Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra trường mầm non lúc 6h
Để kịp nắm bắt tâm tư giáo viên và phụ huynh, Phó thủ tướng đã thị sát các nhóm trẻ tư nhân ở Đồng Nai từ sáng sớm.
Sáng 5/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến kiểm tra một số trường mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ tư nhân… tại phường Long Bình và Long Bình Tân, TP Biên Hòa. Đây được xem là hai phường đông công nhân nhất ở Đồng Nai.
Phó thủ tướng thăm nhóm trẻ mầm non Bình An, TP Biên Hòa. Ảnh: Phước Tuấn.
Để nắm bắt tâm tư, chứng kiến cảnh công nhân đưa đón con đến trường, từ 6h, Phó thủ tướng đã có mặt tại các con hẻm, nơi có nhiều nhóm trẻ tư nhân hoạt động. Ông thăm hỏi tình hình cuộc sống người lao động, việc gửi con, mức phí… đồng thời chia sẻ áp lực của các cô giáo trông giữ trẻ.
Theo UBND Đồng Nai, do tỉnh có lượng người lao động nhập cư đông khiến việc trông giữ trẻ, giáo dục mầm non gặp rất nhiều khó khăn. Năm học 2016-2017, tỉnh có 324 trường học và hơn 1.000 nhóm, nhà trẻ được cấp phép, đó là chưa kể nhiều trường hợp giữ trẻ tự phát.
“Quy định một nhóm trẻ dưới 50 cháu, nhưng sức ép dân cư quá lớn đã khiến tỉnh phải lơ quy định của Bộ Giáo dục để cho phép các nhóm trẻ trên 50 cháu tồn tại, trong đó có nhiều nhóm trẻ cả mấy trăm cháu”, bà Nguyễn Hòa Hiệp – Phó chủ tịch UBND Đồng Nai cho biết.
Theo bà Hiệp, khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh vẫn là cơ chế thành lập trường vì không có quỹ đất trường học. Ngoài ra, dân nhập cư tạm trú rất lớn khiến nhiều trường giữ trẻ tự phát mọc lên.
Video đang HOT
“Tình trạng bạo hành trẻ em ở tỉnh thường tập trung ở các nhóm trẻ, hộ gia đình tự phát, không có giấy phép. Nạn nhân đa phần là con của người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp”, bà Hiệp nhìn nhận.
Phó thủ tướng thăm hỏi các bé tại một trường mầm non sáng nay. Ảnh: Phước Tuấn.
Sau khi nghe báo cáo, Phó thủ tướng chỉ đạo địa phương cùng các ban ngành cần đảm bảo an toàn cho các cháu. “Không chỉ việc tránh xảy ra tình trạng bạo hành ở các nhóm giữ trẻ, trường mầm non cần tạo điều kiện học tập, cơ sở vật chất, chăm sóc sức khỏe phải tốt cho các cháu”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chiếu theo quy định thì phần lớn các nhóm trẻ ở Đồng Nai đều vượt số lượng trẻ theo quy định. Ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào thực tế để sửa đổi thông tư, có tính đặc thù phù hợp với thực tế địa phương.
“Quan trọng nhất vẫn là tạo điều kiện để thành lập trường hoặc nếu là nhóm trẻ thì cần nâng quy mô lên. Khi chúng được thành lập quy mô lớn thì việc giám sát, quản lý và đảm bảo an toàn cho các cháu sẽ cao hơn”, Phó thủ tướng nói và lưu ý việc chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức cho những điểm giữ trẻ số lượng ít kiểu gia đình.
Theo VNE
Phó Thủ tướng không đồng tình ghi tên các thành viên gia đình vào "sổ đỏ"
Bày tỏ không đồng tình khi ghi tên các thành viên gia đình vào sổ đỏ, vì sẽ gây khó khăn cho đời sống của người dân, tại buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sáng 4-11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng Bộ Tài nguyên & Môi trường cần tổ chức đánh giá, truyền thông kỹ càng trước mỗi kiến nghị về chính sách, tránh gây ra các phản ứng chính sách không cần thiết trong xã hội.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri của các xã thuộc huyện Đức Thọ đã bày tỏ với Phó Thủ tướng những băn khoăn của địa phương, như xây dựng nông thôn mới còn khó khăn khi giá đất đấu giá thấp, không bảo đảm nguồn thu, bảo đảm việc huy động không quá sức dân. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp còn bấp bênh, giá nông sản không bảo đảm bù đắp cho chi phí sản xuất và lợi nhuận của nông dân.
