Phó cục trưởng Campuchia chết vì Covid-19
Ông Uy Sovannarith, 55 tuổi, phó cục trưởng thuộc Bộ Giao thông Công chính Campuchia, qua đời hôm 18/4, chỉ sau vài ngày dương tính với nCoV.
Bộ Giao thông Công chính Campuchia (MPWT) hôm qua thông báo ông Uy Sovannarith, phó cục trưởng Cục Giao thông Đường bộ, qua đời lúc 11h30.
Ông là một trong ba quan chức MPWT được xác định nhiễm nCoV hôm 14/4 và cả ba người đều là thành viên trong cùng gia đình. Vợ và con trai ông Sovannarith cũng đang được điều trị Covid-19.
Video đang HOT
Phó cục trưởng Cục Giao thông Đường bộ thuộc Bộ Giao thông Công chính Uy Sovannarith. Ảnh: Khmer Times .
Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết về trường hợp tử vong của ông Sovannarith. Ông là ca tử vong thứ ba vì Covid-19 của Campuchia chỉ trong ngày 18/4, dù nước này đang thắt chặt các biện pháp phong tỏa và áp giờ giới nghiêm để ngăn chặn dịch bệnh.
Campuchia hiện ghi nhận gần 6.400 ca nhiễm và tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khi một số người dân, thậm chí là quan chức cảnh sát, vi phạm quy định phong tỏa.
Thủ tướng Hun Sen hôm 17/4 cho biết ông đang xem xét gia hạn lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao lân cận nếu người dân không tuân thủ những biện pháp hạn chế được giới chức áp dụng. Bộ Tư pháp cũng cảnh báo những người vi phạm lệnh cấm sẽ bị trừng phạt.
Để đối phó ca Covid-19 tăng nhanh, Campuchia đã bố trí hàng nghìn giường bệnh tại các trung tâm tổ chức tiệc cưới ở Phnom Penh. Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia Li Ailan từng cảnh báo nước này đang “đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia” do Covid-19.
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
Campuchia ra lệnh phong tỏa thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao trong 14 ngày, bắt đầu từ 15/4, để đối phó với tình trạng ca nhiễm gia tăng.
Theo tuyên bố của chính phủ Campuchia, từ 15/4 đến 28/4, người dân tại Phnom Penh và Takhmao bị cấm tụ tập và rời khỏi nhà vì mục đích không thiết yếu. Cụ thể, họ được phép đến bệnh viện, mua thực phẩm và nhu yếu phẩm ba lần một tuần, chỉ hai người ở mỗi hộ gia đình được phép ra ngoài.
Quân đội Campuchia chuẩn bị giường cho bệnh nhân Covid-19 tại một hội trường tiệc cưới được chuyển thành bệnh viện dã chiến ở Phnom Penh ngày 11/4. Ảnh: AFP .
Nhà báo, nhà ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhân viên tổ chức phi chính phủ, cán bộ nhà nước được phép đi làm nhưng phải mang theo giấy tờ chứng minh công việc. Chỉ các cửa hàng và dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động. Phnom Penh và Takhmao cũng áp lệnh giới nghiêm vào buổi tối, kéo dài từ 20h đến 5h sáng hôm sau.
Đây là lần đầu tiên Campuchia phong tỏa thủ đô kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Bộ Y tế Campuchia ngày 14/4 ghi nhận thêm 178 ca mới, trong đó 149 trường hợp ở Phnom Penh. Tổng cộng nước này báo cáo hơn 4.800 ca nhiễm và 35 người chết.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng hai khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ. Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan hồi đầu tuần cảnh báo nước này đang "đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia" do Covid-19.
Khoảng một triệu trong số 12 triệu người Campuchia đủ điều kiện tiêm chủng đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Sinopharm hoặc Sinovac của Trung Quốc hoặc vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ. Campuchia đã được bàn giao hơn hai triệu liều vaccine Covid-19 và sẽ nhận thêm 8 triệu liều kể từ cuối tuần này cho đến tháng 8.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/4: Trên 63.100 ca tử vong; Số ca bệnh mới tăng mạnh ở Thái Lan, Malaysia Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 17.252 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 63.110 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại...