Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm Phần Lan
Nhận lời mời của Chính phủ Phần Lan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thăm làm việc Phần Lan từ ngày 25 – 26/9/2014. Tham gia đoàn có có Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Bùi Văn Khoa, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb – Ảnh: VGP/Nguyên Linh
Ngày 25/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng, gặp Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan, thăm Viện Môi trường và một số cơ sở khoa học – công nghệ như Vaisala và ABB.
Tại các cuộc làm việc và tiếp xúc, hai bên đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan trong hơn 40 năm qua phát triển tích cực, đặc biệt là chính trị và hợp tác phát triển. Thủ tướng Alexander Stubb và lãnh đạo các Bộ, ngành của Phần Lan hoan nghênh chuyến thăm của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; khẳng định Phần Lan mong muốn tăng cường quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, nhất là quan hệ thương mại – đầu tư; khẳng định Phần Lan ủng hộ việc thúc đẩy sớm kết thúc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU và việc EU sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Thủ tướng Phần Lan đánh giá cao vai trò của Việt Nam là điều phối viên quan hệ ASEAN-EU và bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cảm ơn Chính phủ và nhân dân Phần Lan về sự ủng hộ quý báu đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và phát triển đất nước ngày nay của Việt Nam; khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Phần Lan hoạt động đầu tư và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam; hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan vào tháng 10/2014 và bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần kết nối doanh nghiệp hai nước, mở ra hướng đầu tư lâu dài đôi bên cùng có lợi. Phó Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Phần Lan đã hỗ trợ và ủng hộ cộng đồng người ViệtNam sinh sống, làm ăn ổn định tại Phần Lan.
Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương ngày càng hiệu quả, hai bên nhất trí tiếp tục củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp thông qua duy trì trao đổi đoàn các cấp, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế; thúc đẩy ký kết một số thỏa thuận hợp tác như Hiệp định vận chuyển hàng không, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Hiệp định hợp tác giáo dục; khuyến khích các doanh nghiệp hai bên tìm hiểu thông tin và cơ hội hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực mà Phần Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như môi trường, công nghệ xanh và năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin…. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các dự án hợp tác phát triển trong chiến lược hợp tác giai đoạn 2013 – 2016 và phối hợp để xác định những định hướng hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.
Trong chương trình chuyến thăm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ gặp Bộ trưởng các vấn đề châu Âu và Ngoại thương và dự Tọa đàm bàn tròn về triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Phần Lan với Liên đoàn Công nghiệp Phần Lan.
Theo dantri
Quan hệ Nga-NATO: Vì sao "ông chẳng bà chuộc"?
Xung đột tại Ukraine đã đẩy quan hệ Nga-NATO xuống mức thấp mới, và có nhiều lo ngại rằng ngờ vực và thù địch thời Chiến tranh Lạnh đang quay trở lại. Nhưng còn nhiều lý do khác dẫn tới mối quan hệ "ông chẳng bà chuộc" giữa Nga và NATO hiện nay.
Quan hệ Nga-NATO đã suy giảm trong nhiều năm qua, bất chấp sự hợp tác có hiệu quả tại Afghanistan, các nỗ lực chống khủng bố trên biển và các chiến dịch gìn giữ hòa bình chung.
NATO cáo buộc Nga điều các đơn vị quân đội và xe bọc thép hạng nặng vào đông Ukraine để trợ giúp lực lượng ly khai. Một số người gọi đó là một cuộc xâm lược lén lút. Nga bác bỏ mọi cáo buộc và "tố" chính phủ thân phương Tây của Ukraine khiêu khích.
Video đang HOT
Ngoài khủng hoảng Ukraine, quan hệ Nga-NATO còn bị căng thẳng bởi những lý do khác.
NATO mở rộng về phía đông
Liên minh quân sự NATO mở rộng về phía đông là một trong những nguyên nhân khiến quan hệ Nga-NATO trở nên lạnh nhạt.
Vào năm 1999, gần 10 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, NATO đã kết nạp 3 quốc gia từng là thành viên của khối Hiệp ước Warsaw làm thành viên, gồm Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan.
Các quốc gia thành viên của NATO.
Các quốc gia từng thuộc liên bang Xô Viết cũng gia nhập NATO vào năm 2004: các quốc gia vùng Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia.
Nga đặc biệt tức giận về sự mở rộng của NATO sang các quốc gia vùng Baltic, vốn thuộc Liên Xô cũ và được Mátxcơva xem là "sân sau". Cụm từ "sân sau", thường được giới chính trị Nga sử dụng, mặc định rằng các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ sẽ không hành động chống lại các lợi ích chiến lược của Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO ở Anh trong tuần này, Phần Lan - hiện không phải là thành viên NATO - dự kiến sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác với liên minh quân sự gồm 28 thành viên. Theo thỏa thuận, Phần Lan sẽ hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng NATO trên đất của mình - mặc dù không phải là một căn cứ quân sự. Không quốc gia nào có biên giới dài với Nga như Phần Lan. Thụy Điển cũng quyết định ký kết thỏa thuận tương tự với NATO nhưng chưa quyết định thời điểm cụ thể.
