Phòng chống đau lưng
Đau lưng gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt và hiệu quả làm việc của con người. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng như do viêm xương khớp, béo phì, căng thẳng, ngồi quá nhiều, phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai… Sử dụng những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh đau lưng hiệu quả.
Ảnh: topslim.ru
Dứa
Dứa rất giàu chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, dứa có chứa chất bromelain, có tác dụng chống viêm, giảm những cơn đau lưng và đau xương khớp.
Trà xanh
Trà xanh có chứa các chất chống ô xy hóa flavonoid và polyphenol giúp cơ thể giải độc, chống lại mệt mỏi. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm đau lưng, xương khớp. Bạn nên uống từ 2 – 3 ly trà mỗi ngày để phát huy hiệu quả của nó.
Đậu đen
Video đang HOT
Ảnh: littlechoicesmatter.com
Theo Everyday Health, đậu đen chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp duy trì bộ xương vững chắc. Ngoài ra, đậu đen còn giàu axit béo omega-3, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim và giảm các cơn đau nhức lưng.
Nghệ
Ảnh: galleryhip.com
Theo Livestrong, nghệ là gia vị được sử dụng trong chế biến thức ăn và nó chứa hợp chất curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng sử dụng nghệ giúp trị chứng đau lưng mãn tính và giảm sưng khớp.
Ảnh: kirstinscounter.com
Hạt sen chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống ô xy hóa, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Do vậy, hạt sen giúp bồi dưỡng cơ thể và dùng để trị chứng đau lưng mãn tính.
Cá
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi rất giàu axit béo omega-3, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, chống viêm, giảm các cơn đau nhức lưng và đau xương khớp.
Lê Loan
Theo Thanhnien
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động đúng cách, tập khí công, không lạm dụng thuốc giảm đau... giúp xương khớp người già khỏe mạnh hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có khoảng 150 bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh tọa, gút...). Trong đó, hai bệnh phổ biến là viêm khớp dạng thấp chiếm 0,3-1% dân số thế giới, còn thoái hóa khớp xuất hiện ở 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 tuổi. 80% những người bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cơ thể lão hóa, cùng với các yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, lao động nặng nhọc, thời tiết thất thường, chấn thương... là những nguyên nhân dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Sau 30 tuổi, phần sụn khớp bị lão hóa, khiến các khớp xương hoạt động không còn trơn tru. Càng lớn tuổi, các chất sụn này càng bị mài mòn, đầu khớp thiếu chất đệm sẽ cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.
Bệnh xương khớp gây ra nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt của người già.
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý xương khớp. Nếu viêm xương khớp ở vai gáy, người bệnh thường thấy cơn đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Triệu chứng của đau khớp ở gót chân là nhức buốt trong gót chân, đau tăng khi giá lạnh, nhìn bên ngoài không thấy sưng, nhưng sờ bàn chân và cẳng chân thì thấy lạnh, bàn chân có cảm giác tê bì, hạn chế đi lại. Đối với đau nhức do thoái hóa khớp, biểu hiện thường bao gồm đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần...
Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vài khớp, thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể đau nhiều khớp cùng lúc hoặc toàn thân, đau khi cử động nhẹ và không dứt dù được nghỉ ngơi. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý xương khớp có thể điều trị và dự phòng bằng cách điều chỉnh cân nặng, tránh dư cân béo phì; bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C (sữa, cam, ớt, cà chua...) vào khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi. Tránh mang vác sai tư thế và các động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay...
Ngoài ra, người già nên củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các hoạt động giao lưu, các bài tập không dùng thuốc nhưng có hiệu quả cao như khí công, thái cực quyền. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi cơn đau nhức quá sức chịu đựng, nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương, phù nề tay chân, ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa. Thay vào đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.
An San
Theo Autopro
Gai cột sống, khi nào cần điều trị? Mỗi ngày, có 300 - 400 bệnh nhân (BN) tới Bệnh viện Chợ Rẫy khám các bệnh lý cơ xương khớp, trong số đó khoảng 1/3 BN có liên quan tới thoái hóa khớp và gai cột sống. Ảnh minh họa: Internet Biến chứng vẹo, gù cột sống Các BN khám gai cột sống chủ yếu từ 50 tuổi trở lên, những người...