Phòng chống bạo lực học đường: Nhiệm vụ của nhà trường và phụ huynh
Cô giáo Lê Hoàn Châu – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi – Hà Nội cho rằng, vấn nạn xâm hại cũng như bạo lực học đường đang có xu hướng lan rộng và nhà trường cũng như phụ huynh cần có trách nhiệm trong việc phòng chống.
Trong khuôn khổ các hoạt động hàng năm, trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vừa tổ chức sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề “Phòng chống xâm hại và bạo lực học đường”.
Tại buổi ngoại khóa ngày 14/12 cô giáo Lê Hoàn Châu – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi cho hay, trong bối cảnh xã hội có độ mở lớn như hiện nay, vấn nạn xâm hại cũng như bạo lực học đường đang có xu hướng lan rộng. Do đó, sự quan tâm, giáo dục, trang bị cho học sinh các kiến thức kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ, cũng như phòng tránh những rủi ro nêu trên thực sự là cần thiết. Trong quá trình triển khai, thực hiện, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhận được sự quan tâm ủng hộ lớn từ ban phụ huynh nhà trường, đông đảo các thầy cô giáo, cùng các con học sinh.
Theo cô giáo Lê Hoàn Châu, nội dung này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lồng ghép trong kế hoạch giảng dạy của trường trong nhiều năm qua.
Video đang HOT
Các em học sinh trường THCS Nguyễn Trãi – Hà Nội được học kỹ năng tự vệ khi bị bạo lực
Tại buổi ngoại khóa, diễn giả Khúc Ngọc Hiệp, đến từ Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng New World đã có phần nói chuyện, chia sẻ, hỏi đáp đầy thú vị, tạo hứng khởi đối với các em học sinh. Đặc biệt, diễn giả Khúc Ngọc Hiệp đã có những màn “thị phạm” bằng những động tác vũ thuật, nhanh, mạnh, dứt khoát nhằm giúp các em học sinh có thể thoát khỏi những tình huống bị đe dọa, xâm hại để tự bảo vệ mình.
Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi có trên 700 học sinh, là ngôi trường có không gian sư phạm hiện đại với những trang thiết bị giáo dục tiên tiến, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học.
Ngoài việc giáo dục kiến thức và thể chất, nhà trường còn rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh.
Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Mới được triển khai từ năm học 2020-2021, mô hình tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; quy tắc văn hóa ứng xử trong trường học cho học sinh (gọi tắt là mô hình) đã bước đầu đạt được những kết quả thiết thực.
Một buổi truyền thông giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; quy tắc, văn hóa ứng xử trong trường học tại Trường THCS Lương Chí (thị xã Nghi Sơn) tháng 11-2020.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, thực trạng học sinh lệch lạc về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, thậm chí vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp. Điển hình là việc liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường bắt nguồn từ những mâu thuẫn, xích mích không đáng có.
Học sinh tham gia vào các vụ bạo lực học đường, vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Gần đây nhất, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã xảy ra 2 vụ bạo lực học đường (1 vụ tại TP Thanh Hóa, 1 vụ tại Quảng Xương) đã gây bức xúc cho dư luận xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường giáo dục tại các trường học, địa phương. Nguyên nhân chính được xác định đó là công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; quy tắc, văn hóa ứng xử trong trường học cho học sinh những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí vẫn còn bị xem nhẹ.
Từ thực tế nói trên, việc triển khai thí điểm mô hình tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh là rất cấp thiết. Qua đó góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là học sinh. Đồng thời, xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong trường học, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình và xã hội; trang bị kỹ năng sống cho học sinh. Mô hình được thí điểm triển khai tại 10 trường THCS, THPT tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và các huyện Như Thanh, Quan Hóa, bắt đầu từ năm học 2020-2021.
Theo đó, các trường đã có sự sáng tạo trong cách thức tổ chức sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Về cơ bản, các trường đưa các nội dung của bộ quy tắc ứng xử trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; văn hóa ứng xử trong gia đình Việt Nam hiện nay; những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong gia đình: tôn trọng - bình đẳng - yêu thương - chia sẻ; giáo dục giới tính, phòng ngừa xâm hại tình dục, phòng ngừa ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội; kỹ năng lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, góp ý, phê bình; các văn bản về giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, về văn hóa ứng xử vào trong trường học...
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền bằng tờ rơi, tập gấp phát cho học sinh; các trường còn xây dựng kịch bản, nội dung chương trình truyền thông, giáo dục; đến học sinh toàn trường. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền như: viết truyện ngắn, xây dựng tiểu phẩm, thi hùng biện; tổ chức sinh hoạt định kỳ về nội dung giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong gia đình, trường học, xã hội cho học sinh.
Những phương thức truyền thông có sức lan tỏa này đã bước đầu khơi dậy ý thức và lối sống trách nhiệm trong học sinh. Bên cạnh đó, nhận thấy ý nghĩa thiết thực của mô hình, nhiều trường còn lồng ghép các hoạt động truyền thông trong sinh hoạt đầu tuần, trong hoạt động của lớp, khối, đoàn thanh niên, đội thiếu niên; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em học sinh, có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành như tư pháp, công an...
Từ tháng 9 đến giữa tháng 12-2020, đã có gần 60 buổi tuyên truyền cấp trường, mỗi trường tổ chức được ít nhất 4 buổi truyền thông/tháng. Ngoài ra, còn có hàng trăm buổi sinh hoạt truyền thông ở khối, lớp. Một số trường đã triển khai có hiệu quả cao, như: Trường THCS Minh Khai (TP Thanh Hóa), Trường PT Dân tộc nội trú Quan Hóa, THPT Như Thanh, THPT Sầm Sơn...
Qua đánh giá của ban giám hiệu các nhà trường, mô hình đã thực sự trở thành một diễn đàn quan trọng trong công tác giáo dục của các nhà trường. Đồng thời là sân chơi ngoại khóa thiết thực đối với học sinh, góp phần tạo ra môi trường giáo dục chuẩn mực, ứng xử văn hóa - văn minh. Mỗi một học sinh khi tham gia vào các hoạt động của mô hình sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực ngay tại trường, gia đình mình. Khi các em trở về với gia đình sẽ có cách ứng xử văn hóa, đúng mực với các thành viên trong gia đình, từ đó sẽ lan tỏa ra cộng đồng, xã hội.
Những kết quả bước đầu đạt được tại 10 trường học thí điểm mô hình là tiền đề quan trọng để tiếp tục nhân rộng mô hình tại các trường học, địa phương khác. Điều cốt lõi từ mô hình là học sinh - những nhân vật chính không ngừng được tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, để có cách ứng xử đúng mực, văn hóa - văn minh, qua đó tạo môi trường giáo dục thực sự chuẩn mực.
"Báo động đỏ" nạn bạo lực học đường Nạn "bạo lực học đường" (BLHĐ), "bắt nạt học đường", "đánh hội đồng" không còn là trường hợp cá biệt ở một vài nơi, mà ngày càng lan rộng ở nhiều trường, nhiều địa phương. Đã đến lúc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Ngày...