Phó giáo sư trẻ mê nghiên cứu toán học
Ở tuổi 34, TS Lương Đăng Kỳ là người được phong phó giáo sư trẻ nhất ở Trường ĐH Quy Nhơn từ trước đến nay. Anh là người đam mê nghiên cứu khoa học và đã đạt được một số thành tích đáng kể.
PGS.TS Lương Đăng Kỳ (bìa phải) cùng các thầy cô ở Trường ĐH Orléans, Pháp – Ảnh: CTV
PGS.TS Lương Đăng Kỳ vừa được trao giải nhất “Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2018″ do Bộ GD-ĐT phối hợp với Trung ương Đoàn, Bộ Khoa học và công nghệ, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức.
Giải thưởng nhằm tôn vinh các giảng viên dưới 35 tuổi ở các trường đại học toàn quốc có đề tài, công trình nghiên cứu khoa học giá trị.
Những thành quả đạt được của PGS.TS Lương Đăng Kỳ là niềm tự hào của Trường ĐH Quy Nhơn. Sự say mê nghiên cứu khoa học và thành công khi còn khá trẻ của thầy Kỳ là động lực, là sự khích lệ rất lớn cho các giảng viên trẻ của trường, để cùng nhau xây dựng một lực lượng, một trung tâm nghiên cứu khoa học trẻ, chất lượng mà trường đã vạch kế hoạch trong tương lai gần”.
PGS.TS ĐỖ NGỌC MỸ (hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn)
PGS Lương Đăng Kỳ cho biết anh được trao giải nhất cho đề tài “Một số vấn đề về tích phân kỳ dị ứng với toán tử vi phân”. Đây là đề tài nảy sinh sau khi anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán tại Trường ĐH Orléans (Pháp) năm 2012.
Đề tài này đã được đăng tải trên hai tạp chí trong danh mục uy tín ISI (Institute for Scientific Information – Viện Thông tin khoa học) của giới nghiên cứu về toán thế giới. “Đề tài giải quyết một phần nhỏ trong hướng nghiên cứu hiện đại của giải tích điều hòa” – PGS.TS tuổi 34 cho biết.
Video đang HOT
Đam mê toán từ nhỏ và từng là học sinh giỏi toán quốc gia khi học lớp 12 ở Trường THPT Quốc học Quy Nhơn, Lương Đăng Kỳ vào học sư phạm toán tại Trường ĐH Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc, anh được trường giữ lại làm giảng viên khoa toán.
Không lâu sau, Kỳ được cử đi học sau đại học tại Trường ĐH Orléans trong chương trình hợp tác đào tạo thạc sĩ Việt Nam – Pháp. Trở thành thạc sĩ năm 2009, Kỳ tự kiếm học bổng và ở lại thêm 3 năm tại Pháp để hoàn thành luận án tiến sĩ.
Giải nhất vừa nhận không phải là thành tích đầu tiên của Kỳ. Năm 2015 anh đã được Viện Toán học Việt Nam trao giải thưởng cho những nghiên cứu có giá trị, có đóng góp cho toán học dành cho những nhà nghiên cứu dưới 40 tuổi.
Còn từ năm 2013 đến nay, năm nào Kỳ cũng được Viện Nghiên cứu cao cấp về toán trao thưởng cho các công trình nghiên cứu khoa học về toán. Với những thành tích đáng kể trong nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn đào tạo thạc sĩ, Lương Đăng Kỳ đã được phong PGS vào tháng 5-2018.
“Dù Trường ĐH Quy Nhơn ở xa các trung tâm lớn của đất nước, nhưng khoa toán của trường rất mạnh và phong trào nghiên cứu khoa học trong các giảng viên, nhất là những bạn trẻ, khá sôi nổi.
Phần chính là sự đam mê nghiên cứu và tìm hướng nghiên cứu khoa học độc lập, phần khác là việc tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường cũng như sự động viên, giúp đỡ và làm gương của các thầy đi trước như PGS.TS Nguyễn Sum – người đã đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu” – PGS.TS Lương Đăng Kỳ cho biết.
Theo PGS.TS Lương Đăng Kỳ, trong thế giới phẳng ngày nay, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu, tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc nghiên cứu khoa học rất thuận lợi.
