Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: ‘Không bỏ biên chế với giáo viên’

Theo dõi VGT trên

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, giáo viên cần được quản lý, đánh giá năng lực một cách thực chất, nghiêm túc, không phải ở câu chuyện giữ hay bỏ biên chế.

Khẳng định không có chủ trương bỏ biên chế giáo viên của lãnh đạo Chính phủ trước cử tri, đại biểu Quốc hội đã giải toả tâm tư, nỗi lo lắng của hơn một triệu giáo viên, cũng như cả xã hội trong hơn một tháng qua.

Ngày 12/5, phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về thí điểm bỏ biên chế giáo viên tại cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh Bình Định đã nhận được nhiều ý kiến phân tích, trao đổi, tranh luận từ các chuyên gia giáo dục, pháp luật, đại biểu Quốc hội và các nhà giáo.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Không bỏ biên chế với giáo viên - Hình 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu quốc hội. Ảnh: Chinhphu.vn.

Trả lời chất vấn Đại biểu Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc) về vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây mới là ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT chưa có văn bản đề xuất và trong nhiều lần làm việc với Bộ GD&ĐT, phó thủ tướng cũng chưa bao giờ nghe thấy đề xuất này.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định cho tới nay, chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên, ngay cả với các trường đại học và cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Nghị định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập và Nghị định về cơ chế tự chủ trong các trường giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, trung cấp. Trong dự thảo hai nghị định này vẫn giữ biên chế công chức và viên chức.

“Tôi có hỏi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì được biết Bộ trưởng đề xuất như vậy là vì Bộ trưởng muốn khắc phục tình trạng ‘biên chế suốt đời’, ‘chỉ có vào không có ra’ nên sau khi vào biên chế có không ít giáo viên không còn nỗ lực phấn đấu, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới.

Luật Cán bộ công chức, Luật viên chức đều quy định là nếu công chức, viên chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì được đưa ra khỏi biên chế. Vấn đề là ở chỗ quản lý, đánh giá giảng viên, giáo viên một cách thực chất, nghiêm túc chứ không phải nằm ở câu chuyện giữ biên chế hay là bỏ biên chế”, phó thủ tướng nhấn mạnh.

Tại cuộc tiếp xúc với cử tri TP Hải Phòng, sáng 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Chưa có chủ trương bỏ biên chế đối với giáo viên. Tất cả thầy giáo, cô giáo hãy yên tâm.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà theo chế độ hợp đồng có vào – ra. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Mặc dù chưa đi vào triển khai, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT đưa ra được giáo viên trên cả nước tiếp nhận với tâm lý lo lắng.

Trước nhiều ý kiến phản đối, chiều 6/6, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện.

Video đang HOT

Bộ GD&ĐT chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, xa, biên giới.

Theo Zing

Bỏ biên chế giáo viên: Cần áp dụng với hiệu trưởng để công bằng

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, bỏ biên chế giáo viên không vi phạm luật nhưng phải điều chỉnh để phù hợp và công bằng. Vấn đề này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.

Trao đổi với Zing.vn xung quanh vấn đề Bộ trưởng GD&ĐT nói sẽ thí điểm bỏ biên chế giáo viên, luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Công ty luật Bảo An, Hà Nội cho rằng đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng sự nghiệp giáo dục nước nhà, nên rất cần Quốc hội phải vào cuộc, có một nghị quyết riêng.

Cần có chính sách riêng với giáo viên vùng khó khăn

- Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề Bộ trưởng GD&ĐT nói sẽ thí điểm bỏ biên chế với giáo viên?

- Việc này phải có lộ trình, thí điểm trước khi triển khai chính thức. Đặc biệt, phải có các chính sách riêng đối với giáo viên vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, những thầy cô có thâm niên lâu năm sắp đến tuổi nghỉ hưu...

Bỏ biên chế giáo viên: Cần áp dụng với hiệu trưởng để công bằng - Hình 1

Cô Phạm Vân gian nan trên con đường đến trường.

- Nếu bỏ biên chế, nhiều giáo viên lo lắng hợp đồng lao động không đủ để đảm bảo quyền lợi cho họ? Quan điểm của anh thế nào?

- Thực ra, lực lượng lao động trong toàn xã hội chỉ có tỷ lệ rất nhỏ trong biên chế, thuộc khối nhà nước, còn lại đa số làm việc theo hợp đồng lao động.

Về nguyên tắc, không có cạnh tranh thì không có động lực để phát triển. Đây là vấn đề mới nên vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cũng là chuyện bình thường.

