Phó Chủ tịch Quốc hội: Nhìn danh sách bầu cử là biết “quân xanh, quân đỏ”
Chiều 23/9, UB Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự an luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bình luận: “Bầu cử ở ta, nhìn vào danh sách là biết quân xanh, quân đỏ”.
Đề cập đến vấn đề cơ cấu tuổi, giới, thành phần trong bầu cử, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị cần quan tâm đến điều này, nếu không có người sẽ rơi vào thế yếu, đừng để những người khi bước vào bầu cử đã nghĩ mình là “quân xanh”.
Dẫn số liệu tỉ lệ nữ giảm dần trong 3 kỳ bầu cử gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị nên lồng ghép bình đẳng giới vào nguyên tắc lập danh sách ứng cử viên để đảm bảo yêu cầu.
Cho rằng thực tế ở nước ta chưa cần luật riêng về tỉ lệ giới trong bầu cử nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần một điều quy định về vấn đề này, ví dụ mỗi giới không cao hơn 65% hoặc 70% hay không được thấp hơn 30% hoặc 35%. Nếu không quy định cứng trong luật thì tỉ lệ nữ có thể sẽ tiếp tục giảm trong những lần bầu cử tiếp theo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Nhìn vào danh sách bầu cử được lập đã thấy cơ cấu, nhìn vào là biết quân xanh, quân đỏ”.
“Kinh nghiệm của các nước là luật quy định rõ tỉ lệ thành phần giới tham gia bầu cử. Trong khi ở ta, cũng bầu cử nhưng nhìn vào danh sách được lập đã thấy cơ cấu, nhìn vào là biết quân xanh, quân đỏ” – Phó Chủ tịch Kim Ngân so sánh.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng đồng tình quan điểm cần có quy định rõ nguyên tắc giới thiệu phân bổ người ứng cử. Ông Phúc phản ánh tình trạng có cơ quan 2 người ra ứng cử, cả thủ trưởng và cấp phó ứng cử trúng cả hai.
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ khái quát: “Có danh sách ứng cử chênh lệch nhau cơ bản, cử tri nói ta nhiều, chênh lệch quá xa, một ông GS và một cô trung cấp chênh nhau quá. So với ông nam trình độ to tướng, nữ trung cấp thì sao trúng được. Điều này có phần do chủ quan địa phương. Do đó chúng ta nên đưa vào luật để thực hiện”.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng tỏ ra “sốt ruột”, cho rằng phải xử lý vấn đề này, nếu không tỉ lệ nữ không bao giờ đạt như yêu cầu.
Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị xem xét lại nguyên tắc xác định người trúng cử. Dự thảo quy định trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử. Điều này, theo bà Doan là chưa phù hợp vì người có nhiều sáng tạo, trẻ tuổi mà có tài, người có nhiều đóng góp chưa chắc là người nhiều tuổi.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu quan điểm ủng hộ hai hình thức vận động bầu cử là người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri do UB MTTQ các cấp ở địa phương nơi mình ứng cử tổ chức và vận động qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, bà Mai phản ánh việc vận động qua phương tiện thông tin đại chúng có sự không đồng đều, công bằng. Như ứng viên của Đoàn thanh niên có báo của thành đoàn ủng hộ, ứng viên phụ nữ có báo phụ nữ ủng hộ khiến có người xuất hiện nhiều, có người xuất hiện ít. Theo bà phải có quy định đảm bảo hạn chế bớt việc một số ứng viên rơi vào thế yếu khi không có cơ quan hỗ trợ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, có thể quy định cứng luôn trong luật là mỗi ứng viên ĐBQH có 1-2 bài trên báo địa phương.
Về chế định Hội đồng bầu cử quốc gia, nhiều ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần được tiếp tục rà soát, làm rõ thêm để bảo đảm các quy định của Luật về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, cơ cấu tổ chức của Hội đồng này phù hợp với nội dung và tinh thần của Hiến pháp.
