Phổ điểm các khối thi lệch phải, điểm chuẩn ĐH y dược năm nay thế nào?
Năm nay, số lượng thí sinh đạt trên 27 điểm ở các tổ hợp xét tuyển truyền thống tăng mạnh, phổ điểm lệch phải. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, khả năng điểm chuẩn khối ngành y dược cũng sẽ tăng cao.
Kết quả phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho thấy một số khối thi truyền thống có tổng điểm cao hơn năm trước. Cụ thể điểm thi theo tổ hợp 03 môn xét tuyển Toán, Vật lí, Hóa học: Điểm trung bình là 21,46 điểm, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 23 điểm.
Tổ hợp Toán, Hóa học, Sinh học: Điểm trung bình là 20,36 điểm, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 22 điểm.
Tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Điểm trung bình là 18,5 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19 điểm.
Tổ hợp Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh: Điểm trung bình là 18,19 điểm, tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 19 điểm.
Tổ hợp Toán, Vật lí, Tiếng Anh: Điểm trung bình là 20,07 điểm; tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất là 21 điểm.
Điểm chuẩn ĐH y dược 2020 dự báo tăng cao. (ảnh minh họa)
Theo thông tin từ TS Vũ Xuân Giang – Trưởng phòng Đào tạo Đại học Dược Hà Nội, qua theo dõi kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như độ khó của đề thi năm nay, dự đoán điểm trúng tuyển vào trường năm 2020 có thể cao hơn những năm trước. Tuy nhiên, đây mới là dự đoán dựa trên mức độ khó dễ của đề thi tốt nghiệp THPT, mức tăng cụ thể cần có sự tính toán căn cứ vào điểm thi thực tế của thí sinh đã được công bố.
Trong khi đó GS.TS Nguyễn Hữu Tú – Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết, điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 2020 không nằm ngoài xu hướng chung và sẽ cao hơn năm trước. Trường đào tạo nhiều ngành khác nhau, mức điểm vào từng khoa cũng khác nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược TP.HCM thì số lượng thí sinh có điểm cao năm nay nhiều hơn. Từ đó có thể đưa ra dự báo điểm chuẩn sẽ tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên mức độ tăng này còn tùy thuộc từng ngành, số lượng thí sinh và chất lượng thí sinh cụ thể.
Video đang HOT
Cùng nhận định như trên, PGS Nguyễn Văn Khải – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cho rằng dự kiến điểm chuẩn khối A năm nay chắc chắn tăng nhưng tăng với mức nào thì chưa thể khẳng định. Riêng khối B, do có môn sinh điểm không được cao sẽ kéo tụt điểm tổ hợp khối B xuống nên điểm chuẩn có tăng cũng không đáng kể.
PGS.TS Trần Viết An – Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho biết, trường tuyển sinh cả nước với chỉ tiêu dự kiến là 1.480 sinh viên cho 10 ngành đào tạo. Chỉ tiêu xét đợt 1 cho từng ngành có thể thay đổi 10-20% để phù hợp với nhu cầu và mức điểm chung của ngành. Số lượng chỉ tiêu phân bổ cụ thể năm 2020 sẽ dành tối thiểu 85% cho thí sinh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, các tỉnh còn lại không vượt quá 15%.
“Điểm chuẩn ngành Y khoa với ngành học hiếm nếu trúng tuyển hệ theo nhu cầu xã hội sẽ thấp hơn 1 điểm so với hệ đại trà, nếu trúng tuyển theo hệ 3T sẽ thấp hơn 2 điểm so với hệ đại trà.
Về điểm chuẩn của hệ đào tạo theo nhu cầu, hiện giờ cũng rất khó để dự đoán bởi điểm trúng tuyển phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký và chỉ tiêu đào tạo.
Trong trường hợp thí sinh trúng tuyển cả hệ đại trà và theo nhu cầu xã hội thì có thể lựa chọn để học 1 trong 2 nguyện vọng”, PGS.TS Trần Viết An cho hay.
Theo Bộ GD&ĐT, sau khi có kết quả thi THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi.
Các thí sinh phúc khảo bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT.
Thời gian điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 9/9-16/9 với hình thức trực tuyến và từ 9/9-18/9 với hình thức điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển.
Phương án điều chỉnh trực tuyến chỉ được chấp nhận khi số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu trong phiếu đăng ký dự tuyển.
Nếu thí sinh điều chỉnh bằng phiếu đăng ký xét tuyển được quyền điều chỉnh tăng thêm số lượng nguyện vọng so với số lượng đã đăng ký ban đầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển và phải nộp bổ sung lệ phí cho số nguyện vọng tăng thêm theo quy định.
Các trường khối Y- Dược tăng học phí ra sao trong năm học 2020-2021?
Năm học 2020-2021 các trường đại học trong khối ngành sức khoẻ đều dự kiến điều chỉnh tăng mức học phí từ vài triệu đến chục triệu đồng/năm học.
Một trong những nội dung đang được nhiều thí sinh quan tâm là mức học phí các trường sẽ áp dụng sau khi Luật Giáo dục đại học có hiệu lực, cho phép các trường được thực hiện quyền tự chủ về học thuật, tài chính, nhân sự; được tự hoạch toán, đưa ra mức học phí theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Đại học Y Dược TP.HCM ngành cao nhất 70 triệu
Theo đề án tuyển sinh 2020 của Đại học Y dược TP.HCM mới công bố cao hơn gần 5 lần so với mặt bằng chung của các trường đại học khác ở Việt Nam.
