực tiễn cho thấy, hầu hết các quốc gia tăng tuổi nghỉ hưu là những quốc gia thiếu lao động. Nhưng Việt Nam vẫn đang thừa lao động. Cần lưu ý là nước ta dự kiến tăng tuổi nghỉ hưu đúng vào thời kỳ đang quyết liệt tinh giản biên chế, nhiều lao động mất việc. Hơn nữa, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trẻ cũng còn khó khăn, mỗi năm cả nước vẫn có tới hơn 1 triệu lao động thất nghiệp, trong đó có vài trăm nghìn cử nhân".
Ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, đang có nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhất là từ các nhóm ngành nghề lao động khác nhau về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nam lên 62 tuổi, lao động nữ lên 60 tuổi. Đây là xây dựng chính sách, có tác động lâu dài nên cơ quan soạn thảo mong muốn các ý kiến đóng góp nhìn nhận theo hướng hướng tới tương lai.
Phản biện lại quan điểm tăng tuổi nghỉ hưu vì tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đang tăng lên, ông Hiểu cho rằng, đúng là tuổi thọ người Việt Nam tăng, nhưng số năm mắc bệnh tật trong đời lớn, trong đó nhiều người mắc nhiều bệnh, tức tuổi thọ cao nhưng không khỏe. "Ở nước ta, đặc thù ngành nghề lao động phần lớn là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp với lao động khi tuổi đã lớn. Thực tế các chủ lao động cũng không mong muốn sử dụng người lao động lớn tuổi vào lao động trực tiếp, bản thân người lao động cũng không mong muốn, nên năng suất lao động không cao"-ông Ngọc nói.
Chia sẻ với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu và các đề xuất trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhưng Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) cho rằng, việc sửa đổi bộ luật lần này phải đồng thời với sửa các luật liên quan, đặc biệt là Luật BHXH, để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
Cũng theo ông Tùng, khi sửa Bộ luật Lao động, những quy định của bộ luật này có thể sẽ tạo ra những xung đột với một số bộ luật khác như: Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự hoặc nảy sinh bất cập với Luật BHXH. Dẫn chứng quá trình đi khảo sát ở địa phương, ông Tùng cho rằng, hiện nay việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp đang rất phổ biến. Đáng nói, nhiều chủ doanh nghiệp người nước ngoài đã trốn khỏi Việt Nam, khiến người lao động không biết bấu víu vào đâu để đòi quyền lợi BHXH. Trong khi đó, hiện nay, mới có rất ít vụ được đưa ra toà án giải quyết, do đang vướng thủ tục pháp lý liên quan...
Đồng tình tăng giờ làm thêm nhưng vẫn trăn trở
Với quy định tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về việc mở rộng khung giờ làm thêm, tăng thêm tối đa 100 giờ làm thêm/năm so với quy định hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm), phía Bộ LĐTBXH cho biết, mức tăng giờ làm thêm chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và bộ luật cũng quy việc thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện.
Với quy định trong dự thảo, ông Ngọ Duy Hiểu cũng cho biết, ông đồng ý chủ trương tăng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng thêm 100 giờ/ năm so với hiện hành).
Theo ông Hiểu, mặc dù đồng ý với chủ trương này, là những người làm công tác công đoàn hết sức buồn và lo lắng, vì hiếm hoi có tổ chức công đoàn trên thế giới đồng ý tăng giờ làm thêm. "Tuy nhiên người lao động của chúng ta lương rất thấp, không tăng giờ làm thêm thì không đủ đáp ứng cuộc sống tối thiểu. Và thực tế nhiều nơi cũng đang lách luật, có nơi người lao động đã làm thêm tới 500 giờ/năm, nên chúng tôi chia sẻ về việc mở rộng khung giờ làm thêm" - ông Hiểu nói.
Theo ông Hiểu, đồng thời với tăng giờ làm thêm thì phải nghiên cứu để xây dựng phương án trả lương lũy tiến để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, chẳng hạn giờ làm thêm thứ nhất 5 USD thì làm thêm giờ thứ 2 phải được trả 6 - 7 USD. Lý do, ngoài việc chi phí để người lao động đầu tư tái sản xuất sức lao động thì thực tiễn đã cho thấy, càng làm thêm nhiều giờ thì nguy cơ tai nạn lao động càng cao...
Theo Danviet
Nhiều thách thức trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội "Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) để BHXH thật sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân". ây là một trong những mục tiêu tổng quát về cải cách chính sách BHXH của Nghị quyết số 28-NQ/TW, ký...