Cử tri huyện Đức Thọ cũng bày tỏ không đồng tình với đề nghị cải cách chữ viết, ghi tên các thành viên gia đình vào trong sổ đỏ sẽ gây ra lãng phí và bất cập trong các quan hệ dân sự...
Ghi nhận các đánh giá và kiến nghị của cử tri huyện Đức Thọ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tuỳ theo thẩm quyền sẽ giao các cơ quan của Chính phủ hay chính quyền tỉnh Hà Tĩnh tiếp thu và thực hiện nguyện vọng của cử tri Đức Thọ cũng như là cử tri cả nước nói chung.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với cử tri Hà Tĩnh
Phó Thủ tướng cũng cho biết: Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo không có chủ trương đổi mới chữ viết. Tuy vậy, Chính phủ tôn trọng tự do ngôn luận, sự khác biệt và sáng tạo của mỗi cá nhân.
Phó Thủ tướng cũng không đồng tình khi ghi tên các thành viên gia đình vào "sổ đỏ" sẽ gây khó khăn cho đời sống của người dân và cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tổ chức đánh giá, truyền thông kỹ càng trước mỗi kiến nghị về chính sách, tránh gây ra các phản ứng chính sách không cần thiết trong xã hội.
Về các kiến nghị đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đã ban hành chủ trương cho chính quyền xã đấu giá đất để tạo nguồn thực hiện Chương trình và giao UBND cấp tỉnh điều phối nguồn thu này để tránh việc có xã đấu giá được đất giá cao, nhưng có xã đạt thấp, không bảo đảm nguồn.
Về xây dựng các công trình nước sạch ở nông thôn, Chính phủ có chủ trương xã hội hoá- chính quyền giao đất (không thu tiền thuế hoặc thu ít) cho nhà đầu tư xây dựng trạm cung cấp nước sạch với giá rẻ; chỉ đạo ngân hàng chính sách xã hội cho vay lãi suất thấp để doanh nghiệp, người dân giải quyết vấn đề nước sạch tốt hơn.
Để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo đảm thu nhập cho người dân, Chính phủ sẽ tổ chức phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, kết hợp với doanh nghiệp; cho thế chấp tài sản trên đất nông nghiệp tạo thêm nguồn lực tài chính cho người dân; thúc đẩy sửa đổi, triển khai lại chính sách bảo hiểm nông nghiệp; thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm tiêu biểu,...
Về chế độ chính sách, tiền lương với cán bộ không chuyên trách cấp xã, Phó Thủ tướng cho biết Trung ương đã thông qua hai Nghị quyết số 18 và 19 về tinh gọn bộ máy, đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để làm nền tảng thảo luận, thông qua Nghị quyết về cải cách tiền lương trong năm 2018. Trong các Đề án này sẽ có giải pháp để bảo đảm bộ máy chính quyền các cấp, các đầu mối cung cấp dịch vụ công hoạt động hiệu quả, bảo đảm tiền lương xứng đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ cấp cơ sở.
Ngoài việc giải đáp thắc mắc của cử tri địa phương, Phó Thủ Thủ tướng cũng thay mặt Chính phủ báo cáo một số thành tựu của đất nước trong năm qua. Mặc dù năm 2017, bão lũ diễn ra liên tục, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước và của cả người dân, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro ở một số ngân hàng thương mại, nhiều dự án đầu tư của nhà nước yếu kém, không hiệu quả, dư địa chính sách tài chính hạn hẹp vì trần nợ công đang báo động. Tuy nhiên, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực trong chỉ đạo, thực hiện và dự kiến đạt được 13/13 chỉ tiêu kinh tế- xã hội mà Quốc hội đã giao.
Theo đó, cả 3 khu vực kinh tế (Công nghiệp- xây dựng; Nông nghiệp; Dịch vụ) đều tăng trưởng cao hơn năm ngoái. Quy mô xuất- nhập khẩu hàng hoá đã tăng gấp 2 lần sau 5 năm khi đạt giá trị 400 tỷ USD.
Phó Thủ tướng cho biết việc điều chỉnh giá điện vào đầu tháng 12 vừa qua chỉ khiến CPI năm 2017 tăng thêm 0,08%, vẫn bảo đảm dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các vị đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tới viếng thăm, dâng hoa tại khu mộ Tổng Bí thư Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Theo Vũ Hân
Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Quốc hội yêu cầu triển khai Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam, nhằm hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn. Chiều 24.11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4 với gần 94% đại biểu tán thành. Đối với lĩnh vực Thông tin Truyền thông,...