Cụ thể, trường dự kiến mức học phí năm 2020-2021 ngành y khoa là 68 triệu đồng/năm, ngành răng - hàm - mặt 70 triệu đồng/năm, ngành dược học là 50 triệu đồng/năm, ngành kỹ thuật phục hình răng là 55 triệu đồng/năm.
Học phí các ngành điều dưỡng, điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi y học, kỹ thuật phục hồi chức năng là 40 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại có học phí từ 30-38 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ tăng 10%. Trong khi đó, mức học phí hiện tại của Đại học Y Dược TP.HCM chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương ứng 13 triệu đồng/năm. Mức học phí dự kiến mới tăng từ 3-5 lần so với mức học phí cũ.
Đại học Y Hà Nội chưa tăng học phí
Trong đề án tuyển sinh của Đại học Y Hà Nội vừa mới công bố, phần học phí dự kiến, nhà trường cho biết sẽ thu theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP và theo Quyết định tự chủ của Đại học Y Hà Nội khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực.
Hiện nhiều thí sinh cũng đang lo lắng và mong muốn nhà trường công khai cụ thể mức thu học phí theo từng tháng, từng năm học.
GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện Đại học Y Hà Nội chưa thực hiện tự chủ đại học nên thu theo quy định của Nhà nước, không tăng quá cao như một số luồng ý kiến dư luận đang lo lắng hiện nay.
Sinh viên Đại học Y Hà Nội trong giờ học thực hành. (Ảnh minh hoạ)
Đại học Y Dược Hải Phòng tăng 1,4 triệu/tháng
Với Đại học Y Dược Hải Phòng, trong đề án truyển sinh nêu rõ học phí sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 -Điều 5, chương II, Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 là 1.430.000 đồng/tháng.
Mức học phí trường đưa ra thấp hơn nhiều lần so với một số trường cùng đào tạo ngành y dược. Giải thích về điều này PGS.TS Nguyễn Văn Khải, Hiệu trưởng Đại học Y Dược Hải Phòng cho biết, dù Luật Giáo dục đại học sửa đổi đã có hiệu lực và cho phép các trường đại học thực hiện tự chủ, nhưng với khối ngành y dược, hiện đang chờ quyết định giao quyền tự chủ của Bộ Y tế.
"Chỉ khi có quyết định thì các trường y dược mới được quyền tự chủ, tự hạch toán, tổ chức bộ máy. Hiện chưa có quyết định nên nhà trường vẫn thu học phí theo quy định đối với các cơ sở giáo dục công lập chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên theo nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ", ông Khải nói.
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến tăng học phí
Hiện mức học phí đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 11,8 triệu đồng/năm, nếu thu theo tín chỉ là 305 nghìn đồng/tín chỉ. Còn sinh viên ngoại tỉnh là 22 triệu đồng/năm, nếu thu theo tín chỉ là 560 nghìn đồng/tín chỉ.
Mặc dù hiện nay Đại học Y Phạm Ngọc Thạch chưa công bố mức thu cụ thể cho khóa tuyển sinh mới 2020-2021. Tuy nhiên, trước đó trường từng công bố dự kiến mức học phí quy định riêng cho sinh viên có hộ khẩu tại TP.HCM và thí sinh có hộ khẩu tại các địa phương khác.
Trong đó, mức học phí cao nhất là 30 triệu đồng/năm học dành cho nhóm đối tượng thực hiện tự chủ nhưng không còn đào tạo theo nhu cầu thành phố với các ngành: y đa khoa, răng hàm mặt, dược học, khúc xạ nhãn khoa, điều dưỡng, xét nghiệm y học, kỹ thuật y học.
Với thí sinh không có hộ khẩu TP.HCM, nhà trường dự kiến thu học phí cao hơn. Trong đó học phí được phân thành 2 loại (chưa thực hiện tự chủ và khi thực hiện tự chủ) và ở mỗi loại học phí cũng khác nhau cho từng nhóm ngành.
Mức học phí cao nhất được nhà trường dự kiến sẽ lên tới 44 triệu đồng/năm/sinh viên với nhóm khi thực hiện tự chủ và áp dụng cho các ngành: y đa khoa, răng hàm mặt, dược học và khúc xạ nhãn khoa.
Trước đây, khi các trường khối ngành sức khoẻ chưa thực hiện tự chủ, ngoài phần học phí sinh viên đóng thì các nhà trường còn được hỗ trợ tài chính từ Bộ Y tế. Do đó, sinh viên chỉ đóng học phí một phần, phần còn thiếu nhà nước sẽ bù vào.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, Bộ Y tế sẽ không còn hỗ trợ, các trường trong khối ngành sức khoẻ sẽ phải tự chủ đại học nên hầu hết có hướng thu học phí cao hơn để lấy thu bù chi và có tích luỹ để đầu tư.
Trao đổi với với báo chí, ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, Bộ sẽ có văn bản gửi Bộ GD&ĐT để làm rõ xem các trường được tự chủ chi thường xuyên xây dựng học phí thế nào, có cần khống chế mức trần không?.
Theo ông Thắng, mức học phí tăng gấp 4-5 lần sau 1 năm là quá cao, nếu tăng cần có lộ trình phù hợp. Tăng một lúc quá nhiều sẽ khiến rất nhiều học sinh thuộc nhóm đối tượng không đến mức nghèo để được hỗ trợ bị chơi vơi, không có cơ hội học tập.
Năm 2020: Điểm chuẩn các trường khối ngành y, dược sẽ biến động ra sao? Nhiều trường khối ngành Y, Dược dự báo, điểm trúng tuyển theo phương thức xét dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay có thể tăng cao hơn năm trước. Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS Vũ Xuân Giang, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Dược Hà Nội cho biết, qua theo dõi kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng như mức độ...