Phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh lên tiếng về vụ học sinh đóng tiền mua bàn ghế
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh khẳng định về mặt quy trình thực hiện vận động tài trợ thì Trường Tiểu học Thạch Linh đã thực hiện đúng.
Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết Trường Tiểu học Thạch Linh đã thực hiện đúng quy trình vận động tài trợ nhưng sai khi tự ý mua bàn ghế cho học sinh. Ảnh: Tiền Phong.
Trao đổi với Tiền Phong, bà Trần Thị Thủy Nga – Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh – cho biết sau khi tiếp nhận phản ánh liên quan đến những khoản vận động đóng góp tại Trường Tiểu học Thạch Linh (phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh) đơn vị đã cử cán bộ xuống kiểm tra.
Bà Nga khẳng định về mặt quy trình các bước để thực hiện vận động tài trợ thì nhà trường đã thực hiện đúng. Ngoài ra lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cũng cho rằng đến thời điểm này trường chưa tổ chức vận động tài trợ.
Tuy nhiên, dù chưa thành lập ban tổ chức vận động, ở các lớp, đặc biệt là lớp 1 phụ huynh và học sinh đã được phổ biến các khoản đóng góp tài trợ. Việc vận động chưa được thống nhất nhưng trường đã tổ chức “mượn” bàn ghế của đơn vị ngoài để cho học sinh học.
Khi hỏi đến vấn đề này, đại diện Phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh cũng thừa nhận hiện tại trường chưa thành lập ban tổ chức vận động tài trợ. Vì thế, việc nhà trường tự ý đi mua bàn 90 bộ bàn ghế cùng một số đồ dùng để cho học sinh học là sai về mặt nguyên tắc.
Bởi lẽ, khi đã có nguồn vận động thì cần phải thực hiện quản lý nhà nước theo quy định tài chính. Những hạng mục đã vận động cần được đánh giá lại xem trường hợp nào chỉ định thầu, trường hợp nào mời chào cạnh tranh.
“Nhưng hiện tại trường chưa có nguồn nên không thể thực hiện được việc đó. Vấn đề là trường chưa có nguồn mà tự đi mua sắm như vậy về mặt quy định thì không được đảm bảo, sai nguyên tắc. Hiệu trưởng nói đi mượn nhưng nếu mượn bàn ghế cũng phải báo cáo để với phòng và địa phương cùng gánh vác trách nhiệm nếu như sau này không vận động tài trợ được”, đại diện Phòng GD&ĐT cho hay.
Theo Phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh, năm học 2022-2023, Phòng phê duyệt cho Trường Tiểu học Thạch Linh (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) vận động các hạng mục gồm: Bổ sung trang thiết bị như bàn ghế, bảng trượt, tủ đựng đồ tài liệu; Làm mái che lợp tôn giữa nhà đa chức năng và vệ sinh; Xây dựng mô hình trải nghiệm giáo dục. Cụ thể tổng dự toán kinh phí trường trình lên là hơn 538 triệu đồng.
Video đang HOT
“Những hạng mục trường trình lên, trước khi phê duyệt chúng tôi đã về kiểm tra và nhận thấy đều thiết thực. Như đối với bàn ghế, chúng tôi dựa trên cơ sở tổng toàn bộ bàn năm ngoái và thanh lý bàn ghế cũ, thì còn thiếu 90 bộ bàn ghế. Việc vận động tài trợ này để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh”, bà Nga cho hay.
Dù hồ sơ trình lên Phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh xây dựng các hạng mục với tổng kinh phí hơn nửa tỷ đồng, nhưng trong buổi làm việc với Phóng viên, bà Lê Thị Thủy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh – lại cho biết tổng kế hoạch xây dựng các hạng mục năm học 2022-2023 là hơn 300 triệu đồng.
Trước đó Tiền Phong đã phản ánh, học sinh lớp 1 tại Trường Tiểu học Thạch Linh đầu năm học mới được phổ biến các khoản như mua bàn ghế, bảng và tủ đựng tài liệu cho giáo viên. Ngoài ra, mỗi em đóng 28.000 đồng/ngày tiền ăn bán trú và 200.000 đồng/tháng tiền phục vụ ăn bán trú. Tổng các khoản bao gồm quỹ lớp là khoảng 2 triệu đồng/em.
Đáng nói dù mới triển khai vận động nhưng nhà trường lại chủ động đi mua bàn ghế trước, phụ huynh không được đưa ra bàn luận hoặc lựa chọn đơn vị cung cấp. Với những khoản thu ngoài quy định này, lãnh đạo Trường Tiểu học Thạch Linh lại cho rằng đây là vận động tự nguyện, không ép buộc và thu cào bằng.
Học trực tuyến chưa được 2/3 sĩ số, chỉ tiêu 98% lên lớp giáo viên phải làm sao?
Điều nguy hại nhất là, những học sinh hiện học rất yếu nhưng bị đẩy lên lớp, con đường học tập của các em sẽ sớm kết thúc vì sự mặc cảm khi không theo kịp bạn bè.
Năm học 2021-2022 là một năm học thật đặc biệt của ngành giáo dục. Có thể nói, đây là năm học đầu tiên trong lịch sử giáo dục mà học sinh ở nhiều địa phương không thể đến trường để học. Giáo viên và học sinh chỉ được tương tác với nhau thông qua cái màn hình bé tí tẹo.
