4 công thức ‘chế biến’ phim thảm họa của điện ảnh Việt
Khi dư âm của “ Nàng men chàng bóng” tạm lắng những lời chê, cùng nhìn lại cách thức mà bộ phim này cũng như hàng loạt “bom xịt” trước đó “chế biến” khiến người xem phải lắc đầu ngán ngẩm.
Không có một văn bản nào quy định phim hành động phải quay như thế nào, phim hài phải quay ra sao… nhưng ở mỗi thể loại phim, người ta có cách làm riêng, tạm gọi là “công thức”. Và “ thảm họa phim Việt” cũng có “công thức”.
Bằng mọi giá phải làm khán giả cười
Phim hài dễ làm (nhưng khó hay!), dễ hút khán giả, không phải đầu tư lớn nên hầu hết những bộ phim bị báo chí gọi là “thảm họa phim Việt” chọn thể loại này, từ Hello cô Ba đến Em hiền như ma sơ hay gần đây là Nàng men chàng bóng.
Nội dung phim hài thường đơn giản, chủ yếu khai thác tiếng cười qua những tình huống, song đáng tiếc là các “thảm họa” lại thiên về hài hình thể, kiểu diễn của tấu hài nên hiệu quả kém, phản tác dụng. Vì muốn bằng mọi giá phải lấy được tiếng cười của khán giả nên phim “thảm họa” không tốn công o bế phần kịch bản, cứ có chuyện, có hài là làm tới. Khán giả cũng cười nhưng là cười cho sự ngô nghê, vô lý của những người làm phim.
Đinh Ngọc Diệp (phải) lần đầu tiên đóng hài trong phim Nàng men chàng bóng.
Gom cả đống sao vào… nồi lẩu
Không khó nhận ra những “Thảm họa phim Việt” đều có rất đông các “sao” tham gia. Lệnh xóa sổ có diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Hoàng Phúc, người mẫu Vĩnh Thụy, Phi Thanh Vân, ca sĩ Tuấn Hưng và một số người đẹp như Yuki Lê, Đinh Phương Ánh, Isabelle Du… Hello cô Ba tập hợp một lực lượng hùng hậu những danh hài, cây cười như Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Kiều Mai Lý cùng ca sĩ Phi Nhung, NSƯT Việt Anh, diễn viên Kim Thư, Bảo Châu, Huỳnh Anh Tuấn, Lương Thế Thành… Em hiền như ma sơ có Anh Thư, ca sĩ Siu Black, Nữ hoàng dance sport Khánh Thi, diễn viên Trấn Thành… Nàng men chàng bóng có Đinh Ngọc Diệp, Ngô Kiến Huy, Đức Tiến, Kim Hiền cùng dàn bao gạo cội NSƯT Việt Anh, NSƯT Thanh Thủy, Cát Phượng, Tấn Beo…
Bộ phim Hello cô Ba gom cả dàn sao ở nhiều lĩnh vực từ ca nhạc đến hài kịch dương uy lực lượng.
Đông thì vui nhưng khán giả xem phim lại không thấy vui mà cảm giác “ngộp” khi rơi vào một ma trận quá nhiều nhân vật, song nhân vật nào cũng mỏng và hời hợt. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của “nồi lẩu” này vì chính những tên tuổ.i của làng hài, của sân khấu kịch, của ca sĩ là thỏi nam châm hút khán giả vào rạp.
Đán.h nhanh rút gọn
Video đang HOT
Đặt mục tiêu “ăn khách” nên các “thảm họa” không quá quan tâm đến cái gọi là “chất lượng nghệ thuật” hay “thông điệp cuôc sống”. Vì vậy mà đạo diễn chỉ cần làm sao cho phim có thật nhiều tiếng cười, có nhiều cảnh hấp dẫn là được nên ít đầu tư vào các yếu tố khác như âm nhạc, bối cảnh, diễn xuất… Thường thì một bộ phim điện ảnh mất khoảng 3 – 4 tháng quay, thậm chí có khi gần cả năm nhưng với “thảm họa phim Việt”, chỉ cần hơn một tháng là xong. Ngay đến “siêu phẩm” mang danh hợp tác Việt Nam – Indonesia Ranh giới trắng đen cũng chỉ mất một tháng để ghi hình.
