Việt Nam trong top 10 quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu
Việt Nam trong top 10 quốc gia ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD vào các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.
Theo đánh giá từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện nằm trong top 10 nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chịu ro cao từ biến đổi khí hậu, nhất lừ lũ lụt và bão tố. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ tổn thương trước hiện tượng nước biển tăng. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1 m, thì hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố, đến năm 2100 nếu nước biển dâng 1m thì vùng ĐBSCL và TP HCM sẽ mất 7,6 triệu tấn lúa tương đương tổng sản lượng cả vùng.Ước tính mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD vào các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.
Ông Trương Đức Trí, Phó cục trưởng Cục biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT cho biết, hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đang được triển khai thí điểm ở một số địa phương. Ngoài các mô hình thứch ứng của nông nghiệp với biến đổi khí hậu thì thông, trong đó chương trình Khoa học công nghệ Quốc gia về Biến đổi khí hậu đang hướng tới mục tiêu giúp người nông dân vùng ven biển chuyển đổi cây, con giống có khả thích ứng với nước mặn cao ở ven biển. Cụ thể hệ sinh thái rừng trồng ngập mặn ven đang được triển khai động bộ ở 29 tỉnh/ thành ven biển.
Phố cổ Hội An chìm trong đợt lũ lụt sau bão số 15 diễn ra năm ngoái. (Ảnh: Khánh Hồng)
Video đang HOT
Hôm nay (24/9), tại Thái Nguyên sẽ diễn ra Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (gọi tắt là Chiến dịch) do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia.
Việt Nam đã tham gia hưởng ứng Chiến dịch từ năm 1994. Đến nay, Chiến dịch đã được các Bộ ngành, đoàn thể, địa phương và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thông qua nhiều hoạt động hiệu quả.
Tại Chiến dịch Làm cho thế giới sạch diễn ra hôm nay hàng trăm đại biểu và người dân của thành phố Thái Nguyên sẽ ra quân trồng cây xanh và làm vệ sinh môi trường trên các tuyến đường trên địa bàn; ra quân vệ sinh môi trường cấp quận/huyện để hưởng ứng thu gom rác, vớt rác trên kênh, mương thoát nước, nạo vét cống rãnh…
Nhân dịp này, Bộ TN&MT tiếp tục gửi thông điệp mong muốn các tổ chức, cá nhân, các tỉnh/thành phố trên cả nước hãy có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường bằng những việc làm thật đơn giản như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu; cùng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố, công viên…
Phạm Thanh
Theo dantri
Bằng mọi biện pháp phải cấp nước sạch cho người dân
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Nước sạch, vệ sinh môi trường vẫn là vấn đề khẩn cấp, vì vậy phải nỗ lực đảm bảo.
Tại Hội nghị trực tuyến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn, do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 24/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Bằng mọi giải pháp, đặc biệt là khơi thông những nguồn lực đột phá, thực hiện thành công mục tiêu cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường cho người dân.
Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (2012-2015) còn 1 năm nữa là kết thúc giai đoạn và chuyển sang triển khai kế hoạch mới.
Nhìn chung các mục tiêu cơ bản đã và có khả năng đạt kế hoạch, tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại về khả năng đảm bảo nước sạch, thực trạng môi trường nông thôn hiện nay ở một số khu vực, đối tượng cụ thể đang có những tác động xấu, đáng báo động.
Sau khi nghe và đánh giá các báo cáo, ý kiến phát biểu từ các địa phương, đơn vị thực hiện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của chương trình; ghi nhận những cố gắng, kết quả các địa phương, đơn vị đã đạt được trong triển khai chương trình.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nêu rõ: "Nước sạch, vệ sinh môi trường vẫn là vấn đề khẩn cấp, vì ngay tại Hà Nội nước cũng nhiễm arsenite hoặc ở tận Cà Mau nước ngầm cũng có dấu hiệu ô nhiễm; trên cả nước còn hàng vạn hộ gia đình phải sử dụng nước không hợp vệ sinh ở khắp mọi miền...".
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì Hội nghị trực tuyến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn
Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hữu trách phải nỗ lực thực hiện bằng được các mục tiêu cơ bản của chương trình mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đảm bảo cho người dân, nhất là người dân nông thôn, có đời sống ngày càng tốt hơn, đảm bảo vệ sinh hơn.
Phó Thủ tướng cho rằng, những hạn chế, điểm làm chưa tốt trong triển khai chương trình thời gian qua là vốn thiếu, mô hình quản lý còn lúng túng, chưa phù hợp, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay... Chính vì vậy, các địa phương, đơn vị cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao quyết tâm của các cấp chính quyền, thay đổi nhận thức của người dân về sinh hoạt, môi trường, cũng như nếp sống tập quán của một số vùng khó khăn, vùng dân tộc...
Đồng thời, tiếp tục rà soát, làm tốt công tác quy hoạch, trên cơ sở đó họp riêng với các địa phương, các lĩnh vực mà thời gian qua triển khai đạt hiệu quả thấp và gặp khó khăn để có chính sách thúc đẩy. Trong đó, lưu ý tạo điều kiện tối đa, hướng dẫn các địa phương triển khai chương trình điểm về cấp nước sạch theo mô hình kết hợp công-tư, các mô hình xã hội hóa khác, giảm bớt sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách.
Trong giai đoạn cuối của chương trình (2014-2015), các ộ, ngành cần cân đối, bố trí đảm bảo nguồn vốn kế hoạch, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực, các cơ chế phù hợp với tình hình mới để triển khai chương trình giai đoạn 2016-2020./.
Theo_VOV
Bí thư Hà Nội: "Phí dọn rác cả tháng bằng chén nước chè" Cho rằng phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình hiện nay quá thấp, chỉ bằng chén nước chè bán ngoài phố, Bí thư Hà Nội đề nghị điều chỉnh mức thu này. Phát biểu tại Hội nghị giao ban toàn thành phố Hà Nội về công tác xử lý nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường sáng 24/6,...