Các ‘chiêu’ để tạo nên thảm hoạ phim Việt 2012
Như một bài văn phải có từng cấu trúc, những bộ phim Việt cũng có những công thức để cho ra lò những cái mác “thảm hoạ”.
1. Chọc cười vô tội vạ
Hầu hết những bộ phim thảm hoạ Việt đều rơi vào thể loại phim hài. Làm phim hài dễ mà khó. Song dường như các nhà làm phim khá lạc quan với thể loại này, đua nhau đưa hết các màn hài kịch nhạt nhẽo theo phong cách “đè” khán giả ra để cù nách một cách thô bạo rồi bảo “cười đi”. Lẽ dĩ nhiên, gượng ép không tạo nên hạnh phúc và hầu hết những bộ phim này đã bị phản tác dụng, thất bại trong việc chọc cười và còn khiến khán giả thêm giận dữ.
Một ví dụ khá điển hình là bộ phim “ Hello cô Ba”. Tập hợp khá nhiều những danh hài nổi tiếng, bộ phim nghiễm nhiên phát huy tối đa lợi thế chọc cười của mình. Nhưng sự quá đà đã khiến bộ phim không còn là một tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa. Tổng thể bộ phim như một vở tấu hài kiểu kịch truyền hình “trong nhà ngoài phố”.
“ Gia sư nữ quái” và những pha chọc cười vô tội vạ
Cũng vô tội vạ không kém trong màn chọc cười chính là bộ phim “Gia sư nữ quái”. Bộ phim ảnh hưởng bởi những bộ phim hài Hong Kong với các tình tiết cường điệu thái quá, những màn chọc cười cũ kỹ khiến khán giả thêm mệt mỏi.
2. Lẩu thập cẩm mang tên “ sao”
Mỗi bộ phim khi bắt đầu bấm máy đều lơ lửng một câu hỏi: Làm sao để thu hút khán giả? Một biện pháp đảm bảo an toàn chính là những người nổi tiếng. Nhưng khi được sử dụng một cách vô tội vạ, biện pháp an toàn ấy lại trở thành một con dao hai lưỡi.
Nếu như bộ phim Hello cô Ba quy tụ dàn sao khủng: Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Phi Nhung, NSƯT Việt Anh, Kim Thư, Bảo Châu, Huỳnh Anh Tuấn, Lương Thế Thành, thì phim Nàng men chàng bóng hội tụ: Đinh Ngọc Diệp, Ngô Kiến Huy, Đức Tiến, Kim Hiền, NSƯT Việt Anh, NSƯT Thanh Thuỷ, Cát Phượng, Tấn Beo. Gia sư nữ quái thì “ít” hơn, chỉ có Trấn Thành, Chí Tài, Hoài Linh, Hoàng Sơn, Bảo Thy, Issac…
Hello cô Ba và sự nhồi nhét thái quá những gương mặt nổi tiếng
Sự nhồi nhét thái quá những gương mặt tên tuổ.i khiến khán giả gần như bội thực và biểu hiện chán ngán khi ăn hoài một món là không thể tránh khỏi.
Video đang HOT
3. Câu chuyện cẩu thả, hời hợt
Đây là điều tối kỵ trong mỗi bộ phim song lại là lỗi khá cơ bản với nhiều đạo diễn. Hầu hết các bộ phim thành thảm hoạ đều bởi nội dung cẩu thả, hời hợt, tình tiết đầy phi lý, gượng gạo, chuyển cảnh thô bạo.
Ranh giới trắng đen là sự hợp tác đầu tiên giữa Indonesia và Việt Nam, được quảng cáo với mức đầu tư khổng lồ và dàn diễn viên tài năng song lại gây thất vọng toàn phần với khán giả. Với mô- típ hành động võ thuật của Hong Kong mà khán giả vốn đã xem “no mắt” trong suốt hai thập kỷ qua, tuy nhiên bộ phim lại xây dựng chưa tới, khiến những pha hành động lại trở nên cẩu thả với những màn cắt dựng bừa bãi.
Những cảnh “phim lồng trong phim” quá non nớt, khiến khán giả nhiều phen hồ nghi, thậm chí còn có thắc mắc: “Nước biển tràn tới Sài Gòn” với một giây trước là cảnh biển, một giây sau là cảnh rượt đuổi trong lòng thành phố với những xung quanh những biển số Sài Gòn.
“Ranh giới trắng đen” và những tình tiết cẩu thả
Đây cũng là công thức sai lầm của Gia sư nữ quái. Những màn tung hứng quá đà của tuyến nhân vật phụ đã khiến bộ phim đi chệch khỏi trọng tâm ban đầu và sa vào tiểu tiết chọc cười.
Tương tự là trường hợp Nàng men chàng bóng, hành động của nhân vật khá dễ dãi, thiếu chiều sâu: Từ khóc đến cười, từ lảm nhảm đến la hét, từ chử.i bới đến gầm rú… tuyệt nhiên không để lại chút ấn tượng gì cho người xem. Bộ phim còn hồn nhiên diễn đạt cách nhìn méo mó, lệch lạc về đồng tính: Những nhà làm phim “đán.h thức bản năng đàn ông” ở một anh chàng đồng tính chỉ bằng một đụng chạm cơ bản với phụ nữ. Nỗ lực chọc cười này của đoàn làm phim đã thất bại nặng nề và nhận lấy nhiều chỉ trích của khán giả.
4. Chớp nhoáng lên phim
Đặt tiêu chí ăn khách lên hàng đầu nên hầu hết những “thảm hoạ” Việt đều sử dụng sách lược “đán.h nhanh thắng nhanh”. Có lẽ đây cũng chính là lý do khiến các tiêu chí về chất lượng và nghệ thuật bị những nhà làm phim “xếp xó”. Một sự đầu tư không kỹ lưỡng, thời gian quay phim bị khống chế, bối cảnh thiếu thốn cũng khiến điện ảnh nước nhà bị đóng mác “thảm hoạ”. Ngay đến “siêu phẩm” mang danh hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia như “Ranh giới trắng đen” cũng chỉ mất vỏn vẹn… 1 tháng từ khi bấm máy đến lúc đóng máy.
Nàng men chàng bóng bị báo chí ch.ê ba.i tơi tả
5. Quảng cáo lộ liễu
Hầu hết các bộ phim đều tìm kiếm cho mình một nhà tài trợ và cũng không tránh khỏi việc quảng cáo tên tuổ.i của nhà tài trợ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khi thể hiện quá lộ liễu, việc này khiến các bộ phim bị mất điểm và trở thành một thất bại cho những “thảm hoạ” điện ảnh Việt. Đó là Hello cô Ba với những hình ảnh quảng cáo về kẹo cao su đầy rẫy trên những khung hình, đó là “Ranh giới trắng đen” với những thùng giấy in đầy nhãn hiệu nhà tài trợ…
6. Bám cánh “ông lớn” truyền thông
Truyền thông là vũ khí cực mạnh mà hầu hết các nhà làm phim đều tận dụng triệt để. Một đặc điểm chung của những bộ phim bị gắn mác “thảm hoạ” là rất chăm chỉ tung những hình ảnh, câu chuyện hậu trường nhằm mục đích kích thích trí tò mò của khán giả. Thậm chí, những bài ch.ê ba.i và phê bình càng được khuyến khích để công chúng lũ lượt kéo nhau đi kiểm chứng. “Hello cô Ba” và “Nàng men chàng bóng” ngay khi chưa chính thức ra rạp đã bị truyền thông, báo chí thi nhau “ném đá”, vậy nhưng doanh thu vẫn đội mức kỷ lục và rạp chiếu vẫn chật kín những người.
Những rạp chiếu phim đông kín người đến xem “thảm hoạ”
Một thực tế đáng buồn là tuy bị liệt vào dạng thảm hoạ nhưng các bộ phim này lại rất hút khán giả và đem về những khoản doanh thu lớn. Chỉ một tuần ra rạp, “Nàng men chàng bóng” đã đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng, “Hello Cô Ba” đạt hơn 25 tỷ đồng. Riêng “Ranh giới trắng đen” đã được lên kế hoạch phát hành tại 4 nước Đông Nam Á và trở thành phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam tấ.n côn.g thị trường khu vực. Vậy lý gì các nhà làm phim không đua nhau “đẻ” ra thảm hoạ?