Cụ thể là nội hàm của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, trách nhiệm của Hội đồng này đến đâu trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; vai trò của Hội đồng bầu cử quốc gia trong chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; mối quan hệ giữa Hội đồng bầu cử quốc gia với chính quyền địa phương, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương cũng như với các cơ quan, tổ chức khác tham gia vào quy trình bầu cử…
Bà Trương Thị Mai đề nghị quy định rõ thẩm quyền của Hội đồng vì các luật liên quan chưa đề cập.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền nhấn mạnh, luật này có nhiệm vụ cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, tuy nhiên, dự thảo chưa làm nổi bật được về chỉ đạo hướng dẫn, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn… Có ý kiến cho rằng vì đây là vấn đề lớn và mới nên cần bàn thêm, trong đó có thành phần Hội đồng.
Báo cáo thẩm tra dự án luật, UB Pháp luật của Quốc hội cho biết, nhiều đại biểu nhất trí với tờ trình của Chính phủ về việc chưa thể tổ chức để công dân Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quyền bầu cử ở nước ngoài vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do các điều kiện kỹ thuật chưa thể bảo đảm thuận tiện cho công tác đăng ký công dân, xác định đơn vị bầu cử, tổ chức chuyển phiếu bầu cử và bỏ phiếu đồng thời với cuộc bầu cử ở trong nước. Tuy nhiên, đây là các vấn đề cần được tiếp tục tổng kết, nghiên cứu để có thể sớm có cơ chế thích hợp nhằm bảo đảm quyền bầu cử của một bộ phận công dân đang sinh sống, lao động, học tập ở nước ngoài, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân và tăng cường mối liên hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
P.Thảo
Theo Dantri
Bé gái 4 tuổi bị đánh dã man: Hàng xóm từng quỳ gối xin tha
Chứng kiến hai vợ chồng Minh - Trang hành hạ con, một người hàng xóm đã lao vào can ngăn, thậm chí quỳ để xin tha cho cháu nhưng hai vợ chồng này vẫn bỏ ngoài tai.
Giải cứu bé gái 4 tuổi khỏi "miệng hùm"
Chiều 14/9, chúng tôi quay trở lại khu nhà trọ tại khu phố Nội Hóa 2 (phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi cháu Đỗ Thị Kim Ngân (4 tuổi) bị chính cha mẹ ruột là Đỗ Trọng Minh (27 tuổi, quê Đồng Nai) và Nguyễn Thị Thùy Trang (26 tuổi, quê Vĩnh Long) hành hạ dẫn đến chấn thương sọ não.
Vừa đến đầu khu phố, chúng tôi đã nghe bà con bàn tán xôn xao về vụ việc. Nhiều người bày tỏ thái độ bức xúc, căm phẫn trước hành động dã man của hai vợ chồng này.
Sau 3 ngày được giải cứu, trên mặt và tay chân bé Ngân vẫn còn chi chít vết bầm đen.
Bé 4 tuổi bị bạo hành: Phẫn nộ cách "dạy con" của cặp vợ chồng trẻ
Chị Trần Thị Mỹ Hạnh, chủ nhà trọ nơi vợ chồng Minh - Trang thuê ở, bức xúc cho biết: "Hai vợ chồng nó chuyển đến đây thuê trọ từ tháng 4/2014. Minh đi làm bảo vệ, còn Trang làm công nhân may. Những tháng gần đây, tôi liên tục nhận được thông báo từ những người thuê trọ rằng hai vợ chồng Minh - Trang đánh bé Ngân. Tôi định đi báo công an nhưng do chưa thấy tận mắt nên không có cơ sở. Tôi chưa kịp đi báo công an thì sự việc động trời xảy ra".
Chị Trần Thị Quế Nhàn (21 tuổi, quê Sóc Trăng), người đầu tiên giải cứu bé Ngân, cho biết: "Khoảng 16h ngày 12/9, tôi cùng một số anh em tổ chức ăn uống trong phòng cùng dãy trọ với vợ chồng Minh - Trang. Tại đây, anh Lê Văn Cơ nói rằng những ngày gần đây, anh thường xuyên thấy vợ chồng Minh - Trang đánh đập bé Ngân. Tối hôm 11/9, nghe bé Ngân khóc thét, đến chiều nay thì không thấy bé đâu".
Chị Nhàn đang chăm sóc bé Ngân tại bệnh viện.
