Phim Việt 2012: Thảm họa đạt đến ‘đỉnh’
Phim điện ảnh đua nhau ra rạp nhưng chất lượng không tốt, phim truyền hình rớt giá thảm hại và một liên hoan phim quốc tế gây chú ý dư luận nhờ… một khách không mời có sở thích kho.e thâ.n.
Đã đi gần hết năm 2012, nhìn lại hoạt động của phim Việt trong năm qua, những ai là khán giả quan tâm đến tình hình phát triển của điện ảnh-truyền hình trong nước sẽ tiếp tục lắc đầu, buồn nhiều, vui ít. Dưới đây là 3 mấu chốt chính khiến làng phim chưa thể sáng sủa thêm.
Thảm họa điện ảnh đạt đến “đỉnh”
Bộ phim Nàng men chàng bóng đã nhận những lời chỉ trích nặng nề nhất.
Mặc dù sự xuất hiện của Scandal và trước đó là Thiên mệnh anh hùng - những tác phẩm điện ảnh chất lượng của đạo diễn Victor Vũ hay Lấy chồng người ta của đạo diễn Lưu Huỳnh xoa dịu phần nào sự u ám của màn ảnh Việt chiếu rạp nhưng hiệu quả của nó vẫn không thể làm mất “dư vị” của những lời chỉ trích nặng nề dành cho “siêu phẩm nhảm” mang tên Nàng men chàng bóng của đạo diễn Võ Tấn Bình.
Nàng men chàng bóng được xem là “đỉnh điểm” của thảm họa phim Việt với kiểu làm phim câu khách, rẻ tiề.n và không thể nào “cảm” được. Tuy được đầu tư chi phí cao, có những cảnh quay đẹp nhưng những yếu tố đó vẫn không đủ để khán giả, giới báo chí bớt đi sự khắt khe trong việc đán.h giá, bình phẩm tác phẩm này.
Vì Nàng men chàng bóng quá “nổi bật” nên vô tình “giảm án” cho những bộ phim khác cũng “xứng đáng” liệt vào danh sách “Thảm họa phim Việt” năm qua như Ranh giới trắng đen hay Gia sư nữ quái.
LHP quốc tế được hâm nóng nhờ màn kho.e thâ.n của… khách không mời
Nhờ Hồng Quế, khán giả trẻ biết đến LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai.
Chuyện LHP điện ảnh dù quốc tế hay quốc nội ở nước ta được tổ chức ra không dành cho khán giả là chuyện này đã cũ, hay có thể gọi là “chuyện thường ngày ở huyện”, nhưng cứ sau mỗi kỳ LHP, người ta lại chạnh lòng vì khán giả gần như đứng ngoài “cuộc vui”. Từ LHP Việt Nam, đến giải Cánh diều vàng hay mới đây là một LHP mang tầm quốc tế với danh xưng LHP quốc tế Hà Nội lần thứ hai đều diễn ra một cách trầm buồn.
So với lần trước, LHP quốc tế Hà Nội năm nay đã ít nhiều được dư luận khán giả quan tâm hơn, nhưng đáng tiếc, sự chú ý không đến từ cách tổ chức, những ngôi sao nước ngoài bước trên thảm đỏ hay một bộ phim “gây chấn động” nào đó. Mà nói một cách chính xác và thẳng thắn, nếu không có chiếc váy xuyên thấu của Hồng Quế – vị khách không mời mà đến, có lẽ chẳng khán giả nào – nhất là các bạn trẻ vốn vẫn xem phim mỗi ngày, biết rằng có một LHP “đẳng cấp quốc tế” đang diễn ra tại chính nơi mình sinh sống.
Phim truyền hình “rớt giá”
Video đang HOT
Nhiều bộ phim truyền hình lên sóng, rồi kết thúc một cách lặng lẽ, chẳng gây được hiệu ứng gì (ảnh chỉ mang tính minh họa).
Việc đẩy mạnh số lượng phim Việt trên sóng truyền hình đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất phim tung hoành với mấy chục đầu phim nhiều tập ra đời mỗi năm. Khán giả được thưởng thức nhiều món ăn từ những nhà làm phim trong nước, thay vì cứ ăn mãi những món kim chi của Hàn Quốc hay bánh bao của Hong Kong, Trung Quốc.
Thế nhưng, chính vì ưu ái “người Việt xem phim Việt” mà thời gian gần đây, sóng truyền hình xuất hiện hàng loạt những bộ phim kém chất lượng, nội dung sơ sài, quay nhanh quay ẩu với những câu chuyện na ná nhau, sạn nhiều hơn… ăn cơm độn.
Nếu như trước đây, mỗi năm vẫn có một, hai bộ phim truyền hình tạo được dư luận tốt thì trong năm qua, thật khó để tìm một phim khiến khán giả phải tranh luận, bình luận xôn xao với những chủ đề dài hàng trăm trang trên các trang web phim ảnh. Thậm chí, để “hút” người xem, bộ phim Thời gian để yêu phải dùng đến “chiêu” kêu gọi khán giả nhắn tin dự đoán tình huống tiếp theo với giả.i thưởn.g là những chiếc iPad sành điệu. Tuy nhiên, cách làm tích cực này vẫn không thể giúp bộ phim “hot” như mong đợi của nhà sản xuất. Riêng bộ phim Cầu vồng tình yêu, dù được yêu thích, song sức lan tỏa không rộng, không tạo “sốt” như Cổng mặt trời, Gọi giấc mơ về, Bỗng dưng muốn khóc… của mấy năm trước.
Đã có rất nhiều bài phân tích, phê bình sự “rớt giá” của phim truyền hình Việt, nhưng nhìn chung, sở dĩ phim Việt trên màn ảnh nhỏ mất sức hút chính vì kiểu làm phim “ăn xổi ở thì” và thái độ “làm cho xong” của cả nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên.
Kịp nhận ra điều đó nên mới đây, các đài truyền hình bắt đầu đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế đưa lên sóng những tác phẩm “nửa vời”, kém chất lượng. Hy vọng với tình hình này, năm 2013 tới đây người xem được thưởng thức nhiều bộ phim hay, hấp dẫn đúng nghĩa.
ANH DƯƠNG
Theo Infonet
Các 'chiêu' để tạo nên thảm hoạ phim Việt 2012
Như một bài văn phải có từng cấu trúc, những bộ phim Việt cũng có những công thức để cho ra lò những cái mác "thảm hoạ".
1. Chọc cười vô tội vạ
Hầu hết những bộ phim thảm hoạ Việt đều rơi vào thể loại phim hài. Làm phim hài dễ mà khó. Song dường như các nhà làm phim khá lạc quan với thể loại này, đua nhau đưa hết các màn hài kịch nhạt nhẽo theo phong cách "đè" khán giả ra để cù nách một cách thô bạo rồi bảo "cười đi". Lẽ dĩ nhiên, gượng ép không tạo nên hạnh phúc và hầu hết những bộ phim này đã bị phản tác dụng, thất bại trong việc chọc cười và còn khiến khán giả thêm giận dữ.
Một ví dụ khá điển hình là bộ phim "Hello cô Ba". Tập hợp khá nhiều những danh hài nổi tiếng, bộ phim nghiễm nhiên phát huy tối đa lợi thế chọc cười của mình. Nhưng sự quá đà đã khiến bộ phim không còn là một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa. Tổng thể bộ phim như một vở tấu hài kiểu kịch truyền hình "trong nhà ngoài phố".
"Gia sư nữ quái" và những pha chọc cười vô tội vạ
Cũng vô tội vạ không kém trong màn chọc cười chính là bộ phim "Gia sư nữ quái". Bộ phim ảnh hưởng bởi những bộ phim hài Hong Kong với các tình tiết cường điệu thái quá, những màn chọc cười cũ kỹ khiến khán giả thêm mệt mỏi.
2. Lẩu thập cẩm mang tên "sao"
Mỗi bộ phim khi bắt đầu bấm máy đều lơ lửng một câu hỏi: Làm sao để thu hút khán giả? Một biện pháp đảm bảo an toàn chính là những người nổi tiếng. Nhưng khi được sử dụng một cách vô tội vạ, biện pháp an toàn ấy lại trở thành một con dao hai lưỡi.
Nếu như bộ phim Hello cô Ba quy tụ dàn sao khủng: Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Phi Nhung, NSƯT Việt Anh, Kim Thư, Bảo Châu, Huỳnh Anh Tuấn, Lương Thế Thành, thì phim Nàng men chàng bóng hội tụ: Đinh Ngọc Diệp, Ngô Kiến Huy, Đức Tiến, Kim Hiền, NSƯT Việt Anh, NSƯT Thanh Thuỷ, Cát Phượng, Tấn Beo. Gia sư nữ quái thì "ít" hơn, chỉ có Trấn Thành, Chí Tài, Hoài Linh, Hoàng Sơn, Bảo Thy, Issac...
Hello cô Ba và sự nhồi nhét thái quá những gương mặt nổi tiếng
Sự nhồi nhét thái quá những gương mặt tên tuổ.i khiến khán giả gần như bội thực và biểu hiện chán ngán khi ăn hoài một món là không thể tránh khỏi.
3. Câu chuyện cẩu thả, hời hợt
Đây là điều tối kỵ trong mỗi bộ phim song lại là lỗi khá cơ bản với nhiều đạo diễn. Hầu hết các bộ phim thành thảm hoạ đều bởi nội dung cẩu thả, hời hợt, tình tiết đầy phi lý, gượng gạo, chuyển cảnh thô bạo.
Ranh giới trắng đen là sự hợp tác đầu tiên giữa Indonesia và Việt Nam, được quảng cáo với mức đầu tư khổng lồ và dàn diễn viên tài năng song lại gây thất vọng toàn phần với khán giả. Với mô- típ hành động võ thuật của Hong Kong mà khán giả vốn đã xem "no mắt" trong suốt hai thập kỷ qua, tuy nhiên bộ phim lại xây dựng chưa tới, khiến những pha hành động lại trở nên cẩu thả với những màn cắt dựng bừa bãi.