“Vấn đề còn lại chính là nuôi dưỡng đam mê và lòng quyết tâm. Nghiên cứu khoa học tự nhiên là rất khó, rất khô và đầy rủi ro vì nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng cứ giữ lửa đam mê và chịu khó thì sẽ đến ngày hái quả ngọt. Tôi tự dặn mình như thế” – anh tâm sự.
Theo tuoitre
PGS trẻ nhất ĐH Sư phạm Huế: 1 năm đăng 19 bài báo trên tạp chí quốc tế
"Giảng dạy và nghiên cứu là một nghề, luôn cố gắng để "sống được" bằng nghề và gắn bó với nghề. Đó là động lực quan trọng giúp tôi gắn bó với công việc mình đã chọn, làm việc chăm chỉ và vượt qua khó khăn".
Đó là những chia sẻ về nghề dạy học của PGS.TS. Bùi Đình Hợi - giảng viên khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, là Phó Giáo sư trẻ nhất trong số 11 giáo sư, phó giáo sư của trường được bổ nhiệm năm 2017.
Trở thành phó giáo sư ở độ tuổi 35, anh không giấu nổi sự vui mừng: "Chắc chắn đó cũng là cảm xúc chung của bất kỳ ai khi đón nhận niềm vinh dự này. Chức danh đó có nhiều ý nghĩa quan trọng, trong đó thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong giảng dạy và nghiên cứu; sự ghi nhận của xã hội; là dấu mốc cho sự trưởng thành trong công việc và sự nghiệp của mỗi người ở vị trí như tôi".
Vốn là sinh viên từ trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, PGS.TS. Bùi Đình Hợi đã được học từ các thầy cô rất nhiều điều, từ chuyên môn cho đến các phẩm chất của một nhà giáo. Nay trở thành một giảng viên và được sống trong môi trường làm việc đầy tính nhân văn đã giúp anh vững tin hơn khi chọn và gắn bó với ngôi trường này. Tiếp bước truyền thống của những người thầy đi trước, anh nguyện làm người truyền lửa cho các thế hệ sinh viên mới trên hành trình đem tri thức đến khắp mọi vùng của Tổ quốc.
Bằng sức trẻ và tình yêu nghề, anh nhận thấy mình cần học tập, nghiên cứu tích cực hơn nữa để đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giảng dạy, bồi dưỡng, đào tạo và chuyển giao công nghệ của Nhà trường. Các mục tiêu đặt ra từng bước được anh chinh phục.
Đến nay, anh là tác giả và đồng tác giả của khoảng 40 bài báo khoa học công bố, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục ISI, trong đó có các tạp chí được xếp hạng cao. Đặc biệt, trong năm 2017, anh có 19 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Với những thành tích đó, anh vinh dự đạt giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ các cơ sở giáo dục đại học năm 2018.
Các nghiên cứu anh tập trung vào lĩnh vực vật lý các chất đông đặc (ngưng tụ). Trong đó, nghiên cứu chuyên sâu về các hệ vật liệu thấp chiều như hố lượng tử, siêu mạng bán dẫn. Đặc biệt, gần đây là các vật liệu thấp chiều thế hệ mới siêu mỏng (có bề dày chỉ bằng một hoặc vài lớp nguyên tử) và các dị tiếp xúc của chúng. Các vật liệu này đã và đang là đối tượng quan tâm bậc nhất của các nhà Vật lý chất rắn và khoa học vật liệu trên thế giới do chúng có nhiều tính chất mới và ưu điểm so với các vật liệu bán dẫn truyền thống, mở ra nhiều ứng dụng mới trong các thiết bị và linh kiện quang - điện tử, đặc biệt ở kích thước nhỏ cỡ nanomet.