"Sau khi tiệc tàn, mọi người thấy Minh ngồi trước cửa phòng. Nhìn qua cánh cửa sổ, tôi và anh Cơ thấy bé Ngân nằm bệt trên nền nhà, hai mắt sưng tím, khắp khuôn mặt bị bầm. Mọi người liên tục gọi nhưng bé Ngân không trả lời. Nhiều vết thương trên người bé bị kiến bò vào cắn. Chứng kiến cảnh này, chúng tôi không cầm lòng được", chị Nhàn kể lại.
Chị Nhàn kể tiếp: "Khi đó, Trang nói: 'Con tôi nó lì, hai vợ chồng tôi dạy, sao mọi người lại can thiệp'. Lúc bấy giờ, Minh lại nói bé Ngân bị ngã nên có nhiều vết thương như vậy. Chúng tôi bảo đưa bé đi bệnh viện nhưng Minh - Trang không đồng ý. Buộc lòng chúng tôi phải dùng biện pháp mạnh đối với vợ chồng Minh - Trang để đưa bé Ngân đi cấp cứu".
Căn nhà trọ (khoanh tròn đỏ), nơi hai vợ chồng Minh - Trang sinh sống.
Vụ cháu bé 4 tuổi bị bạo hành dã man: Bé Ngân không phải con ruột!
Chị Hạnh, chủ nhà trọ, nói: "Sau khi bé Ngân được chị Nhàn và những người xóm trọ đưa đi cấp cứu, hai vợ chồng Minh, Trang vội bỏ chạy và trèo tường vượt qua bên phía nhà tôi để trốn vì sợ công an bắt. Khi cả hai quay lại phòng trọ lấy đồ thì bị mọi người giữ lại chờ công an đến làm việc".
"Trước đây, có một chị ở trọ tên Kim đang trong phòng trọ nghe tiếng bé Ngân khóc thét nên chạy qua phòng kiểm tra thấy Minh đang đánh bé Ngân. Chị này nói cháu nó còn nhỏ, sao anh lại đánh vậy, Minh đáp lại: 'Con tôi, tôi dạy, chị đừng xía vào. Nói rồi Minh tiếp tục đánh. Thấy thương bé Ngân nên chị này đã quỳ xuống xin Minh đừng đánh cháu nhưng Minh vẫn bỏ ngoài tai. Người này còn nói: 'Anh chị không nuôi được cháu, cho tôi xin làm con nuôi', nhưng vợ chồng Minh - Trang không chịu", chị Hạnh kể thêm.
Chị Bằng Lăng, chủ tiệm tạp hóa trước dãy nhà trọ, cho biết: "Cách đây khoảng 2 tháng, bé Ngân ra mua đá, thấy mặt mày bầm tím nên tôi hỏi thì cháu kể rằng bị ba đánh. Cháu còn nói: 'Con bị ba đánh vào mặt nhưng cô đừng hỏi ba con'. Thấy thương con bé quá. Nhiều lần cho cháu cây kẹo, hộp sữa cũng phải lén lén, nếu không con bé sẽ bị ba nó đánh".
Công an thị xã Dĩ An - Bình Dương cho biết, cơ quan này đang xem xét khởi tố Đỗ Trọng Minh và vợ Nguyễn Thị Thùy Trang vì hành vi cố ý gây thương tích. Hiện Công an thị xã Dĩ An đã tạm giữ hình sự cả hai đối tượng này.
Trong diễn biến khác, bác sĩ Nguyễn Minh Khôi - Trưởng Khoa Ngoại thần kinh và Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết: "Khi chụp CT, phát hiện bé Ngân bị xuất huyết lưới nhện, một dạng chấn thương sọ não. Về ngoại hình, hai mắt bé bị bầm nên mở mắt không to được. Bé Ngân bị chấn thương vùng mặt, sắp tới sẽ cho bé dùng thuốc tan máu bầm, thuốc kháng sinh trị các vết trầy xước, sau đó sẽ chụp CT để kiểm tra lại".
Theo Kham pha
Dâm phụ giết chồng chẳng kém Phan Kim Liên gây bức xúc Gian phu, dâm phụ lập kế hoạch loại bỏ 'cái gai' trong mắt để có thể thoải mái đến với nhau, và nạn nhân chính là người chồng của những "Phan Kim Liên' này. Dâm phụ giết chồng chẳng kém Phan Kim Liên gây bức xúc Những vụ án chấn động khiến bao người ngỡ ngàng khi trong ngôi nhà nhỏ tưởng chừng...