Phòng Giáo dục ‘ép’ trường ký hợp đồng mua suất ăn
Lấy lý do hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương (phường 6, TP Sóc Trăng) sắp về hưu, Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng ra văn bản yêu cầu trường này tái ký hợp đồng với doanh nghiệp Ẩm thực 36.
Trường tiểu học Hùng Vương – Ảnh: K.T
Chiều tối 11-6, ông Trần Văn Trí – phó chủ tịch UBND TP Sóc Trăng – xác nhận có việc Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng ra công văn yêu cầu ông Lâm Văn Hải – hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương – tái ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp suất ăn cho học sinh.
Còn nhiều nội tình khó nói ra
Theo công văn số 341 ngày 29-5 của Phòng GD-ĐT TP Sóc Trăng, năm học 2018-2019, Trường tiểu học Hùng Vương không được tự tổ chức nấu ăn tại trường cho học sinh bán trú, đồng thời cũng không được tổ chức đấu thầu nấu ăn tại trường để cung cấp suất ăn phục vụ cho học sinh bán trú.
Lý do, thời gian công tác của hiệu trưởng còn không đầy một năm học (tháng 3-2019 nghỉ hưu), do vậy không đủ thời gian để thực hiện quy trình, thủ tục mời thầu cũng như xây dựng bếp ăn tại trường.
Văn bản Phòng GD-ĐT còn yêu cầu Trường tiểu học Hùng Vương tiếp tục tái ký hợp đồng với doanh nghiệp Ẩm thực 36 trong năm học 2018-2019 nhằm ổn định hoạt động của trường.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trí khẳng định văn bản của Phòng GD-ĐT không có gì sai và cho biết khi nào Trường tiểu học Hùng Vương có hiệu trưởng mới sẽ tiến hành tổ chức đấu thầu nấu ăn cho học sinh bán trú theo quy định.
“Doanh nghiệp Ẩm thực 36 đã đầu tư cơ sở vật chất làm nhà ăn, việc tái ký hợp đồng cũng giúp họ lấy lại vốn. Hơn nữa, nội tình bên trong còn nhiều điều không thể nói ra được, đành trước mắt giải quyết như vậy”, ông Trí nói.
Phụ huynh phản ứng gay gắt
Theo ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học Hùng Vương, những lý do Phòng GD-ĐT TP đưa ra chẳng khác gì mệnh lệnh mang tính áp đặt, không thuyết phục.
Video đang HOT
Theo anh V., Phòng GD-ĐT quản lý cán bộ, còn việc tìm đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh là của ban đại diện và nhà trường. Do vậy không thể lấy lý do hiệu trưởng sắp về hưu mà không cho tổ chức đấu thầu hay cho trường tự nấu ăn phục vụ học sinh.
Cùng tâm trạng trên, anh T. thắc mắc không biết Phòng GD-ĐT căn cứ cơ sở pháp lý nào để chỉ định trường phải tái ký hợp đồng với doanh nghiệp Ẩm thực 36.
Còn theo chị H., nếu không cho trường tự tổ chức nấu ăn thì phải đấu thầu công khai để đảm bảo công bằng, không có chuyện mệnh lệnh hành chính ở đây.
Lý do cho rằng để doanh nghiệp lấy lại vốn đã đầu tư nhà ăn càng không thuyết phục. Theo ông T., nhà trường cho mượn đất, doanh nghiệp cất nhà ăn.
Tuy nhiên trong 7 năm qua, mỗi suất ăn 22.000 đồng/ngày/học sinh đã bị trừ lại 4.000 đồng cho doanh nghiệp để khấu hao tài sản.
“Tính ra, số tiền thu vào còn gấp nhiều lần so với doanh nghiệp bỏ ra”, ông T. quả quyết.
Còn theo hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương, sau khi trường có thông báo chấm dứt hợp đồng cung cấp suất ăn cho học sinh với doanh nghiệp Ẩm thực 36, tháng rồi ông nhiều lần được phòng mời lên làm việc.