Theo Tiin
4 công thức 'chế biến' phim thảm họa của điện ảnh Việt
Khi dư âm của "Nàng men chàng bóng" tạm lắng những lời chê, cùng nhìn lại cách thức mà bộ phim này cũng như hàng loạt "bom xịt" trước đó "chế biến" khiến người xem phải lắc đầu ngán ngẩm.
Không có một văn bản nào quy định phim hành động phải quay như thế nào, phim hài phải quay ra sao... nhưng ở mỗi thể loại phim, người ta có cách làm riêng, tạm gọi là "công thức". Và "thảm họa phim Việt" cũng có "công thức".
Bằng mọi giá phải làm khán giả cười
Phim hài dễ làm (nhưng khó hay!), dễ hút khán giả, không phải đầu tư lớn nên hầu hết những bộ phim bị báo chí gọi là "thảm họa phim Việt" chọn thể loại này, từ Hello cô Ba đến Em hiền như ma sơ hay gần đây là Nàng men chàng bóng.
Nội dung phim hài thường đơn giản, chủ yếu khai thác tiếng cười qua những tình huống, song đáng tiếc là các "thảm họa" lại thiên về hài hình thể, kiểu diễn của tấu hài nên hiệu quả kém, phản tác dụng. Vì muốn bằng mọi giá phải lấy được tiếng cười của khán giả nên phim "thảm họa" không tốn công o bế phần kịch bản, cứ có chuyện, có hài là làm tới. Khán giả cũng cười nhưng là cười cho sự ngô nghê, vô lý của những người làm phim.
Đinh Ngọc Diệp (phải) lần đầu tiên đóng hài trong phim Nàng men chàng bóng.
Gom cả đống sao vào... nồi lẩu
Không khó nhận ra những "Thảm họa phim Việt" đều có rất đông các "sao" tham gia. Lệnh xóa sổ có diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Hoàng Phúc, người mẫu Vĩnh Thụy, Phi Thanh Vân, ca sĩ Tuấn Hưng và một số người đẹp như Yuki Lê, Đinh Phương Ánh, Isabelle Du... Hello cô Ba tập hợp một lực lượng hùng hậu những danh hài, cây cười như Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Kiều Mai Lý cùng ca sĩ Phi Nhung, NSƯT Việt Anh, diễn viên Kim Thư, Bảo Châu, Huỳnh Anh Tuấn, Lương Thế Thành... Em hiền như ma sơ có Anh Thư, ca sĩ Siu Black, Nữ hoàng dance sport Khánh Thi, diễn viên Trấn Thành... Nàng men chàng bóng có Đinh Ngọc Diệp, Ngô Kiến Huy, Đức Tiến, Kim Hiền cùng dàn bao gạo cội NSƯT Việt Anh, NSƯT Thanh Thủy, Cát Phượng, Tấn Beo...
Bộ phim Hello cô Ba gom cả dàn sao ở nhiều lĩnh vực từ ca nhạc đến hài kịch dương uy lực lượng.
Đông thì vui nhưng khán giả xem phim lại không thấy vui mà cảm giác "ngộp" khi rơi vào một ma trận quá nhiều nhân vật, song nhân vật nào cũng mỏng và hời hợt. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của "nồi lẩu" này vì chính những tên tuổ.i của làng hài, của sân khấu kịch, của ca sĩ là thỏi nam châm hút khán giả vào rạp.
