Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Cần đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay khi bị chấn thương đầu vì tai nạn giao thông
PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Thần kinh của Bệnh viện – cảnh báo người dân nên tới bệnh viện ngay để khám, chữa kịp thời dù gặp chấn thương đầu nặng hay nhẹ.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cấp cứu cho hàng trăm nạn nhân bị chấn thương đầu, đa chấn thương mỗi ngày.
Lời cảnh báo được đưa ra trước tình trạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải cấp cứu cho rất nhiều bệnh nhân gặp tai nạn giao thông, chấn thương đầu song không đến bệnh viện điều trị kịp thời do nạn nhân còn tỉnh táo, cho rằng chỉ bị va đập nhẹ, không bị tổn thương nặng.
Gần đây nhất, Bệnh viện đã điều trị cho bệnh nhân N.Q.D (43 tuổi), có khối máu tụ lớn trong sọ do bị chấn thương đầu. Các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mổ lấy máu tụ cho ông D., ông đã tỉnh táo, có thể giao tiếp, tuy nhiên sẽ phải chịu di chứng nặng sau ca mổ.
Ông D. bị ngã xe, có chấn thương đầu nhẹ. Sau đó, ông D. vẫn tỉnh táo nên vẫn ổn và tự đi xe về nhà rồi nằm ngủ. Đến khi người vợ phát hiện thì ông D. cho biết chỉ thấy đau đầu. Sáng hôm sau, thấy gọi mãi mà ông D vẫn không tỉnh, gia đình mới vội ông D. thì mới đưa ông tới Bệnh viện.
Tại sao ông D vẫn tỉnh sau khi ngã xe? Có phải sau khi ngã xe bị chấn thương sọ não mà tỉnh thì nguy hiểm hơn? Khi nào đưa nạn nhân tới bệnh viện để giảm tỷ lệ tử vong và di chứng?
Video đang HOT
Bác sĩ Đồng Văn Hệ cho biết, khối máu tụ trong sọ sẽ hình thành từ từ. Sau khi gặp chấn thương nhẹ, khối máu tụ còn nhỏ nên người bệnh vẫn tỉnh do cơ chế tự điều chỉnh của não bộ.
Cho đến lúc khối máu tụ to hơn, áp lực trong sọ tăng dần và khiến người bệnh lơ mơ, hôn mê, liệt; gia đình mới đưa tới bệnh viện thì thường quá muộn.
Do đó, dù nạn nhân bị chấn thương đầu tỉnh táo hoặc đã bất tỉnh, đều cần phải tới bệnh viện để khám.
“Nhất là những người bệnh hôn mê, hay tỉnh những không nhớ tại sao họ ngã, khi nào họ ngã, hay ngã ở đâu. Không phải những người bệnh bị chấn thương sọ não tỉnh táo thì nguy hiểm hơn, mà những người còn tỉnh thì có nhiều cơ hội cứu sống hơn, nhiều cơ hội không bị di chứng hơn. Chỉ các bác sĩ, điều dưỡng mới phát hiện những dấu hiệu kín đáo khi bệnh nhân có khối máu tụ nhỏ, điều trị kịp thời cho nạn nhân” – Bác sĩ Đồng Văn Hệ cho biết.
Theo viettimes
Hệ lụy sức khỏe từ rượu, bia: Nỗi ám ảnh những ca tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông nghiêm trọng, mắc các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể... là những nguy hiểm mà các "ma men" sẽ phải đối mặt khi lạm dụng rượu, bia. Liệu điều này có được cải thiện tới đây khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống.
(Ảnh minh họa)
Bộ Y tế cho biết, theo nghiên cứu mới nhất được Tạp chí y khoa Lancet (Anh) công bố về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 - 2017, cho thấy Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010, gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tiêu thụ của Ấn Độ (37,2%).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018 cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp bốn lần người Singapore. Bình quân nam giới nước ta trong một năm tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 29 thế giới. Đặc biệt, 44% uống ở mức có hại, sáu lon bia, sáu chén rượu trong một lần uống.
Bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (60%); gây bạo lực gia đình, mất an toàn trật tự xã hội (30%). Có tới 70% người dân Việt Nam đều ít nhiều chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của rượu, bia.
Bốn ngày Tết nguyên đán năm 2018, một bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đón tiếp 254 bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông (TNGT). PGS, TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trung bình mỗi ngày viện tiếp nhận khoảng 60 trường hợp tai nạn giao thông, có những trường hợp chấn thương sọ não rất nặng, rất thương tâm mà chủ yếu do người tham gia giao thông sử dụng rượu bia, do không đội mũ bảo hiểm, hoặc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày Tết, kinh hoàng nhất với kíp trực là những ca nhập viện liên quan đến rượu, bia tăng cao. Tết nguyên đán 2019, ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhân bệnh nhân ngộ độc rượu ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả thanh niên mới 19 tuổi và phụ nữ trẻ.
Năm 2019 là năm chứng kiến nhiều ca tai nạn thương tâm do rượu gây ra. Tháng 1-2019, chiếc xe Ford Escape 5 đi với tốc độ kinh hoàng, gạt phăng nhiều xe trên đường khiến một cụ bà tử vong tại chỗ, bốn người bị thương nặng nhập viện. Ngày 13-2, tại Km 200 100, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hai tài xế trong cơ ma men đã không làm chủ tốc độ đã đâm trực diện vào nhau làm 12 người thương vong. Vụ tai nạn tại hầm Kim Liên làm hai người phụ nữ gục tại chỗ, vụ tai nạn thương tâm khiến một nữ công nhận quét rác bỏ lại hai đứa con bơ vơ... "Ma men" đã làm những ông chủ các phương tiện giao thông trở thành hung thần trên đường phố.
ThS, BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tượu, bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ năm trong số 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, tim mạch, ung thư.
Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là loại "độc chất" gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. "Lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị nhiễm trùng nói chung rất dễ tiến triển nặng, tăng nguy cơ tử vong so với bệnh nhân không dùng rượu, bia", BS Nguyên cho hay.
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh, do đó sử dụng nhiều rượu bia có thể gây ra một số các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng tấn công. Người nghiện rượu dễ bị kích động, thần trí không ổn định và trở nên bạo lực. Đã có những trường hợp giết người rất đau lòng chỉ vì sử dụng bia rượu dẫn tới không tự kiểm soát được hành vi.
Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc rượu gia tăng gần đây mới cân não các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc. Thị trường rượu thủ công đang bị bỏ ngỏ là lý do nhiều nơi sản xuất hám lợi, pha cồn vào rượu để kiếm lời bất chính. Methanol khi vào cơ thể chuyển thành chất độc. Nhiều trường hợp tử vong khi nồng độ cồn cao tới ngưỡng 687 mg/dL. Không ít các ca bệnh thoát chết nhưng để lại những di chứng ở não, mắt rất nặng nề do phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não.
Nỗi đau từ rượu, bia đã làm nhiều gia đình ly tán, bạo lực gia đình gia tăng và đi kèm đó là những gánh nặng bệnh tật... Điều đó dễ hiểu vì sao, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia ra đời lại nhận được sự ủng hộ rất lớn từ xã hội, đặc biệt là phái nữ. Rượu, bia từ vui đến lạm dụng đã là khoảng cách rất gần. Nếu không có những biện pháp hạn chế sự sẵn có của rượu bia, nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu, bia... thì sẽ có nhiều gia đình bị tước đi niềm vui sum họp, đoàn tụ.
HẢI NGÔ
Theo Nhân dân
BV Việt Đức cần 10.000 đơn vị máu để cấp cứu dịp Tết Nguyên đán 2020 Mỗi ngày, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 230 ca phẫu thuật. Từ nay đến Tết, BV cần khoảng 10.000 đơn vị máu để điều trị cấp cứu. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là Bệnh viện Ngoại khoa hạng đặc biệt tuyến cuối thường xuyên tiếp nhận những trường hợp cấp cứu nặng về tai nạn giao thông, tại nạn lao...