PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU: “Cần nghiên cứu quy chế thi để có muốn tiêu cực cũng không được”
“Không dám thì đã dám rồi, nên cần nghiên cứu quy chế thi làm sao để không thể xảy ra tiêu cực và có muốn cũng không được”, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu – TS. Trần Mạnh Hùng nêu quan điểm.
Ngày 1/8, trao đổi với PV Dân trí, Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu cho biết, năm nay là năm thứ ba thực hiện đổi mới thi cử THPT. Lâu nay Bộ GD&ĐT chú trọng khâu coi thi để tránh tiêu cực.
“Đề trắc nghiệm, mỗi em một mã đề không đủ thời gian trao đổi nhau, có cán bộ Sở, trường đại học coi thi, giám sát,… Nói chung tiêu cực khó có thể xảy ra”, TS. Hùng khẳng định.
Tuy nhiên, theo TS. Trần Mạnh Hùng, khâu chấm thi lâu nay không nghĩ tới thì lại xảy ra tiêu cực như ở Hà Giang, Sơn La,… Đây là một sự cố rất đáng tiếc.
TS. Trần Mạnh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bạc Liêu.
Video đang HOT
TS. Trần Mạnh Hùng cho rằng, lâu nay các Hội đồng thi thường giữ luôn bài thi ở các điểm thi cho đến buổi cuối cùng rồi mới giao về Sở. Bộ GD&ĐT quy định chặt chẽ là phải có chữ ký của Trưởng và Phó điểm thi niêm phong bài thi.
“Tuy nhiên, nếu có sự thông đồng với nhau thì có thể xảy ra tiêu cực. Đây là một khâu hở. Do đó, khi bài thi đưa về khâu tập trung của Sở để chấm thi thì đã “vướng” rồi”, TS. Hùng đánh giá.
TS. Trần Mạnh Hùng cũng cho rằng, thời gian qua từng địa phương tổ chức thi đảm bảo thuận lợi về nhiều mặt. Tuy nhiên, nói yếu tố con người là chính, nhưng có khi “địa phương sẽ có tác động”.
“Có ý kiến đưa ra giải pháp là giao cho trường Đại học chấm thi thì khách quan hơn. Với giải pháp này thì sau khi thi xong nên giao luôn cho trường Đại học thu bài thi liền để chấm chứ để qua nhiều khâu thì lại có chỗ hở”, TS. Hùng nêu ý kiến.
Do đó, theo Phó Hiệu trưởng ĐH Bạc Liêu, khi duy trì hình thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay thì cần nghiên cứu sửa lại quy chế ở khâu chấm thi. “Phải sửa lại lỗ hỏng này để làm sao không thể vi phạm và có muốn cũng không được, chứ còn không dám làm thì đã dám rồi”, TS. Hùng nêu quan điểm.
Nói về công tác tổ chức thi THPT quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu, TS. Trần Mạnh Hùng cho biết, tỉnh Bạc Liêu năm nay làm rất tốt, chặt chẽ cả ở khâu coi thi và chấm thi.
“Đội ngũ giáo viên chấm thi tốt, có chất lượng, cũng như bài thi của học sinh Bạc Liêu đều có mức điểm tương đối ổn định”, TS. Hùng đánh giá.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm thi THPT quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia 2018 phát sinh tiêu cực tại một số địa phương, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT tập trung vào các giải pháp xử lý khắc phục, xử lý nghiêm sai phạm.
Ảnh minh họa
Thông cáo báo chí từ Văn phòng Chính phủ cho hay: Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh kỳ thi THPT quốc gia 2018 phát sinh tiêu cực tại một số địa phương, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng GD-ĐT lưu ý tập trung vào các giải pháp xử lý khắc phục, xử lý nghiêm sai phạm.
Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã dành thời gian thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
Các ý kiến đề cập đến các nội dung về đổi mới phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý giáo dục đào tạo, chính sách học phí đối với học sinh ở các trường công lập và dân lập, tăng cường tự chủ đối với các cơ sở giáo dục-đào tạo, xây dựng Hội đồng trường;...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, giáo dục là vấn đề lớn, có liên quan đến các gia đình và toàn xã hội, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vì vậy việc xây dựng 2 dự án luật này cần hết sức thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm các yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Đối với dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng dự án luật phải trên tinh thần Nhà nước thống nhất quản lý về giáo dục; tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo; đổi mới tư duy quản lý giáo dục đào tạo;...
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên các yêu cầu đặt ra đối với cơ quan chủ trì soạn thảo về tính khả thi, tính thống nhất của Luật trong hệ thống pháp luật nói chung. Vấn đề phát huy vai trò tự chủ của các sơ sở giáo dục đại học, xây dựng Hội đồng trường, phát huy vai trò của Hội đồng trường trong hoạt động giám sát, lãnh đạo các mặt hoạt động của các trường đại học;...
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án Luật này trực tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến thành viên Chính phủ tại phiên họp để bổ sung, hoàn thiện 2 dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 6 tới.
Trước đó, theo tường thuật của phóng viên Vietnam Plus, liên quan đến các tiêu cực tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại một địa phương gây bức xúc dư luận, Thủ tướng cho rằng, sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin xã hội. Do đó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý rốt ráo, quyết liệt. "Không phải Chính phủ vì bệnh thành tích mà bỏ qua việc này. Chúng tôi sẽ xem xét việc thi THPT và thi đại học một cách nghiêm túc để kết luận những vấn đề đặt ra tại phiên họp này rõ ràng, để yên dân", Thủ tướng khẳng định
Lê Huyền
Theo Vietnamnet.vn
Hàng nghìn thí sinh rút nguyện vọng khỏi ĐH Bách khoa Hà Nội PGS Trần Văn Tớp cho hay trong đợt thay đổi nguyện vọng vừa qua, hàng nghìn em rút khỏi ĐH Bách khoa Hà Nội vì không đủ ngưỡng chất lượng đầu vào. Theo Bộ GD&ĐT, trước 17h ngày 6/8, các trường sẽ phải công bố kết quả trúng tuyển. Ông Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội -...