Phó Chủ tịch Korean Air dính “phốt” cướp quyền điều hành bay
Con gái của Chủ tịch hãng hàng không Korean Air đã lệnh cho máy bay quay lại cửa xuất phát để đuổi một tiếp viên xuống. Lý do là người này đã không trả lời được câu hỏi về quy trình phục vụ hạt Mác ca với hành khách.
Vụ việc xảy ra vào hôm 5/12. Heather Cho, 40 tuổi, đồng thời là Phó Chủ tịch Korean Air, đã lệnh cho tiếp viên trưởng chuyến bay số hiệu 86 từ New York tới Seoul quay trở lại cửa xuất phát, sau khi một tiếp viên đã mời bà hạt Mác ca mà không hỏi trước.
Sau đó, Cho đã cho gọi người này lại để hỏi về quy trình phục khách hàng các loại hạt. Nam tiếp viên này đã buộc phải rời khỏi máy bay sau khi không trả lời được câu hỏi. Theo quy định, các tiếp viên phải hỏi nhu cầu của hành khách trước khi phục vụ.
Máy bay của Korean Air đã phải quay lại điểm xuất phát theo yêu cầu của bà Heather Cho (ảnh minh họa, nguồn: Bloomberg)
Hãng Korea Air ngày 8/12 đã chính thức xác nhận vụ việc trên, đưa ra lời xin lỗi đối với khách hàng vì những bất tiện có thể đã xảy ra. Sự cố làm máy bay hạ cánh xuống Incheon muộn 11 phút so với dự kiến và quyết định sa thải tiếp viên trưởng được đưa ra sau khi tham vấn với phi công. Tuy nhiên, hãng không giải thích rõ lý do người này bị đuổi.
Video đang HOT
Dư luận Hàn Quốc đã chỉ trích cách hành xử trên của bà Cho. Tờ Dong-A Ilbo ngày 8/12 viết rằng: “Với cương vị Phó Chủ tịch, bà ấy có thể tức giận khi tiếp viên phục vụ không đúng quy trình. Nhưng Luật hàng không quy định rõ ràng rằng chỉ có cơ trưởng mới là người có quyền giám sát đội bay. Lẽ ra bà Cho nên tuân thủ quy định như là một hành khách”.
Bộ Giao thông Hàn Quốc ngày hôm qua cho biết đã cho điều tra vụ việc trên và sẽ đưa ra biện pháp thích hợp nếu phát hiện hành vi vi phạm quy định hàng không.
Heather Cho là con đầu trong ba người con của chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Korean Air – ông Cho Yang-ho. Tất cả đều là các quan chức điều hành hãng hàng không này.
Theo HT/ Bloomberg/Tin tức
Bộ Giao thông: 'Taxi Uber hoạt động trái luật'
Thừa nhận dịch vụ Uber rẻ hơn các loại hình taxi khác, nhưng Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về loại hình này nên 'bất kỳ hãng nào hoạt động đều là trái luật'.
Thứ trưởng Trường phát biểu trong buổi họp báo chiều nay. Ảnh: Bá Đô
Việc taxi Uber hoạt động ở TP HCM và bị lực lượng chức năng xử lý được đề cập nhiều trong cuộc họp báo về tuyên truyền thực hiện các nghị định, thông tư mới liên quan tới lĩnh vực giao thông diễn ra chiều nay tại Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Trước những câu hỏi liên quan đến việc, tại sao taxi Uber ở các nước đang phát triển thịnh hành và có giá rẻ hơn loại hình taxi khác, nhưng khi về Việt Nam lại bị cấm hoạt động, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng "đúng là loại hình taxi này có rẻ hơn đôi chút, hành khách có thể thấy tiện lợi, tuy nhiên hoạt động vận tải trực tiếp thu tiền của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải như trên là trái với Luật Giao thông đường bộ và nghị định kinh doanh vận tải bằng ôtô".
Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân biết về thực tế đối với hình thức chở người có thu tiền thông qua ứng dụng Uber là không đảm bảo quyền lợi cho người đi xe.
Cung cấp thêm thông tin về loại hình taxi Uber, Vụ trưởng Vận tải (Bộ GTVT) Trần Bảo Ngọc cho hay trên thế giới, loại hình này xuất hiện từ 2009, một số quốc gia đang xem xét cho hoạt động trong khi nhiều nước khác lại cấm.
Lực lượng chức năng ở TP HCM xử phạt taxi Uber. Ảnh: Hữu Công
Theo ông Ngọc, không thể phủ nhận được loại hình này có giá thấp hơn taxi truyền thống, tuy nhiên hoạt động ngoài tầm kiểm soát, không đóng thuế nên gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các hãng khác.
Trước đó, Hiệp hội taxi TP HCM đã có văn bản kiến nghị UBND TP HCM xem xét tính hợp pháp của dịch vụ cho thuê xe này và cho rằng nếu nó phát triển sẽ ảnh hưởng tới "nồi cơm" của hàng nghìn tài xế taxi trên địa bàn.
Đến ngày 28/11, lực lượng thanh tra TP HCM bắt đầu xử phạt các xe taxi kinh doanh dịch vụ Uber theo nghị định số 171 ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, hành vi kinh doanh vận tải bằng ôtô mà không đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định có mức phạt cá nhân từ 3 đến 4 triệu đồng còn tổ chức từ 6 đến 8 triệu đồng.
Uber là dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Dịch vụ này được định giá lên tới 17 tỷ USD và đã xuất hiện tại 130 thành phố trên toàn thế giới. Những xe tham gia sử dụng Uber không có biển hiệu taxi, không hoạt động tính tiền như những xe taxi khác mà tính dựa vào thông tin vị trí trên ứng dụng.
Bá Đô
Theo VNE
Bộ Giao thông cho phép hãng xe Sao Việt hoạt động trở lại Qua thanh kiểm tra toàn diện các xe và lái xe của hãng Sao Việt, Bộ Giao thông đã đồng ý và giao cho Sở Giao thông Lào Cai và Hà Nội cấp phép cho hãng xe này được hoạt động trở lại. Vụ tai nạn xe khách ở Lào Cai khiến 14 người chết và hàng chục người khác bị thương hôm...