Phần Lan và Thụy Điển hiện đang hợp tác chặt chẽ với NATO và có thể trở thành thành viên của liên minh quân sự trong tương lai.
Vào đầu năm 2008, NATO cũng đưa ra viễn cảnh về tư cách thành viên NATO đối với Gruzia. Kremlin xem là đó một hành động khiêu khích trực tiếp, cũng giống như mối quan hệ gần gũi hơn giữa NATO với Ukraine.
Hồi tháng trươc, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho hay ông có thể sẽ yêu cầu quốc hội dọn đường để Ukraine gia nhập NATO. Một động thái như vậy đã bị cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych cản trở.
Phòng thủ tên lửa
Việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại châu Âu đã khiến Nga lo ngại.
NATO khẳng định rằng lắ chắn tên lửa chỉ nhằm mục đích phòng vệ, không gây ra mối đe dọa nào với Nga và để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công tên lửa nào trong tương lai từ một quốc gia thù địch. Iran và Triều Tiên được xem là các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh châu Âu theo hướng đó.
Nga muốn một mối quan hệ đối tác công bằng với NATO trong việc phát triển một hệ thống như vậy. Nhưng phương án đó không được chấp thuận và NATO đang bắt đầu triển khai các tên lửa đánh chặn và radar tại Romania, Cộng hòa Czech và Ba Lan.
Hồi tháng 12/2013, Nga đã triển khai các tên lửa chiến thuật di động Iskander tới vùng Kaliningrad đó với dự án của NATO.
Cuộc chiến Nga-Gruzia
Nga và Gruzia đã lâm vào cuộc chiến ngắn vào năm 2008.
Cuộc chiến kéo dài 5 giữa Nga và Gruzia vào tháng 8/2008 đã khiến quan hệ giữa Nga và NATO sụt giảm.
Trong cuộc chiến, Nga đã hỗ trợ lực lượng ly khai tại 2 khu vực ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Nga đã đánh bại quân đội Gruzia, vốn cố gắng giành lại Nam Ossetia.
Nga đã đưa các binh sĩ vào Gruzia - có thời điểm họ tiến sát thủ đô Tbilisi - và phương Tây gọi các hành động của Nga là không cân xứng. Mátxcơva sau đó đã công nhận 2 khu vực ly khai là các quốc gia độc lập, dù các vùng này không được quốc tế công nhận.
NATO khi đó đã ngừng thực thi Hội đồng Nga-NATO, vốn được thành lập vào năm 2002 nhằm cải thiện quan hệ song phương giữa hai kẻ thù thời chiến tranh lạnh. Đáp trả, Nga đã ngừng hợp tác quân sự với NATO. Mối quan hệ song phương đã "tan băng" vào năm 2009.
Xung đột Kosovo
Nga - một đồng minh lịch sử của Serbia - đã mạnh mẽ ủng hộ Serbia về vấn đề Kosovo.
Serbia chưa bao giờ chấp nhận sự ly khai của Kosovo - vốn đạt được với sự trợ giúp của NATO vào năm 1999 - mặc dù Serbia đã nhất trí không chặn đường Kosovo trở thành thành viên của EU.
Nga đã đóng băng quan hệ quân sự với NATO ngay sau khi liên minh phát động các cuộc ném bom quy mô lớn vào Serbia vào năm 1999.
Nhiều quốc gia khác cũng phản đối tuyên bố độc lập của Kosovo vào năm 2008.
Tranh cãi hiệp ước
Vào năm 2007, Nga đã ngừng tham gia hiệp ước Các lực lượng thông thường tại châu Âu (CFE).
Hiệp ước, vốn giới hạn số lượng thiết bị quân sự chủ chốt tại các khu vực cụ thể, đã được các quốc gia từng thuộc Hiệp ước Warsaw và phương Tây ký kết vào năm 1990.
Hiệp ước được sửa đổi vào năm 1999. Nga đã phê chuẩn phiên bản sửa đổi 1999 nhưng NATO thì chưa. Các thành viên NATO đòi Nga rút quân khỏi Gruzia và Moldova trước tiên.
NATO đã công bố các kế hoạch nhằm triển khai một lực lượng phản ứng nhanh gồm vài nghìn binh sĩ tại đông Ukraine, gần biên giới Nga. Lực lượng này có thể được huy động trong vòng 48 giờ, bao gồm các binh sĩ từ các quốc gia thành viên trên cơ sở luân phiên.
Một động thái như vậy có thể làm suy yếu thêm hiệp ước CFE, mặc dù NATO khẳng định lực lượng mới sẽ không có các căn cứ mới, lâu dài.
An Bình
Theo Dantri/BBC
"Né" trừng phạt, EU nhờ Thụy Sĩ quá cảnh thực phẩm sang Nga Các nhà sản xuất sữa và thịt, cũng như các loại rau quả ở châu Âu đã yêu cầu chính quyền Thụy Sĩ giúp đỡ họ quá cảnh sản phẩm cung cấp sang Nga, qua lãnh thổ nước của mình. Tờ "Izvestia" ngày 18-8, dẫn nguồn từ Giám đốc Truyền thông của Văn phòng Liên bang về Nông nghiệp Thụy Sĩ Anna Rizzoli...