Phó Đô đốc Mỹ cảnh báo máy bay Trung Quốc ở Biển Đông
Việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ đến các “đảo nhân tạo” sẽ gây mất ổn định ở Biển Đông và không ngăn chặn được Mỹ bay tuần tra khu vực này.
Việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ đến các “đảo nhân tạo” sẽ gây mất ổn định ở Biển Đông và không ngăn chặn được Mỹ bay tuần tra khu vực này.
Đó là tuyên bố của Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.
Về các động thái ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Phó Đô đốc Joseph Aucoin nói trong một buổi họp báo ngày 15/2 ở Singapore: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trên biển, trên không, hoạt động trên khắp các vùng biển này… như chúng tôi đã làm từ rất lâu”. Ông nói thêm rằng điều đó bao gồm cả các hoạt động bay tuần tra Biển Đông.
Các nhà phân tích an ninh nhận định rằng Bắc Kinh sẽ bắt đầu sử dụng đường băng mới trên một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa… cho các hoạt động quân sự trong vài tháng tới. Tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm các chuyến bay dân dụng xuất phát từ Đảo Hải Nam đến đường băng dài 3.000m được xây dựng trên Đá Chữ Thập.
Mặc dù không nói cụ thể khi nào các máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quần đảo Trường Sa, nhưng Phó Đô đốc Aucoin gọi hành động này của Trung Quốc là gây bất ổn và sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về mục đích thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi lý đối với hầu hết diện tích Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố chủ quyền của Brunei, Malaysia, Philippines và Vietnam.
Video đang HOT
Cộng đồng thế giới ngày càng lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, một tuyến đường thương mại huyết mạch của thế giới có khối lượng thương mại trị giá 5.000 tỷ USD ssi qua, trong đó có lượng dầu nhập khẩu khổng lồ của các nước Đông Bắc Á..
Kể từ tháng 10/2015, hai tàu khu trục tên lửa của Mỹ đã tiến vào vùng 12 hải lý của các tính năng mà Trung Quốc chiếm đóng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong chiến dịch được gọi là tự do hàng hải.
Trung Quốc đã gọi động thái trên của Hải quân Mỹ là khiêu khích. Các quan chức Trung Quốc còn phản đối việc một máy bay B-52 của Mỹ bay gần một trong hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, Mỹ thường xuyên tiến hành các chuyến bay do thám và vận tải qua Biển Đông..
Mặc dù tàu chiến và tàu dân sự Trung Quốc thường xuyên bám sát tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, Phó Đô đốc Aucoin nói Mỹ và Trung Quốc tiếp tục duy trì tiếp xúc về hải quân và mối quan hệ này là “khá tích cực”. Ông Aucoin nói tiếp: “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc trong nhiều năm qua. Chúng tôi chỉ muốn họ (Trung Quốc) tôn trọng luật pháp quốc tế để các bên cùng thịnh vượng”.
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
TQ chính thức bãi bỏ chính sách một con và những nhận định ban đầu
Việc Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con, vốn áp dụng trong nhiều thập kỷ qua được cho là quá muộn và khó có thể giải quyết những vấn đề bất cập trong xã hội.
Ngày 29/10, Trung Quốc đã quyết định bãi bỏ chính sách một con vốn được áp dụng từ năm 1979 nhằm kiểm soát dân số. Quyết định được Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra sau cuộc họp về kế hoạch phát triển đất nước trong 5 năm tới.
Các cặp vợ chồng giờ đây được phép có hai con, chấm dứt chính sách giới hạn một con trong mỗi gia đình, vốn được áp dụng hơn 30 năm qua. Theo Tân Hoa Xã, quyết định này có hiệu lực "nhằm cân bằng phát triển dân số và đối phó với tình trạng già hóa của dân số".
Chính sách một con đã lỗi thời
Người Trung Quốc từng đổ xô ra nước ngoài sinh con để né tránh chính sách một con.
Sự thay đổi này được coi là một thông điệp chính trị mang tính bước ngoặt. Chính phủ Trung Quốc những năm qua đã dần nới lỏng chính sách một con. Theo thống kê không chính thức, Bắc Kinh thu về mỗi năm khoảng 3 tỷ USD tiền phạt những cặp vợ chồng vi phạm chính sách một con.
Con số khổng lồ này cũng nói lên một thực tế, nhiều người dân Trung Quốc sẵn sàng nộp phạt để từ bỏ chính sách một con. Việc sinh con thứ hai hay nhiều hơn luôn là một lựa chọn đối với những gia đình có đủ khả năng tài chính hoặc có lý do chính đáng.