Diễn viên Anh Thư từng rất “khổ” khi tham gia Em hiền như ma sơ, cô kể: “Khi nhận một kịch bản phim, tôi luôn muốn làm hết khả năng để vai diễn hay hơn. Nhưng với Em hiền như ma sơ, mới làm việc một tuần, tôi đã thấy trước kết quả. Tuần đầu tiên, các diễn viên liên tục bị đạo diễn hối thúc trên phim trường là phải làm cho nhanh. Quay trận đán.h nha.u chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ mà đạo diễn cứ thúc: “Làm nhanh lên, lẹ lên đi các em ơi, sắp hết giờ rồi”, với lý do là không có nhiều thời gian, phải trả bối cảnh”.
Với thời gian như vậy, khó có thể đòi hỏi cho ra đời một sản phẩm đạt chất lượng cao.
Anh Thư đoán trước kết quả của bộ phim Em hiền như ma sơ vì cách làm phim chụp giật.
“Nhờ vả” giới truyền thông
Truyền thông là vũ khí cực mạnh trong việc quảng bá một bộ phim trước khi ra mắt. Hầu hết những “thảm họa phim Việt” rất chịu khó trong việc đưa thông tin, hình ảnh, chuyện hậu trường hấp dẫn lên mặt báo khiến khán giả ngộ nhận đó là những bộ phim hay.
Đến khi phim ra mắt, cũng chính nhờ truyền thông mà các “thảm họa” trở nên “hot” hơn bao giờ hết vì bị… “đậ.p” với hàng hà sa số những bài ch.ê ba.i. Bởi tâm lý của khán giả vốn tò mò, phim càng b.ị ch.ê thì càng phải đi xem để “kiểm chứng” tại sao b.ị ch.ê, b.ị ch.ê có đúng không. Vậy là nhà sản xuất cứ vô tư hốt bạc. Điển hình như hai phim Hello cô Ba và Nàng men chàng bóng, chưa chính thức ra rạp đã bị “đán.h” te tua trên báo, nhưng doanh thu vẫn tăng vọt. Hello cô Ba đạt 25 tỷ đồng – quán quân phim Tết 2012, còn Nàng men chàng bóng dù mới ra rạp nhưng đã thu được 10 tỷ đồng, sáng lập kỷ lục doanh thu phim Việt sau một tuần công chiếu.
Đối với các đạo diễn, diễn viên, chuyện bị báo chí “ném đá” là điều không hay nhưng với nhà sản xuất, đá càng nhiều thì tiề.n và.o túi càng nặng.
Dù bị cho là “siêu thảm họa”, bị đậ.p tưng bừng nhưng khán giả vẫn rồng rắn mua vé vào rạp xem Nàng men chàng bóng.
Tóm lại, muốn làm ra một bộ phim đàng hoàng thì khó, còn để trở thành “thảm họa phim Việt” dường như khá dễ, cứ áp dụng “công thức” trên là nổi tiếng (dù bị chử.i), thoải mái hốt bạc. Chỉ đáng buồn là nền điện ảnh Việt Nam vốn đã ốm o gầy mòn, bây giờ có thêm những “thảm họa”, không biết sẽ đi đâu về đâu.
Theo Infonet
Khóc cười vì "thảm họa phim Việt"
Một vài năm trở lại đây, cụm từ "thảm họa phim Việt" được được dùng khá phổ biến để chỉ những bộ phim điện ảnh có chất lượng kém. Điều bất ngờ là dù mang danh thảm họa nhưng các bộ phim này lại rất hút khán giả và mang về một khoản doanh thu lớn cho nhà sản xuất. Thực trạng trên khiến nhiều người cảm thấy "bất ổn", không biết nên vui hay buồn...
Các thảm họa đình đám
Ngay khi mới ra đời, Nàng men chàng bóng đã bị đán.h giá là một bộ phim tập hợp những chi tiết lỏng lẻo, phi thực tế, hoang tưởng.