Xóa biên chế của giáo viên để chuyển sang hợp đồng cũng giống như xóa bỏ bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, phải tuân theo quy luật cạnh tranh thì mới có những ngôi trường tốt, những giáo viên tốt.

Chính cơ chế hiện nay đang kìm kẹp những giáo viên có năng lực, có tinh thần phấn đấu. Mặt khác, cơ chế này cũng tạo những lỗ hổng trong quản lý khi giáo viên có trình độ nhưng muốn ổn định thì phải "chạy" biên chế, tạo điều kiện cho tham nhũng, tiêu cực trong ngành giáo dục phát triển.

Thực tế khác là rất nhiều trường tư hiện nay đã xây dựng được thương hiệu tốt, thu hút được người học. Họ đã làm tốt cả 2 vấn đề là giáo dục và kinh tế. Có thể nói thu nhập của giáo viên ở khối trường tư thường cao hơn khối công lập, và trên hết giáo viên ở đây được đãi ngộ tương xứng với năng lực của chính họ.

Phải điều chỉnh để công bằng

- Nếu Bộ trưởng GD&ĐT thực hiện thí điểm bỏ biên chế, điều này có vi phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức hiện tại không?

Bỏ biên chế giáo viên: Cần áp dụng với hiệu trưởng để công bằng - Hình 2

Luật sư Vũ Tiến Vinh.

- Đây là vấn đề liên quan trực tiếp hàng chục nghìn giáo viên, liên quan gián tiếp hàng triệu người học, có tính bước ngoặt đối với nền giáo dục Việt Nam. Vấn đề này cần phải được Quốc hội thảo luận, thông qua và Quốc hội phải có một nghị quyết riêng về việc thí điểm mô hình này.

Nghị quyết cũng sẽ đề cập thẩm quyền của bộ trưởng cũng như các chức danh quản lý khác trong hệ thống giáo dục, để "danh chính, ngôn thuận".

Quy định này được luật hóa thì cũng không phải sửa luật, sửa Hiến pháp bởi Hiến pháp năm 2013 không quy định về vấn đề này. Còn đối với Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 chỉ quy định những nguyên tắc chung về cán bộ, công chức, viên chức chứ không có quy định cụ thể giáo viên nào là công chức, giáo viên nào là viên chức.

Theo quy định của các luật này, có thể hiểu chức danh hiệu trưởng là công chức, các giáo viên chỉ làm công tác chuyên môn là viên chức.

Nói cách khác, xóa bỏ biên chế để chuyển sang hợp đồng chỉ là thay đổi phương thức tuyển dụng và sử dụng lao động chứ không làm thay đổi khái niệm về công chức, viên chức. Do vậy, không cần sửa các luật này.

- Liệu có công bằng không khi bộ trưởng chỉ triển khai bỏ biên chế với giáo viên, còn cán bộ quản lý thì không?

- Theo tôi, sân chơi này cần bình đẳng, hiệu trưởng cũng phải như giáo viên, cũng phải ký hợp đồng lao động. Hiệu trưởng làm không tốt thì cũng phải rời cuộc chơi như các giáo viên khác. Như thế, bản thân hiệu trưởng cũng phải không ngừng phấn đấu để các giáo viên ủng hộ họ khi cơ quan quản lý "lấy phiếu tín nhiệm" đối với hiệu trưởng.

Điều khác biệt là ở chỗ, trong phạm vi nhà trường, hiệu trưởng là người sử dụng lao động, giáo viên là người lao động. Nhưng trong quan hệ quản lý nhà nước, hiệu trưởng cũng chỉ là người lao động, cơ quan quản lý mới là người sử dụng lao động.

Hiệu trưởng sẽ đóng hai vai, vừa là người lao động, vừa là người sử dụng lao động. Như vậy, trách nhiệm và áp lực của hiệu trưởng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nhưng điều đó là cần thiết bởi vị trí này không dành cho người không có năng lực, không có phẩm chất đạo đức.

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: &'Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ' GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Theo ông, lý do nào phát ngôn của Bộ trưởng GD&ĐT lại gây sốc với dư luận?

- Vấn đề này khá mới nên có thể gây sốc cho một bộ phận giáo viên. Thực tế, trong những năm qua, ngành giáo dục có quá nhiều thay đổi, cũng đã có những sai lầm nên mỗi khi có một chính sách mới, một quy định mới (dù là dự thảo), xã hội cũng hay nhìn nhận theo hướng phản biện, nghi ngờ nhiều hơn là ủng hộ, xây dựng.