“Tôi khẳng định trường đủ năng lực tự nấu ăn và đủ thời gian xây dựng kế hoạch tổ chức đấu thầu công khai nhưng không được chấp thuận”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, trong các lần làm việc với lãnh đạo phòng, ông vẫn giữ quan điểm không đồng ý tái ký hợp đồng với doanh nghiệp Ẩm thực 36.
“Doanh nghiệp này cung cấp phần ăn cho học sinh, nhưng tự nấu ở nhà rồi đem vào, thử hỏi nhà trường và phụ huynh sao quản lý được chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Hải trăn trở.
Ông Hải cho biết năm học vừa rồi có 629 học sinh của trường đăng ký bán trú.
“Trong cuộc họp ngày 9-6 với ban đại diện cha mẹ học sinh, nhiều phụ huynh đề nghị tổ chức đối thoại với Phòng GD-ĐT, có mời lãnh đạo thành phố dự. Nếu ý kiến của phụ huynh không được giải quyết, sẽ có văn bản gửi cấp trên”, ông Hải nhấn mạnh.
KHẮC TÂM
Theo tuoitre.vn
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên bức xúc vì không được thi viên chức
Dù các giáo viên được ký hợp đồng làm việc không thời hạn với Chủ tịch UBND huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã nhiều năm, thế nhưng khi có chủ trương của tỉnh Thanh Hóa cho tuyển viên chức năm 2018 thì các giáo viên này lại bị loại với lý do không đủ tiêu chuẩn.
Năm 2011, do điều kiện các trường tiểu học trên địa bàn huyện không có giáo viên dạy tiếng Anh, sau khi được hợp đồng thử việc, những giáo viên này được Chủ tịch UBND huyện Như Xuân ký hợp đồng không thời hạn, được hưởng lương tối thiểu theo quy định, tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...
Trong suốt 7 - 8 năm qua, những giáo viên này luôn bám trụ, nỗ lực, cố gắng, phấn đấu giảng dạy.
Cho đến tháng 4/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 3798 về việc chấp thuận kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục huyện Như Xuân với số lượng 91 chỉ tiêu (khối mầm non 68 chỉ tiêu, trong đó giáo viên 50 chỉ tiêu, nhân viên hành chính kiêm kế toán 18 chỉ tiêu; khối tiểu học 23 chỉ tiêu, trong đó giáo viên tiếng Anh 19 chỉ tiêu, âm nhạc 3 chỉ tiêu, nhân viên hành chính kiêm kế toán 1 chỉ tiêu).
Trong đó giáo viên tiểu học yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập.
Về trình độ chuyên môn yêu cầu tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ngành tiếng Anh hệ chính quy trở lên (tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển).
Hình thức tuyển dụng, xét tuyển theo quy định tại Điều 11; 12; 13 Quyết định số 1942/2017/QĐ ngày 7/6/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành quy chế tuyển dụng viên chức cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Trên tinh thần này, UBND huyện Như Xuân đã có thông báo tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục, trong đó có 19 chỉ tiêu đối với với giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là những giáo viên ký đơn gửi các cơ quan chức năng lần này lại không được mua hồ sơ hay nộp hồ sơ để tham gia đợt tuyển. Lý do được phía Phòng Nội vụ huyện Như Xuân đưa ra là những người này là bằng đại học tại chức, không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Nhiều giáo viên lo lắng thất nghiệp vì không được thi công chức.
Theo cô giáo Lê Thị Vân (SN 1984), một trong những giáo viên tiếng Anh đứng đơn cho biết, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh (hệ tại chức), cô được các trường trên địa bàn huyện Như Xuân ký hợp đồng thời vụ, dạy ăn lương theo tiết. Mãi đến ngày 1/10/2012, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân mới ký hợp đồng làm việc không thời hạn đối với cô.
Trong quá trình giảng dạy, cô đã đi học chương trình bổ túc kiến thức đạt chuẩn đại học chính quy cho cử nhân hệ tại chức ngành Sư phạm tiếng Anh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
Gần 10 năm cống hiến cho ngành Giáo dục, cô Vân luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp, không vi phạm kỷ luật gì. Thế nhưng, chẳng hiểu sao, khi có cơ hội tỉnh cho tuyển viên chức thì cô lại bị loại, không đủ tiêu chuẩn để tham gia.
"Sau đợt tuyển viên chức này, không biết số phận chúng tôi sẽ như thế nào, nếu các trường tuyển đủ giáo viên, huyện chấm dứt hợp đồng thì chúng tôi không biết sẽ làm gì để mưu sinh và nuôi sống gia đình" - cô giáo Vân băn khoăn.
Tương tự, cô giáo Lê Thị Huyền, giáo viên dạy tiếng Anh Trường Tiểu học Thượng Ninh cho biết: "Khi chúng tôi lên Phòng Nội vụ hỏi mua hồ sơ để tham gia dự tuyển viên chức năm 2018 thì được đồng chí Trường, Phó Trưởng phòng Nội vụ cho biết, không bán và không thu hồ sơ đối với những trường hợp như chúng tôi vì học tại chức".
"Chẳng biết huyện làm kế hoạch tuyển dụng như thế nào, lẽ ra khi làm phải quan tâm, chú ý đối với những đối tượng như chúng tôi vì đã có cống hiến lâu năm cho ngành Giáo dục. Việc làm này cũng không đúng với chủ trương của Bộ Nội vụ về việc tuyển viên chức. Chúng tôi trình độ Đại học, mặc dù là tại chức nhưng đã giảng dạy nhiều năm, vừa có kinh nghiệm, hàng năm vẫn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo quy định của Nhà nước. Không được nộp hồ sơ để tham gia đợt tuyển việc chức này là quá thiệt thòi cho chúng tôi" - cô Huyền nói.
Ông Lê Văn Lân, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Như Xuân xác nhận: "Có việc Phòng không thu hồ sơ của các giáo viên học đại học tại chức vì không đủ tiêu chuẩn theo thông báo, chứ không phải không bán hồ sơ theo như các giáo viên phản ánh".
Cũng theo ông Lân thì huyện Như Xuân từ những năm 2003 đã dừng tuyển viên chức đối với giáo viên tiểu học. Năm 2008 dừng tuyển đối với giáo viên THCS. Mãi đến cuối năm 2017 tỉnh mới có quyết định cho tuyển dụng lại bình thường.
"Trong đợt tuyển viên chức lần này huyện được tuyển 91 chỉ tiêu, trong đó có 19 chỉ tiêu giáo viên tiếng Anh hệ tiểu học. Ban đầu, huyện đề xuất tỉnh bằng cách tuyển đặc cách nhưng không được chấp nhận, sau đó huyện mới làm kế hoạch tuyển theo hình thức hiện tại nên được tỉnh chấp nhận. Về trình độ, huyện có trao đổi với Sở Giáo dục và Đào tạo và nhận được ý kiến để nâng cao chất lượng dạy bộ môn tiếng Anh thì cần phải tuyển hệ chính quy" - ông Lân cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Đỗ Trọng Hùng, đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết: "Về tuyển dụng viên chức Bộ Nội vụ cũng chưa có quy định nào cụ thể về việc tuyển dụng giáo viên tiểu học phải có bằng cao đẳng, đại học chính quy trở lên hoặc bằng đại học tại chức không được tham gia tuyển viên chức. Chúng tôi sẽ phối hợp với huyện Như Xuân để làm rõ vấn đề này trả lời công luận, đồng thời sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc tuyển dụng giáo viên có chất lượng, trong đó sẽ quan tâm đến những giáo viên đã có thời gian công tác trong ngành giáo dục, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu việc làm".
Bình Minh
Theo Dân trí
Bình Định: Cách chức nữ hiệu trưởng vì "ưu ái" tuyển dụng con gái Ngoài những sai phạm trong hoạt động chung của trường, bà Nguyễn Thị Kim Phương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định) còn "ưu ái" khi tự ý ký hợp đồng với con gái bà không đúng theo quy định của Nhà nước. Ngày 16/5, tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Quy Nhơn (Bình Định)...