Bộ phim xoay quay hai nhân vật là Út Chót (Đinh Ngọc Diệp), một "nàng men" mạnh mẽ như đàn ông nhưng rất tốt bụng. Út Chót tình cờ giải cứu được anh chàng "bóng lộ" Ẽo Ợt (Ngô Kiến Huy) lúc anh này cố gắng trốn khỏi người vợ sắp cưới mà cha mẹ đã hứa hôn cho từ nhỏ.
Nàng men Út Chót và chàng bóng Ẽo ợt
Sau cuộc giải thoát đó, Út Chót lại hết lòng giúp Ẽo Ợt chinh phục chàng trai mà anh này thầm thương trộm nhớ. Thế nhưng mọi chuyện bất ngờ thay đổi chỉ sau một cái ôm giữa Út Chót và Ẽo Ợt. Cái ôm đó đã vô tình đưa cả hai trở về với đúng giới tính vốn có.
Khi xem xong Nàng men chàng bóng, nhiều khán giả đã nói vui rằng, có lẽ, chỉ các nhà làm phim Việt mới đủ "can đảm" để nghĩ ra lý do cho sự chuyển đổi về giới tính một cách hài hước và đột ngột như thế.
Ngô Kiến Huy thể hiện khá tốt khi phải õng ẹo làm chàng bóng nhưng tới những đoạn cần thể hiện nội tâm thì anh chưa thể hiện được
Không chỉ lố bịch về nội dung, Nàng men chàng bóng là một sự chắp ghép rời rạc những màn hài kịch nhạt nhẽo, lố lăng.
Các nhân vật trong phim dường như làm gì cũng rất dễ dàng - khóc dễ, cười dễ, nói nhảm từ đầu đến cuối phim và có thể đột ngột la hét một cách chối tai bất cứ lúc nào.
Diễn xuất của các diễn viên trong phim cũng khá hời hợt và không để lại nhiều ấn tượng cho khán giả.
Hello cô Ba có khá nhiều các diễn viên hài tham gia
Trước Nàng men chàng bóng, Hello cô ba - bộ phim ra mắt dịp Tết 2012 vừa qua được đán.h giá là thảm họa bởi có cốt chuyện đơn giản, hời hợt với các màn tấu hài được chắp vá cẩu thả, chỉ mang tính chất "cù lét" khán giả.
Nội dung phim Hello cô Ba xoay quanh anh chàng Tư Lặn (Hoài Linh) hiền lành, chất phác. Khi vô tình thấy Lành (Kim Thư) tắm, Tư Lặn bị ngã xuống giếng. Cú ngã khiến Tư Lặn bóng dưng có khả năng làm mái tóc của mình tự dựng đứng lên và có thể tiên đoán trước mọi việc. Với biệt tài này, Tư Lặn trở thành cô Ba bói toán và gặp phải những tình huống dở khóc dở cười.
Diễn xuất của Hoài Linh trong phim này không có gì mới so với những tiểu phẩm hài trước đây của anh
Hello cô Ba quy tụ một loạt các diễn viên nổi tiếng của sân khấu hài kịch như: Hoài Linh, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Phi Nhung, NSƯT Việt Anh...Chính vì thế, các diễn viên này không gặp khó khăn gì trong việc chọc cười khán giả.
Tuy nhiên, những chiêu mà họ sử dụng không độc, mà ngược lại, khán giả có thể thấy nhan nhản trên các sân khấu kịch, hoặc trong các tiểu phẩm hài trên truyền hình. Bộ phim có lẽ nên được coi là một tiểu phẩm hài hơn là một tác phẩm điện ảnh.
Không chỉ vậy, Hello cô Ba còn khiến người xem khó chịu khi hình ảnh một nhãn hiệu kẹo cao su xuất hiện tràn lan và vô tội vạ trên màn hình.
Không mang tính chất chọc cười khán giả như Nàng men chàng bóng hay Hello c ô Ba, Ranh giới đen trắng được quảng cáo là một bộ phim hành động hợp tác cùng Indonesia, có kinh phí đầu tư lớn và dàn diễn viên tài năng. Thế nhưng, khi bộ phim được công chiếu, khán giả không có gì để khen ngoài một chữ "liều" cho ekip làm phim.