Do vậy, phát biểu vừa qua của bộ trưởng cũng không nằm trong ngoại lệ. Còn có vội vàng hay không thì dư luận chính là câu trả lời khách quan nhất.

- Nếu chủ trương bỏ bỏ biên chế đi vào thực tiễn, cơ quan nào có quyền quyết định?

- Như trên tôi đã phân tích, đây là vấn đề lớn, ảnh hưởng sự nghiệp giáo dục nước nhà, nên rất cần Quốc hội phải vào cuộc, có một nghị quyết riêng về vấn đề này.

Dù thế nào, nghị quyết cũng phải nhận được sự đồng thuận từ đại bộ phận những người làm công tác giáo dục nói riêng cũng như xã hội nói chung. Xây dựng chiến lược này mà mắc sai lầm có thể dẫn đến nền giáo dục vốn đã lạc hậu sẽ nguy hại hơn.

Ngày 16/5, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định, sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục, được xã hội quan tâm.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà theo chế độ hợp đồng có vào - ra. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Mặc dù chưa đi vào triển khai, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT đưa ra được giáo viên trên cả nước tiếp nhận với tâm lý lo lắng.

Trước nhiều ý kiến phản đối, chiều 6/6, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện.

Bộ GD&ĐT chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, xa, biên giới.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Màn lột xác ngoạn mục về nhan sắc của Ánh Viên, một khoảnh khắc gây chấn động giữa sự kiệnMàn lột xác ngoạn mục về nhan sắc của Ánh Viên, một khoảnh khắc gây chấn động giữa sự kiện
5 giờ trước
Phú bà kín tiếng nhất hội bạn thân giàu có của Huyền Baby: 32 tuổi đã sở hữu Lamborghini 18 tỷ, cuộc sống hiện tại khiến nhiều người ao ướcPhú bà kín tiếng nhất hội bạn thân giàu có của Huyền Baby: 32 tuổi đã sở hữu Lamborghini 18 tỷ, cuộc sống hiện tại khiến nhiều người ao ước
3 giờ trước
Gã đàn ông mang 60 lít xăng đi đốt nhà bạn gái khiến 2 người chếtGã đàn ông mang 60 lít xăng đi đốt nhà bạn gái khiến 2 người chết
4 giờ trước
Duy Mạnh tiết lộ câu an ủi ngôi sao Thái Lan, nghe đã thấy đẳng cấp của đội trưởng tuyển Việt NamDuy Mạnh tiết lộ câu an ủi ngôi sao Thái Lan, nghe đã thấy đẳng cấp của đội trưởng tuyển Việt Nam
3 giờ trước
Khởi tố vụ án liên quan vợ chồng nhà giáo bị sát hạiKhởi tố vụ án liên quan vợ chồng nhà giáo bị sát hại
5 giờ trước
Ban tổ chức AFF Cup chính thức phản hồi sau sự cố trao nhầm huy chương cho Tiến LinhBan tổ chức AFF Cup chính thức phản hồi sau sự cố trao nhầm huy chương cho Tiến Linh
5 giờ trước
Từ bệnh viện về, bạn trai bất ngờ tặng cả gia tài cho tôi và cầu xin đáp ứng một nguyện vọng, nghe xong toàn thân tôi lạnh toátTừ bệnh viện về, bạn trai bất ngờ tặng cả gia tài cho tôi và cầu xin đáp ứng một nguyện vọng, nghe xong toàn thân tôi lạnh toát
3 giờ trước
Không khí cực nóng tổng duyệt WeChoice Awards 2024: Minh Hằng thần thái ngút ngàn, dàn Chị Đẹp đọ visual "khét lẹt"Không khí cực nóng tổng duyệt WeChoice Awards 2024: Minh Hằng thần thái ngút ngàn, dàn Chị Đẹp đọ visual "khét lẹt"
6 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kiều Anh hát "Cô đôi thượng ngàn", đưa tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu

Kiều Anh hát "Cô đôi thượng ngàn", đưa tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu

Tv show

1 phút trước
Ca nương Kiều Anh thể hiện mashup Phong nữ - Cô đôi thượng ngàn và nhận được nhiều lời khen từ Mỹ Linh, Thu Phương và khán giả.
Son Ye Jin làm điều đặc biệt trong sinh nhật tuổi 43 nhưng lại vắng bóng Hyun Bin

Son Ye Jin làm điều đặc biệt trong sinh nhật tuổi 43 nhưng lại vắng bóng Hyun Bin

Sao châu á

3 phút trước
Mới đây, trên trang cá nhân, Son Ye Jin vừa đăng tải đoạn clip ngắn ghi lại khoảnh khắc được 1 người bạn tổ chức sinh nhật bất ngờ.
Tạo phong cách nổi bật khi kết hợp blazer và áo dài du xuân