Đán.h nhanh rút gọn
Đặt mục tiêu "ăn khách" nên các "thảm họa" không quá quan tâm đến cái gọi là "chất lượng nghệ thuật" hay "thông điệp cuôc sống". Vì vậy mà đạo diễn chỉ cần làm sao cho phim có thật nhiều tiếng cười, có nhiều cảnh hấp dẫn là được nên ít đầu tư vào các yếu tố khác như âm nhạc, bối cảnh, diễn xuất... Thường thì một bộ phim điện ảnh mất khoảng 3 - 4 tháng quay, thậm chí có khi gần cả năm nhưng với "thảm họa phim Việt", chỉ cần hơn một tháng là xong. Ngay đến "siêu phẩm" mang danh hợp tác Việt Nam - Indonesia Ranh giới trắng đen cũng chỉ mất một tháng để ghi hình.
Diễn viên Anh Thư từng rất "khổ" khi tham gia Em hiền như ma sơ, cô kể: "Khi nhận một kịch bản phim, tôi luôn muốn làm hết khả năng để vai diễn hay hơn. Nhưng với Em hiền như ma sơ, mới làm việc một tuần, tôi đã thấy trước kết quả. Tuần đầu tiên, các diễn viên liên tục bị đạo diễn hối thúc trên phim trường là phải làm cho nhanh. Quay trận đán.h nha.u chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ mà đạo diễn cứ thúc: "Làm nhanh lên, lẹ lên đi các em ơi, sắp hết giờ rồi", với lý do là không có nhiều thời gian, phải trả bối cảnh".
Với thời gian như vậy, khó có thể đòi hỏi cho ra đời một sản phẩm đạt chất lượng cao.
Anh Thư đoán trước kết quả của bộ phim Em hiền như ma sơ vì cách làm phim chụp giật.
"Nhờ vả" giới truyền thông
Truyền thông là vũ khí cực mạnh trong việc quảng bá một bộ phim trước khi ra mắt. Hầu hết những "thảm họa phim Việt" rất chịu khó trong việc đưa thông tin, hình ảnh, chuyện hậu trường hấp dẫn lên mặt báo khiến khán giả ngộ nhận đó là những bộ phim hay.
Đến khi phim ra mắt, cũng chính nhờ truyền thông mà các "thảm họa" trở nên "hot" hơn bao giờ hết vì bị... "đậ.p" với hàng hà sa số những bài ch.ê ba.i. Bởi tâm lý của khán giả vốn tò mò, phim càng b.ị ch.ê thì càng phải đi xem để "kiểm chứng" tại sao b.ị ch.ê, b.ị ch.ê có đúng không. Vậy là nhà sản xuất cứ vô tư hốt bạc. Điển hình như hai phim Hello cô Ba và Nàng men chàng bóng, chưa chính thức ra rạp đã bị "đán.h" te tua trên báo, nhưng doanh thu vẫn tăng vọt. Hello cô Ba đạt 25 tỷ đồng - quán quân phim Tết 2012, còn Nàng men chàng bóng dù mới ra rạp nhưng đã thu được 10 tỷ đồng, sáng lập kỷ lục doanh thu phim Việt sau một tuần công chiếu.
Đối với các đạo diễn, diễn viên, chuyện bị báo chí "ném đá" là điều không hay nhưng với nhà sản xuất, đá càng nhiều thì tiề.n và.o túi càng nặng.
Dù bị cho là "siêu thảm họa", bị đậ.p tưng bừng nhưng khán giả vẫn rồng rắn mua vé vào rạp xem Nàng men chàng bóng.
Tóm lại, muốn làm ra một bộ phim đàng hoàng thì khó, còn để trở thành "thảm họa phim Việt" dường như khá dễ, cứ áp dụng "công thức" trên là nổi tiếng (dù bị chử.i), thoải mái hốt bạc. Chỉ đáng buồn là nền điện ảnh Việt Nam vốn đã ốm o gầy mòn, bây giờ có thêm những "thảm họa", không biết sẽ đi đâu về đâu.
Theo Infonet
Khóc cười vì "thảm họa phim Việt" Một vài năm trở lại đây, cụm từ "thảm họa phim Việt" được được dùng khá phổ biến để chỉ những bộ phim điện ảnh có chất lượng kém. Điều bất ngờ là dù mang danh thảm họa nhưng các bộ phim này lại rất hút khán giả và mang về một khoản doanh thu lớn cho nhà sản xuất. Thực trạng trên...