Những bài giảng truyền hình, những bài giảng được quay clip chỉ dừng ở mức giáo viên ngồi độc thoại một mình hoặc những bài dạy thông qua các nền tảng công nghệ như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams...
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: DAD/Vietnamnet.vn)
Dù lợi thế hơn dạy học trên truyền hình vì thầy cô và học sinh được giao lưu, được tương tác với nhau nhưng chất lượng học tập của các em khi tham gia học trực tuyến kiểu này vẫn không cao.
Là một giáo viên tiểu học đang đứng lớp, người viết cho rằng nếu công tâm mà nhìn nhận, dạy và học trực tuyến trong mùa dịch chỉ tốt hơn việc học sinh không học chứ chất lượng không thể nào so sánh được với việc dạy và học trực tiếp. Dù các thầy cô giáo đã phải nỗ lực rất nhiều, đã phải làm việc gấp nhiều lần bình thường.
Nhiều người cũng đã khẳng định, dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, học vẫn hơn không. Lẽ ra, nhà trường phải thấy rõ điều này để không giao chỉ tiêu chất lượng như những năm học khác.
Thế nhưng, nhiều trường học vẫn cứ lấy chỉ tiêu học tập của những năm học bình thường áp vào năm dịch bệnh, khiến cho giáo viên đang chịu áp lực về dạy và học online càng trở nên căng thẳng và mệt mỏi.
Thi nhau áp chỉ tiêu cao chót vót yêu cầu giáo viên thực hiện
Thầy giáo H. (đề nghị không nêu tên) giáo viên một trường tiểu học tại Bình Thuận nói rằng, chỉ tiêu học sinh lên lớp thẳng năm nay của nhà trường yêu cầu giáo viên ký cam kết phải đạt 99%.
Cô giáo N. giáo viên một trường tiểu học cùng địa bàn cũng cho biết, trường mình đưa chỉ tiêu lên lớp thẳng 98%, sau khi hiệu trưởng đã cân nhắc khá nhiều nhưng với chỉ tiêu này cũng khó mà đạt được.
Nhiều lớp học trong trường chỉ huy động được 2/3 học sinh tham gia học tập. Nghĩa là cuối năm, cố gắng lắm tỷ lệ lên lớp cũng chỉ đạt khoảng 70%.
Trình bày thực trạng với nhà trường thì nhiều hiệu trưởng không nghe và khẳng định học sinh không ra lớp là do giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa tốt.
Học sinh không tham gia học tập có phải lỗi tại giáo viên?
Thầy giáo H. cho biết, gọi điện phụ huynh không bắt máy, nhắn tin phụ huynh không trả lời, có người khi thấy cuộc gọi của giáo viên còn bấm nút bận để không phải trả lời vì sao không cho con theo học.
Có phụ huynh tế nhị hơn đã nói thẳng với giáo viên: "Cho con học cái màn hình bé tý là tôi nhất định không đồng ý vì nó sẽ đau mắt và mắc bệnh cận thị, nhưng học máy tính thì gia đình không có điều kiện nên chúng tôi sẽ cho con học lại một năm".
Đương nhiên nhà trường sẽ không đồng ý cho học sinh ở lại vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu. Giáo viên được huy động đến tận nhà học sinh trong mùa dịch nhưng khi phụ huynh đã quyết thì thầy cô cũng không có cơ hội để thuyết phục.
Có học sinh theo học một hôm rồi lặng lẽ nghỉ học vài ba hôm, có em mở máy điểm danh cho có rồi ngồi chơi game, ngủ, đi chơi... giáo viên biết nhưng cũng chẳng thể làm gì vì một số phụ huynh không hợp tác.
Nên bỏ chỉ tiêu lên lớp
Chỉ tiêu lên lớp sẽ hại tương lai học tập của một số học sinh. Dù học yếu nhưng nếu được học lại một năm sẽ có nhiều em tiến bộ rõ rệt. Nhưng khi các em buộc phải lên lớp chắc chắn đã học yếu lại càng yếu hơn.
Dù biết rõ hậu quả buồn đối với những học sinh ngồi nhầm lớp, nhưng sợ bị quở trách, sợ bị xếp loại thi đua nhiều giáo viên sẽ tìm mọi cách lùa học sinh yếu kém lên lớp.
Điều nguy hại nhất là, những học sinh hiện học rất yếu nhưng bị đẩy lên lớp, con đường học tập của các em sẽ sớm kết thúc vì sự mặc cảm khi không theo kịp bạn bè.
Trong thực tế, chúng tôi đã gặp không ít những học trò lâm vào tình cảnh này. Chắc hẳn những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và những cán bộ chuyên viên cấp phòng, sở cũng hiểu rõ điều đó. Đáng buồn là, cái bóng thành tích quá lớn đã che lấp những khoảng tối thực tại.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.
Từ 27/12, nhiều trường tại Hà Nội lại chuyển sang học trực tuyến Sở GD&ĐT Hà Nội vừa gửi thông báo tới các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; các trường THPT và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc TP. Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 tại địa bàn. Theo Thông báo số 851/TB-UBND ngày 24/12/2021 của UBND...