PGS trẻ Bùi Đình hợi - giảng viên Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế (trái) cùng Hiệu trưởng nhà trường - PGS.TS. Lê Anh Phương
Bên cạnh đó, anh thực hiện các nghiên cứu lý thuyết và tính số về các tính chất Vật lý và một số hiệu ứng xảy ra trong các cấu trúc vật liệu thấp chiều (cấu trúc nano) đã đề cập ở trên. Cụ thể là khảo sát cấu trúc tinh thể, các tính chất điện tử (cấu trúc vùng năng lượng, sự chuyển pha điện tử), tính chất quang, điện - từ và một số hiệu ứng xảy ra khi hệ vật liệu được đặt trong trường điện từ ngoài. Mục đích là tìm ra các tính chất, các đặc điểm mới mà các vật liệu trước đó không có. Đây là các vấn đề nghiên cứu có tính thời sự và có ý nghĩa khoa học cao. Ngoài việc giải thích lý thuyết, làm rõ cơ chế quy định các tính chất và các hiệu ứng xảy ra, các kết quả tìm được còn góp phần định hướng cho các nghiên cứu ứng dụng của các vật liệu đó vào từng thiết bị, linh kiện cụ thể.
Để có kết quả như hôm nay, bên cạnh sự đồng hành của gia đình, thầy cô và đồng nghiệp là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân khi phải vượt qua bao khó khăn. Những năm tháng miệt mài nghiên cứu giúp anh đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý giá để có được kết quả tốt nhất.
Anh luôn tâm niệm việc giảng dạy và nghiên cứu là một nghề, vì vậy luôn cố gắng để "sống được" bằng nghề và gắn bó với nghề. Đó là động lực quan trọng giúp anh gắn bó với công việc mình đã chọn, làm việc chăm chỉ và vượt qua khó khăn.
Chọn học và nghiên cứu Vật lý vì thực sự yêu thích Vật lý. Được nghiên cứu một lĩnh vực (dù nhỏ) của Vật lý giúp anh nâng tầm hiểu biết và thỏa mãn sự tò mò của mình đối với lĩnh vực này. Để đạt được mục đích đề ra cần phải chấp nhận hi sinh, "mất mát, chẳng hạn thời gian dành cho người thân, bạn bè, những đam mê khác, thậm chí là sức khỏe bản thân".
Theo PGS.TS. Bùi Đình Hợi, sự hợp tác và làm việc nhóm là kỹ năng hết sức quan trọng trong nghiên cứu. Hợp tác trong công việc giúp phát huy sức mạnh tập thể, khai thác điểm mạnh của mỗi thành viên trong nhóm nghiên cứu, có cơ hội chia sẻ các ý tưởng và cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc: "Tôi may mắn có cơ duyên được quen biết và làm việc với một số đồng nghiệp ở trong nước cũng như quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hiếu (ĐH Duy Tân), PGS.TS. Huỳnh Vĩnh Phúc (ĐH Đồng Tháp), TS. Nguyễn Văn Chương (Học viện Kỹ thuật quân sự), TS. Yarmohammadi (Iran). Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ họ và thông qua hợp tác chúng tôi thu được các kết quả nghiên cứu rất quan trọng".
Đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng anh vẫn luôn khiêm tốn và cho rằng: "Những gì tôi đã đạt được thực sự còn nhỏ bé so với nhiều đồng nghiệp mà tôi biết, đặc biệt là so với các nhà nghiên cứu quốc tế thì vẫn còn một khoảng cách khá xa". Vì vậy, trong tương lai gần, anh mong có thể đạt được một số kết quả tốt trong hướng nghiên cứu đã chọn và muốn được học hỏi thêm nhiều điều thú vị, mới mẻ từ các đồng nghiệp.
Mai Lan - Đại Dương
Theo Dân trí
Trường ĐH Giao thông Vận tải: 3 năm xuất bản 900 bài báo trong nước và quốc tế Theo thống kê của trường ĐH Giao thông Vận tải, trong 3 năm qua các cán bộ giảng viên của trường đã xuất bản được 900 bài báo trong nước và 222 bài báo quốc tế, trong đó có 86 bài báo thuộc danh mục ISI. Thống kê số lượng bài báo khoa học trong nước và quốc tế trong 3 năm qua...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
01:04:52 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Cẩm Ly sang Mỹ phẫu thuật: Òa khóc trước khi lên bàn mổ, Minh Tuyết nói một câu
Tv show
23:13:08 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID
Thế giới
22:12:40 29/03/2025