Từ năm 2013, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, chính sách một con ở Trung Quốc "đang dần không còn phù hợp" với tình hình thực tế. Cho đến năm 2015, chính sách này ngày càng tạo ra nhiều kẽ hở hoặc chấp nhận những trường hợp ngoại lệ. Nhiều cặp vợ chồng ở vùng hẻo lánh, dân tộc thiểu số hay gia đình có vợ hoặc chồng là con độc nhất đã được phép có hai con.
Những gia đình có con đầu lòng bị mắc bệnh khuyết tật hay thậm chí chỉ có một con gái (ở một số tỉnh) cũng được cho phép có đứa con thứ hai. Trên thực tế, chính sách một con vốn không được áp dụng hiệu quả đối với tầng lớp giàu có, nếu như chỉ đơn thuần áp dụng hình thức phạt tiền.
"Trung Quốc đã bắt đầu nhận thấy cuộc khủng hoảng chưa thể có hồi kết vì sự thay đổi kết cấu dân số", ông Wang Feng, giáo sư tại Đại học Phúc Đán và là nhà nghiên cứu nhân khẩu hàng đầu ở Trung Quốc nói trên CNN.
Chính sách một con không hiệu quả và không cần thiết vì tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm từ khi quyết định này đi vào hiệu lực. "Lịch sử sẽ nhìn nhận chính sách một con là một trong những sai lầm trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc", ông Wang nhận định.
Người Trung Quốc không muốn sinh con thứ hai
Ngày nay, nhiều gia đình Trung Quốc từng muốn sinh con thứ hai thường đã có hai đứa trẻ. Do đó, người dân Trung Quốc hiện có xu hướng không lựa chọn có con thứ hai. Ở thời điểm chính sách một con được nới lỏng vào năm 2013, khoảng 10-20 triệu cặp vợ chồng đủ điều kiện có hai con. Nhưng đến tháng 5/2015, ít hơn 1,5 triệu cặp đôi đã lựa chọn kế hoạch này.
Chính sách thay đổi về sinh đẻ của Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không châm ngòi cho sự bùng nổ dân số. Chính phủ Trung Quốc về cơ bản đã không còn giữ lập trường khống chế tỷ lệ trẻ em thứ hai sinh ra trong mỗi gia đình. Nhưng trên thực tế, quyết định này đã không theo kịp với xu hướng bên trong xã hội Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng như nhiều chính phủ khác trên thế giới, đã nhận ra rằng ở khu vực đô thị, nơi có tỷ lệ dân số được giáo dục tốt hơn thường không muốn xây dựng gia đình có đông người. Tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) hiện đang duy trì mức thấp ở Trung Quốc, chỉ vào khoảng 1,5. Con số này sẽ khó có thể được giải quyết bằng cách chính thức bãi bỏ chính sách một con.
Mei Fong, tác giả cuôn sách phân tích về chính sách một con ở Trung Quốc trong quá khứ và hiện tại nhấn mạnh rằng, phụ nữ Trung Quốc ngày nay cảm thấy việc có một đứa trẻ cũng đồng nghĩa với khả năng phải đánh đổi sự nghiệp mà họ đã phải rất vất vả mới có được.
Như vậy, việc Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con sẽ không tạo nên một sự thay đổi lớn. Chi phí nuôi dạy con ngày càng cao ở Trung Quốc sẽ khiến nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không muốn có thêm con dù chính phủ đã chính thức cho phép.
Mặc dù hiểu rõ những hệ quả của tình trạng dân số già, Bắc Kinh một mặt khuyến khích mỗi gia đình có hai con, một mặt vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ đến quyết định sinh sản, bao gồm việc hạn chế những phụ nữ độc thân muốn tự mình có con riêng.
Trên đây mới chỉ là những nhận định ban đầu, cơ bản giải thích lý do chính quyền TQ đưa ra quyết định loại bỏ chính sách một con. Những lý do sâu sa, thôi thúc Trung Quốc thay đổi một chính sách quan trọng đối với xã hội ở nước này cần thêm thời gian tìm hiểu và nghiên cứu - PV.
Đăng Nguyễn (theo The Diplomat)
Theo_Người Đưa Tin
Nga cảnh báo chiến tranh toàn diện ở Syria Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev lên án ý định của một số quốc gia nhằm thực hiện hoạt động quân sự trên bộ ở Syria. Người đứng đầu Chính phủ Nga cảnh báo, điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện ở quốc gia Trung Đông này. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo chiến tranh toàn diện ở...