Những cảnh "phim lồng trong phim" quá non nớt, khiến khán giả nhiều phen hồ nghi, thậm chí còn có thắc mắc: "Nước biển tràn tới Sài Gòn" với một giây trước là cảnh biển, một giây sau là cảnh rượt đuổi trong lòng thành phố với những xung quanh những biển số Sài Gòn.
"Ranh giới trắng đen" và những tình tiết cẩu thả
Đây cũng là công thức sai lầm của Gia sư nữ quái. Những màn tung hứng quá đà của tuyến nhân vật phụ đã khiến bộ phim đi chệch khỏi trọng tâm ban đầu và sa vào tiểu tiết chọc cười.
Tương tự là trường hợp Nàng men chàng bóng, hành động của nhân vật khá dễ dãi, thiếu chiều sâu: Từ khóc đến cười, từ lảm nhảm đến la hét, từ chử.i bới đến gầm rú... tuyệt nhiên không để lại chút ấn tượng gì cho người xem. Bộ phim còn hồn nhiên diễn đạt cách nhìn méo mó, lệch lạc về đồng tính: Những nhà làm phim "đán.h thức bản năng đàn ông" ở một anh chàng đồng tính chỉ bằng một đụng chạm cơ bản với phụ nữ. Nỗ lực chọc cười này của đoàn làm phim đã thất bại nặng nề và nhận lấy nhiều chỉ trích của khán giả.
4. Chớp nhoáng lên phim
Đặt tiêu chí ăn khách lên hàng đầu nên hầu hết những "thảm hoạ" Việt đều sử dụng sách lược "đán.h nhanh thắng nhanh". Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến các tiêu chí về chất lượng và nghệ thuật bị những nhà làm phim "xếp xó". Một sự đầu tư không kỹ lưỡng, thời gian quay phim bị khống chế, bối cảnh thiếu thốn cũng khiến điện ảnh nước nhà bị đóng mác "thảm hoạ". Ngay đến "siêu phẩm" mang danh hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia như "Ranh giới trắng đen" cũng chỉ mất vỏn vẹn... 1 tháng từ khi bấm máy đến lúc đóng máy.
Nàng men chàng bóng bị báo chí ch.ê ba.i tơi tả
5. Quảng cáo lộ liễu
Hầu hết các bộ phim đều tìm kiếm cho mình một nhà tài trợ và cũng không tránh khỏi việc quảng cáo tên tuổ.i của nhà tài trợ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khi thể hiện quá lộ liễu, việc này khiến các bộ phim bị mất điểm và trở thành một thất bại cho những "thảm hoạ" điện ảnh Việt. Đó là Hello cô Ba với những hình ảnh quảng cáo về kẹo cao su đầy rẫy trên những khung hình, đó là "Ranh giới trắng đen" với những thùng giấy in đầy nhãn hiệu nhà tài trợ...
6. Bám cánh "ông lớn" truyền thông
Truyền thông là vũ khí cực mạnh mà hầu hết các nhà làm phim đều tận dụng triệt để. Một đặc điểm chung của những bộ phim bị gắn mác "thảm hoạ" là rất chăm chỉ tung những hình ảnh, câu chuyện hậu trường nhằm mục đích kích thích trí tò mò của khán giả. Thậm chí, những bài ch.ê ba.i và phê bình càng được khuyến khích để công chúng lũ lượt kéo nhau đi kiểm chứng. "Hello cô Ba" và "Nàng men chàng bóng" ngay khi chưa chính thức ra rạp đã bị truyền thông, báo chí thi nhau "ném đá", vậy nhưng doanh thu vẫn đội mức kỷ lục và rạp chiếu vẫn chật kín những người.
Những rạp chiếu phim đông kín người đến xem "thảm hoạ"
Một thực tế đáng buồn là tuy bị liệt vào dạng thảm hoạ nhưng các bộ phim này lại rất hút khán giả và đem về những khoản doanh thu lớn. Chỉ một tuần ra rạp, "Nàng men chàng bóng" đã đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng, "Hello Cô Ba" đạt hơn 25 tỷ đồng. Riêng "Ranh giới trắng đen" đã được lên kế hoạch phát hành tại 4 nước Đông Nam Á và trở thành phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam tấ.n côn.g thị trường khu vực. Vậy lý gì các nhà làm phim không đua nhau "đẻ" ra thảm hoạ?
Theo Tiin
Điện ảnh thời lạm phát Từ chỗ chỉ vài ba phim ra đời trong một năm, điện ảnh Việt Nam đã bật dậy nhanh chóng với hơn chục bộ phim mỗi năm và hàng loạt hãng phim lớn nhỏ ra đời. Lạm phát phim dở Cảnh trong phim Hello cô Ba. Gần 5 năm trước, phim Việt mỗi năm chỉ đếm được trên đầu ngón tay và là...