Phơi khối gỗ đen sì 9 năm, không ngờ là báu vật chục tỷ
Lão nông tình cờ vớt được 1 khối gỗ khổng lồ đặc biệt và bỏ quên nó suốt 9 năm mà không thể ngờ rằng, giá trị của những khúc này lên tới 20 triệu NDT (hơn 70 tỷ VND).
Một lão nông có tên là Lôi Quân sống tại huyện Gia Ngư, thuộc Hàm Ninh, Hồ Bắc tình cờ vớt được 1 khối gỗ đặc biệt vào 9 năm trước. Lôi Quân cùng nhóm người quyết định xuống nước dùng dây thừng kéo lên nhưng họ mất tới hơn 1 tiếng đồng hồ mà khối gỗ vẫn không hề nhúc nhích.
Họ phải huy động cần cẩu và dây cáp mới nhấc được khối gỗ lạ ra khỏi mặt nước. Cây gỗ hóa ra có màu đen sì, dài tới hơn 19 mét và nặng tới 5 tấn. Vì xe vận chuyển không thể chở nên họ đã xẻ cây gỗ thành 2 đoạn và chở về nhà của Lôi Quân.
Vì không biết nên làm gì với khúc gỗ nên lão nông đã vứt nó ở sân và quên luôn suốt 9 năm trời. Mãi đến khi ông tham gia một chương trình thẩm định cổ vật do trang Web Thực Vật tổ chức tại Vũ Hán. Ông đã kể lại câu chuyện mình lấy được khối gỗ dưới sông, điều này khiến cho nhóm chuyên gia của chương trình vô cùng quan tâm.
Sau đó, một số chuyên gia về thực vật và khảo cổ học đã cùng Lôi Quân tới nhà ông để kiểm định. Vừa nhìn thấy những khúc gỗ kia, một thành viên của Hiệp hội Di tích Văn hóa Trung Quốc đã reo lên đầy sung sướng.
Ông cho biết, đây là gỗ âm trầm có niên đại không dưới 400 năm tuổi. Theo quan sát, giá trị của những khúc này lên tới 20 triệu NDT (hơn 70 tỷ VND), thậm chí có khi còn hơn thế.
Sau khi phân tích, các chuyên gia đã xác nhận khúc gỗ này chính xác là gỗ Kim tơ Nam mộc âm trầm nghìn năm đã tuyệt chủng ở Trung Quốc. Theo các chuyên gia thì khối gỗ này thuộc số gỗ được dùng để xây Tử Cấm Thành vào thời nhà Minh.
Bởi thời đó, các dầm và cột của Tử Cấm Thành đều được làm bằng gỗ này. Trên đường chuyển từ Tứ Xuyên đến Bắc Kinh vô tình bị trôi dạt tới huyện Gia Ngư và nằm dưới sông từ đó tới giờ.
Gỗ Kim tơ Nam mộc âm trầm nghìn năm là loại gỗ phát sinh biến dị tự nhiên từ 2.000 cho tới hàng vạn năm trước do bị lũ lụt, động đất cuốn trôi.
Sau đó bị chôn vùi dưới bùn và dưới tác động của vi khuẩn vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao mà các bon hóa lâu ngày thành “than hóa mộc”.
Loại gỗ này còn có mùi hương thanh nhã, nước không thấm, không bị mối mọt, càng không mục ruỗng. Những sợi tơ ánh vàng là lý do khiến Kim tơ nam mộc nổi tiếng nhưng nguyên nhân trực tiếp tạo ra mức giá “khủng” của loại gỗ này chính là ở chi phí vận chuyển.
Ở thời phong kiến, các phương tiện vận chuyển không phát triển như thời hiện đại, để chuyển được những cây gỗ lớn như vậy ra khỏi núi sâu, từ nam ra bắc thì riêng chi phí vận chuyển đã có thể lên tới hàng chục nghìn lượng bạc rồi.
Thực khách phát hiện "báu vật" cổ đại có tuổi đời trăm triệu năm trong sân nhà hàng
Một thực khách tại Trung Quốc phát hiện dấu tích cổ đại có tuổi đời cả trăm triệu năm khi ghé thăm một nhà hàng ở Tứ Xuyên.
Một nhà hàng ở Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc mới đây đã trở thành tâm điểm của những người yêu khoa học thiên nhiên, khi khai quật được một báu vật cổ đại.
Cụ thể, khi ghé thăm tại nhà hàng nói trên hôm 10/7, thực khách Ou Hongtao đã tinh mắt phát hiện ra một "vết lõm đặc biệt" trên mặt đất. Vốn có niềm hứng thú với cổ sinh vật học, Ou lập tức liên hệ với chuyên gia Lida Xing, phó giáo sư tại Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc.
Nhóm của Xing mau chóng đến hiện trường. Sau khi sử dụng máy quét 3D, họ xác nhận hóa ra đó là 2 dấu chân khủng long sauropod từ kỷ Phấn Trắng, có niên đại 100 triệu năm.
Sauropod, hay Khủng long chân thằn lằn, còn được biết đến với cái tên khủng long cổ dài, là một loại khủng long ăn cỏ nổi bật với phần đuôi và cổ cực kỳ dài, cùng cơ thể khổng lồ nhất trong số các sinh vật trên cạn từng "ngao du" mặt đất.
Chúng có thể dài bằng 3 chiếc xe buýt học sinh nối đuôi nhau, và bước chân có thể làm rung chuyển cả mặt đất.
"Báu vật" khảo cổ bất ngờ được tìm thấy trong sân vườn một nhà hàng bình thường.
Theo giáo sư Xing chia sẻ với CNN, 2 chú khủng long "bé bự" trên có chiều dài ước tính là 8 mét.
Mặc dù nhiều hóa thạch khủng long từ kỷ Jura đã được phát hiện ở Tứ Xuyên, nhưng số hóa thạch từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy hiếm có hơn nhiều. Kỷ Phấn trắng là khi "khủng long thực sự phát triển mạnh mẽ", Xing nói và cho biết thêm, " Khám phá này thực sự giống như một miếng ghép, bổ sung thêm một phần bằng chứng về kỷ Phấn trắng tại Tứ Xuyên và sự đa dạng của các loài khủng long (tại đó)".
Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đã khiến cổ sinh vật học - nghiên cứu về sự sống cổ đại thông qua các hồ sơ hóa thạch - trở nên khó khăn hơn, Xing chia sẻ.
Nhóm của giáo sư Xing đang khảo sát hiện trường.
Ông nói: " Rất hiếm để tìm thấy hóa thạch trong thành phố, vì chúng đều bị bao phủ bởi các tòa nhà". Nhóm của ông thường đặt mục tiêu đến thăm các địa điểm tiềm năng trong vòng 48 giờ sau khi nhận được báo cáo, vì sợ rằng chúng "có thể bị phá hủy bởi công việc xây dựng chỉ trong vài ngày", ông nói thêm.
Rất may, trước khi trở thành một nhà hàng, địa điểm này được sử dụng như một trang trại gà, do đó dấu chân khủng long bị chôn vùi bởi nhiều lớp đất và cát bảo vệ chúng khỏi sự xói mòn và tác hại của thời tiết.
Số đất đá che phủ chỉ được dọn đi từ khoảng 1 năm trước, khi nhà hàng mở cửa. Chủ sở hữu thích vẻ tự nhiên của mặt đá lồi lõm, vì vậy đã để nguyên nó thay vì san lấp bằng xi măng, Xing nói.
Kết quả là, "những dấu chân này đã được bảo vệ tốt". " Khi đến đó, chúng tôi thấy rằng các dấu chân rất sâu và khá rõ ràng, nhưng chưa ai nghĩ đến (khả năng xảy ra khám phá này)"
Chủ nhà hàng hiện đã rào khu vực này để ngăn mọi người bước lên hố và có thể xây dựng thêm khu bảo vệ để gìn giữ các "báu vật" khảo cổ này, Xing nói thêm rằng đó là một dấu hiệu đáng hoan nghênh về sự quan tâm khoa học ngày càng sâu sắc của công chúng.
" Nếu là 10 năm trước, sẽ không ai gửi cho tôi những bức ảnh nghi là khủng long (hóa thạch hoặc dấu chân)", ông giãi bày. " Nhưng bây giờ, tôi nhận được khá nhiều từ những người dân bình thường, và tôi xác nhận được khá nhiều dấu chân khủng long mỗi năm".
Số phận chìm nổi của viên dạ minh châu giá 3.000 tỷ đặt trong miệng Từ Hi Thái hậu lúc qua đời: Nơi cất giữ hiện tại vô cùng ly kỳ Viên dạ minh châu khổng lồ - bảo vật vô giá yêu thích của Từ Hi đã không thể cùng chủ nhân sang thế giới bên kia mà lưu lạc bốn phương. Từ Hi Thái hậu (1835 - 1908) là người nắm giữ quyền lực "một tay che trời" cuối thời nhà Thanh. Nổi tiếng với lối sống vô cùng xa hoa, hoang...