Tạo phong cách nổi bật khi kết hợp blazer và áo dài du xuân

Thời trang

5 phút trước
Sự kết hợp độc đáo giữa các trang phục tưởng chừng đối lập như blazer và áo dài lại mở ra một hướng đi mới, đầy sáng tạo, miễn là các nữ tín đồ sẵn sàng thử nghiệm.
Đừng vứt lá mướp đi, nó được ví như 'nhân sâm của người nghèo' nếu biết những công dụng này

Đừng vứt lá mướp đi, nó được ví như 'nhân sâm của người nghèo' nếu biết những công dụng này

Sức khỏe

9 phút trước
Ăn lá mướp sau khi xào cũng là một cách hay. Trước khi chiên, hãy chuẩn bị một lượng lá mướp vừa phải, một ít ớt khô và một lượng tỏi băm thích hợp.
Cảnh sát Hàn Quốc tìm cách bắt Tổng thống Yoon

Cảnh sát Hàn Quốc tìm cách bắt Tổng thống Yoon

Thế giới

1 giờ trước
Cảnh sát Hàn Quốc ngày 10.1 triệu tập cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan cảnh sát điều tra tại khu vực thủ đô nhằm tìm cách bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, liên quan việc ông ra thiết quân luật hồi tháng trước.
Hoàng Châu Anh đăng quang Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam

Hoàng Châu Anh đăng quang Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam

Sao việt

1 giờ trước
Hoàng Châu Anh (19 tuổi, quê Cao Bằng) vượt qua 29 ứng viên khác để đăng quang Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024.
"Tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất "tạo nét" tại Đêm hội Weibo: Ai nói cứ phải mặc hở mới hot

"Tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất "tạo nét" tại Đêm hội Weibo: Ai nói cứ phải mặc hở mới hot

Phong cách sao

1 giờ trước
Đêm hội Weibo là một trong các sự kiện giải trí tầm cỡ được mong đợi nhất xứ sở tỷ dân chính thức vừa diễn ra, quy tụ nghệ sĩ đình đám với muôn vàn tạo hình vừa cầu kỳ lại bắt mắt trên thảm đỏ.
Anh nông dân nhặt được cục đá đen sì, tưởng thứ vứt đi ai ngờ lại "quý hơn vàng"

Anh nông dân nhặt được cục đá đen sì, tưởng thứ vứt đi ai ngờ lại "quý hơn vàng"

Lạ vui

1 giờ trước
Vô tình nhặt được tảng đá người đàn ông này từng cho rằng tảng đá có thể chứa vàng bên trong. Nhưng mọi nỗ lực đập vỡ tảng đá bằng búa tạ đều không làm nó móp méo, đến khi gặp chuyên gia mới biết giá trị thật.
Cô gái 32 tuổi chi 18 triệu đồng để cải tạo căn hộ đi thuê 40m2 với quan điểm: "Nhà là của người khác, còn cuộc sống là của chúng ta!"

Cô gái 32 tuổi chi 18 triệu đồng để cải tạo căn hộ đi thuê 40m2 với quan điểm: "Nhà là của người khác, còn cuộc sống là của chúng ta!"

Sáng tạo

1 giờ trước
Xiao Xiong sống ở Quảng Châu nhiều năm, cô đã biến ngôi nhà thuê cũ nát thành không gian ấm cúng với những nét riêng độc đáo.
Mặc áo dài bạn cứ làm tóc điệu hẳn lên, ngại gì!

Mặc áo dài bạn cứ làm tóc điệu hẳn lên, ngại gì!

Làm đẹp

1 giờ trước
Kiểu tóc này quả thực rất cầu kỳ nhưng lại thể hiện rất rõ nét truyền thống, đặc biệt hơp để mix cùng áo dài. Bạn có thể lồng thêm sợi ruy băng đỏ hoặc gắn thêm hoa cho xinh.
"Siêu tính năng" LMHT vừa ra mắt đã bị game thủ đòi làm lại ngay lập tức

"Siêu tính năng" LMHT vừa ra mắt đã bị game thủ đòi làm lại ngay lập tức

Mọt game

1 giờ trước
Cách đây ít ngày, mùa giải mới của LMHT đã chính thức ra mắt với phiên bản 25.1 mang tới rất nhiều thay đổi lớn tới trò chơi. Một trong số đó là siêu tính năng có tên Chuỗi Sức Mạnh khi giúp gia tăng sức mạnh cho Giày bậc 2.