Phòng dịch Covid-19, Bộ TT&TT nhắc các địa phương đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức 4
Các Sở TT&TT tỉnh, thành phố vừa được đề nghị đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức 4 tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dùng DVCTT để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần phòng dịch Covid-19.
Các Sở TT&TT được đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện DVCTT để hạn chế tiếp xúc nơi đông người, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.
Cung cấp DVCTT là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.
DVCTT cần được cung cấp đến mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được minh bạch, hiệu quả, phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính toàn diện.
Đặc biệt, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức 4 càng trở nên quan trọng và cấp bách. Việc người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng DVCTT mức 4 sẽ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, góp phần vào công tác phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh.
Theo thông báo 28 được Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 17/2, kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vào chiều ngày 15/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thúc đẩy làm việc trên môi trường mạng và hoạt động trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, hôm nay, ngày 19/2, Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT đã tiếp tục có văn bản đôn đốc các Sở TT&TT tỉnh, thành phố đẩy mạnh cung cấp DVCTT mức độ 4 tại địa phương.
Cụ thể, Cục Tin học hóa đề nghị các Sở TT&TT tỉnh, thành phố kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp để cung cấp hầu hết các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trước tháng 6/2021.
Video đang HOT
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các DVCTT nhằm hạn chế tiếp xúc nơi đông người, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.
Các Sở TT&TT cũng được đề nghị đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, thành phố kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn và trả lời thăc măc, kiến nghị của người dân liên quan đến việc thực hiện các DVCTT.
Trong thời gian qua, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025 và các văn bản hướng dẫn của Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai cung cấp DVCTT mức độ 4 để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 vẫn còn hạn chế. Tính đến nay, đã có 37 tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ DVCTT mức 4 đạt 30%, nhưng vẫn còn 26 địa phương có tỷ lệ DVCTT mức độ 4 được cung cấp dưới 30%.
Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với vi phạm về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm
Theo đề xuất của Bộ Công an tại dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, mức phạt dành cho hành vi vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm từ 80 đến 100 triệu đồng.
Nghị định quan trọng trong triển khai Chính phủ điện tử
Là một trong những nghi đinh quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số tại Việt Nam, Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng. Thời hạn Bộ Công an phải trình Chính phủ dự thảo Nghị định này là trong quý I/2021.
Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân là một trong những nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử
Hiện Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Dự thảo Nghị định này đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Gồm 6 chương với tổng số 30 điều, dự thảo Nghị định này quy định về dữ liệu cá nhân, xử lý dữ liệu cá nhân, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử lý vi phạm về dữ liệu cá nhân, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo dự thảo Nghị định, dữ liệu cá nhân là là dữ liệu về cá nhân hoặc liên quan đến việc xác định hoặc có thể xác định một cá nhân cụ thể. Dữ liệu cá nhân được phân thành 2 loại là dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Trong đó, dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm: họ, chữ đệm và tên khai sinh, bí danh (nếu có); ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; nhóm máu, giới tính; nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, quê quán, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử; trình độ học vấn; dân tộc; quốc tịch; số điện thoại; số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, số căn cước công dân, số giấy phép lái xe, số biển số xe, số mã số thuế cá nhân, số bảo hiểm xã hội...
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm gồm có dữ liệu cá nhân về quan điểm chính trị, tôn giáo; về tình trạng sức khỏe; về di truyền; về tình trạng giới tính; về đời sống, xu hướng tình ái ; về tài chính; về các mối quan hệ xã hội...
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm quy định của pháp luật về dữ liệu cá nhân.
Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo đề xuất của Bộ Công an tại dự thảo Nghị định, phải đảm bảo 8 nguyên tắc: hợp pháp, mục đích, tối giản, sử dụng hạn chế, chất lượng dữ liệu, an ninh, cá nhân, bảo mật.
Bên cạnh việc quy định cụ thể về xử lý dữ liệu, Ủy ban bảo vệ dữ liệu, dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo đó, bên xử lý dữ liệu cá nhân phải áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, vật lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn, khả dụng của dữ liệu cá nhân; khử nhận dạng và mã hóa; lưu trữ, sao chép, trích xuất và bảo vệ lịch sử xử lý dữ liệu cá nhân của Bên xử lý dữ liệu cá nhân.
Khi xử lý dữ liệu cá nhân, bên xử lý dữ liệu cá nhân phải thực hiện biện pháp: ngăn chặn việc tiếp cận trái phép vào các thiết bị được sử dụng để xử lý dữ liệu cá nhân; ngăn chặn việc đọc, sao chép, thay đổi, xóa dữ liệu cá nhân trái phép; thống kê về thời gian, chủ thể và dữ liệu cá nhân nào được ghi lại, thay đổi hoặc xóa hoặc khi tiếp cận...
Đề xuất mức phạt hành chính với các vi phạm về xử lý dữ liệu cá nhân
Đáng chú ý, đối với việc xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân, dự thảo Nghị định quy định, các cơ quan, tổ chức vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, áp dụng các hình phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng với toàn bộ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài mức phạt được quy định, trường hợp bên xử lý dữ liệu cá nhân vi phạm nhiều lần, với hậu quả lớn có thể bị phạt tối đa 5% tổng doanh thu của bên xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.
Cụ thể, tại Điều 22 của dự thảo Nghị định, Bộ Công an đề xuất các mức xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân.
Trong đó, mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng được đề xuất áp dụng cho một trong các hành vi: vi phạm quy định về quyền của chủ thể dữ liệu liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về tiết lộ dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu đối với dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu; vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân tự động; vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em...
Mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng được đề xuất áp dụng đối với một trong các hành vi: không áp dụng biện pháp kỹ thuật và xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm; vi phạm quy định về chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới. Bộ Công an cũng đề xuất áp dụng mức phạt này cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có vi phạm lần 2 với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 22.
Dự thảo Nghị định còn quy định, phạt tiền tối đa 5% tổng doanh thu của bên xử lý vi phạm dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đối với các hành vi: vi phạm lần 3 đối với những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 22; vi phạm lần 2 đối với những hành vi được quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 22.
Bộ TT&TT hỗ trợ 50.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số Chương trình đặt mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nền tảng chuyển đổi số. Sáng 29/1, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin & Truyền thông chính thức khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx). Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa...