Nhà thầu Liên danh Trung Nam và Trung Chính vào thi công Dự án đường Vành đai 2
Những năm qua, Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đã đảm nhận nhiều công trình giao thông quan trọng, chất lượng cao.
Hiện tại, Nhà thầu đang thực hiện dự án xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở của Thủ đô Hà Nội. Công trình được thi công bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án để sớm đưa vào khai thác, giúp khu vực này thoát cảnh UTGT bấy lâu nay.
Dự án xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức hợp đồng BT. Gói thầu XL03 – thi công xây dựng đoạn cầu cạn từ trụ P63 đến Ngã Tư Sở và gói thầu XL01 – thi công xây dựng đoạn cầu cạn từ cầu Vĩnh Tuy đến trụ P40.
Theo thiết kế, đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (phía đường Trường Chinh) với chiều dài gần 5,1km. Riêng gói thầu XL03 có tổng chiều dài là 1,6km, nhà thầu đang tập trung tối đa máy móc, thiết bị và nhân lực trên công trường. Đến thời điểm này, gói thầu XL03 đang tập trung thi công, phần cầu chính đã hoàn thành thi công 302/302 cọc khoan nhồi D1500, 39/39 bệ thân trụ, kết cấu nhịp MSS 27/30 nhịp, kết cấu nhịp dầm đúc trên đà giáo cố định 6/8 nhịp; đối với cầu nhánh đã thi công cọc khoan nhồi D1000 112/112 cọc, hoàn thành thi công 24/24 bệ thân trụ, thi công được 11/16 kết cấu nhịp dầm đúc trên đà giáo cố định.
Video đang HOT
Về gói thầu XL01, đến thời điểm này đã thi công phần cầu chính: cọc khoan nhồi D1500 được 76/282 cọc; bệ mố, trụ 11/41; thân mố, trụ 11/41; dầm đúc trên MSS là 5/40 nhịp; cánh dầm 24/1.734m; phần cầu dẫn đã ép cọc bê tông cốt thép 25×25cm (đạt 593/593 cọc), sàn giảm tải bê tông cốt thép 7/7 sàn, lắp đặt tấm MSE được 708/708 tấm, thi công tường chắn bê tông cốt thép được 20/20m.
Điểm nổi bật của dự án là ứng dụng công nghệ MSS (Movable scaffolding sytem) hay còn gọi là công nghệ thi công bằng hệ đà giáo di động. Đây là công nghệ đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, việc thi công bằng đà giáo di động cũng đã được thực hiện tại một số công trình như: cầu vượt Ngã Tư Vọng, cầu Nhật Lệ 1 do Công ty Cầu 12 thi công, sử dụng hệ đà giáo chạy dưới tự chế tạo, nguyên lý cấu tạo, di chuyển còn thô sơ, tiến độ thi công kéo dài. Cầu Thanh Trì, cầu Thủ Thiêm 1 sử dụng hệ đà giáo chạy dưới nhập ngoại của hãng NRS. Tuy nhiên, các cầu này đều áp dụng công nghệ MSS chạy phía dưới đáy dầm, làm hạn chế tĩnh không và chiếm dụng lớn mặt bằng trong quá trình thi công.
Tại Dự án tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2, nhà thầu liên danh Trung Nam và Trung Chính sử dụng hệ đà giáo MSS công nghệ chạy trên (overhead) lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, trong đó toàn bộ hệ đà giáo do hãng NRS thiết kế và gia công chế tạo tại nước ngoài. Hệ MSS chạy trên có ưu điểm vượt trội trong điều kiện thi công chật hẹp, đặc biệt là ở nội đô với yêu cầu tiến độ thi công nhanh.
Toàn bộ hoạt động của hệ đà giáo sử dụng hệ kích thủy lực đồng bộ (bao gồm 72 kích lớn nhỏ). Với công nghệ này, tiến độ thi công của dự án đạt 20 ngày/01 nhịp, chiều dài khối đúc lớn nhất 54m, khối lượng bê tông một khối đúc lớn nhất 540m3.
Với đặc thù của dự án là vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông phía dưới, điều kiện mặt bằng thi công chật trội, lại nằm trên tuyến phố đông đúc, do đó công nghệ thi công MSS chạy trên (đà giáo di chuyển phía trên dầm) là phương án lựa chọn tối ưu để thi công. Đây là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam và đã giải quyết rất tốt yêu cầu vừa thi công vừa đảm bảo giao thông cho tuyến đường. Đối với công nghệ MSS, khẩu độ dầm vượt nhịp lớn có thể đúc được từ 35 đến 45m.
Xác định đây là một trong những dự án quan trọng của TP. Hà Nội trong việc giải quyết ách tắc giao thông, bằng kinh nghiệm và uy tín, Nhà thầu liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam và Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đã tập trung máy móc, nhân lực ngay từ khi khởi công dự án trên khắp các điểm công trường. Tiếng máy, tiếng búa, tiếng chỉ huy công trường vẫn vang lên đều đặn bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng. Dù phải đẩy nhanh tiến độ song ban lãnh đạo Nhà thầu liên danh Trung Nam và Trung Chính luôn xác định chất lượng công trình phải đặt lên hàng đầu bởi đây là bộ mặt giao thông của Thủ đô cũng như uy tín, trách nhiệm của đơn vị thi công.
Mặt cắt ngang công trình là dầm dạng hộp rỗng, bề rộng từ 19 – 35m, chiều cao dầm chủ H = 2,687m, chiều dài nhịp dài nhất là 45m và ngắn nhất là 35m. Tại khu vực Ngã Tư Vọng, chiều cao tính từ đáy dầm đến mặt đất tự nhiên là 23m, độ dốc cầu là 5%. Gói thầu XL03 có 30 nhịp dầm mặt cắt không đổi, B = 18,7m. Phần lõi dầm có bề rộng 12m được thi công bằng công nghệ đúc bằng xe MSS và hai bản cánh thi công đổ sau.
HOÀNG HÀ
Theo GTVT
Hà Nội đề nghị được tiếp tục giữ xe dưới gầm cầu
Thành phố Hà Nội đã tiếp tục đề nghị được tổ chức trông giữ xe dưới gầm cầu tại hội nghị của Bộ Giao thông Vận tải vừa diễn ra tại Hà Nội.
Hiện diện tích đất dành cho giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu của người dân.
(Ảnh minh họa: Báo Người Lao động)
Có 4 gầm cầu đang trông giữ phương tiện được thành phố chấp thuận gồm: gầm cầu Vĩnh Tuy, gầm cầu Chương Dương, gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng và gầm cầu vượt Mai Dịch. Bốn vị trí đều đáp ứng tốt các yếu tố về tổ chức giao thông, an toàn cháy nổ và an ninh trật tự.
Theo VTV
Chục nghìn người nhúc nhích ở đường Trường Chinh vì xe tải hỏng Chiếc xe tải chở cần cẩu bị hỏng nằm chiếm một phần đường Trường Chinh (Hà Nội) vốn nhỏ hẹp, khiến hàng chục nghìn người khốn khổ khi lưu thông qua đây. Sáng 6/11, đường Trường Chinh ùn tắc kéo dài hàng km từ đoạn Bảo tàng Phòng không Không quân đến Ngã Tư Vọng. Vụ ùn tắc do chiếc xe tải bị...