Ranh giới trắng đen hợp tác cũng phía Indonesia
Bộ phim có nôi dung nói về Tâm, một diễn viên võ thuật tình cờ liên quan đến một vụ truy bắt tội phạm khi băng đảng buôn bán m.a tú.y nhầm anh là công an. Kẻ thù của Tâm trong phim là tên trùm m.a tú.y Sở Thiên, luôn tìm cách tru.y sá.t Tâm để trả thù cho em mình vừa bỏ mạng.
Với nội dung này, Ranh giới trắng đen không có nhiều khác biệt với những phim xã hội đen, hành động võ thuật của Hong Kong mà khán giả Việt Nam đã xem đã mắt suốt hai thập kỷ qua.
Nhân vật chính tên Tâm có những hành động khá khó hiểu
Bộ phim mở đầu bằng màn rượt đuổi và đán.h đấm khá của nhân vật Tâm điệu nghệ. Tuy nhiên, khi mà khán giả vừa dấy lên hi vọng sẽ được xem một bộ phim võ thuật ra trò thì hi vọng đó ngay lập tức đã bị dập tắt bởi nụ cười kiểu "hơ hơ" và "ngây thơ" của cô sinh viên tên Diễm. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt các chi tiết, tình huống phi lý và ngây ngô.
Một nữ cảnh sát xuất hiện với phong cách cải lương, tung tăng áo hai dây, hồn nhiên nhún nhảy cũng đủ để làm sao lãng một tên tôi phạm đang bị cảnh sát bao vây tứ phía.
Anh chàng diễn viên Tâm bị lạc đoàn làm phim, bị bọn tôi phạm bao vây đán.h cho bầm dập, không thấy có máy quay, ekip làm phim xung quanh mà vẫn cứ nghĩ là mình đang đóng phim. Sự "ngây thơ" đến thế này thì có lẽ chỉ các nhà làm phim Việt Nam mới nghĩ ra.
Sau màn mở đầu khá ấn tượng, các màn võ thuật khác trong phim đều được dựng một cách cẩu thả, cắt ghép vô tội vạ. Ánh sáng, âm thanh trong phim cũng khiến người xem thất vọng.
Các màn võ thuật trong phim phần đa được thực hiện một cách khá cẩu thả
Càng thảm họa....càng hút khán giả
Có một điều khá ngạc nhiên là các bộ phim, dù được xếp vào dạng thảm họa nhưng lại rất hút khán giả và đem về cho nhà sản xuất khoản doanh thu lớn. Chỉ một tuần ra rạp nhân dịp 2/9, Nàng men chàng bóng đã thu hút gần 130 ngàn lượt khán giả, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng.
Còn Hello Cô Ba chỉ sau 7 ngày công chiếu đã đạt hơn 25 tỷ đồng, vượt lên trên các bộ phim đình đám khác như: Lệ phí tình yêu, Thiên mệnh anh hùng, Lời nguyền huyết ngải, Underworld: Awakening 3D (phim ngoại)..
Thảm họa Hello cô Ba có doanh thu dẫn đầu thị trường phim Tết 2012
Riêng Ranh giới trắng đen, mặc dù các nhà làm phim không công bố con số doanh thu chính thức nhưng bộ phim được lên kế hoạch phát hành tại 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Indonesia, Singapore và Maylasia. Ranh giới trắng đen trở thành phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam tấ.n côn.g thị trường khu vực.
Như thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi các thảm họa điện ảnh thi nhau ra đời...
Theo 24h
Hoài Linh biến hóa trong phim Tết "Hello cô Ba" Danh hài hóa thân thành Cô Ba với tài lên đồng, với những màn biến hóa độc đáo, khi là cô đào Marylin Moroe, lúc trở thành nữ hoàng Ai Cập, khi khác lại là chú bạch tuộc tiên tri Paul, trong bộ phim chiếu Tết 2012 của Hãng phim Phước Sang. Tư Lặn vốn là một anh chàng hiền lành, chất phác....