Phim kinh dị cá mập ‘Deep Blue Sea’ nổi tiếng vì cái chết gây sốc
Dù bị đánh giá là kỹ xảo nghèo nàn, ‘ Deep Blue Sea’ vẫn là cơn ác mộng với nhiều người bởi thủ pháp hù dọa giật mình.
Cá mập là đề tài tuy cũ nhưng chưa bao giờ hết hấp dẫn khi các nhà làm phim kinh dị muốn chọn bối cảnh biển khơi. Trong nhiều bộ phim cùng chất liệu, Jaws và Deep Blue Sea vẫn được xem là 2 cái tên nổi tiếng nhất. Jaws được xếp vào hàng kinh điển vì lần đầu tiên khởi xướng khái niệm bom tấn hè còn Deep Blue Sea lại đình đám vì tận dụng triệt để yếu tố hù dọa giật gân và máu me kinh dị.
Cảnh phim nổi tiếng đưa Deep Blue Sea vào danh sách những bộ phim kinh dị cá mập đáng sợ nhất chính là cái chết của nhân vật Russell Franklin (Samuel L. Jackson).
Deep Blue Sea kể về một trung tâm nghiên cứu y dược học đặt giữa lòng đại dương, sử dụng cá mập làm đối tượng thí nghiệm cho loại thuốc chữa bệnh Alzheimer mới. Không may chính loại thuốc này lại biến những con cá mập thành sinh vật siêu thông minh và khát máu. Chúng điên cuồng tấn công nhóm nhà khoa học, kỹ thuật viên.
Khi bị dồn đến đường cùng, các nhân vật trong phim bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, tuyệt vọng. Nhân vật của Samuel L.Jackson đã đứng lên phát biểu một bài diễn thuyết hùng hồn, kể về câu chuyện thoát chết khỏi bão tuyết của chính mình trong quá khứ. Bài phát biểu mạnh mẽ của ông gây được xúc động ở cả nhóm nhân vật lẫn người xem.
Tuy nhiên, khi đang dặn dò các đồng nghiệp chú ý giữ tính mạng thì Samuel bất ngờ bị con cá mập hung hãn nhảy ào lên khỏi mặt nước và kéo giật thân mình xuống biển. Nhân vật của nam diễn viên thậm chí còn chưa kết thúc câu nói cuối cùng.
Video đang HOT
Xét về hiệu ứng hình ảnh, cảnh phim không đủ chân thực để khiến người xem khiếp đảm. Hình ảnh cắt tố cáo đồ họa khá giả và cứng, tạo hình con cá mập lẫn thân xác Samuel bị nhìn rõ là sản phẩm của công nghệ. Vậy nhưng diễn biến bất ngờ xảy ra chỉ trong chớp mắt khiến khán giả phải “đứng hình” vì quá choáng. Không ai ngờ một nhân vật chính khó có thể bỏ mạng chỉ trong một giây “điện xẹt” như vậy.
Tuy những hù dọa giật mình được xem là thủ pháp quen thuộc và “rẻ tiền” trong dòng phim kinh dị nhưng tại thời điểm năm 1999, hiếm có tác phẩm nào áp dụng thủ pháp này hiệu quả như Deep Blue Sea. Tình tiết bất ngờ kết hợp với “phong cách diễn thuyết” nổi tiếng của Samuel L.Jackson đã tạo nên một cao trào phim đáng nhớ, vừa có yếu tố trào phúng lẫn kinh dị. Đây được bình chọn là một trong những cái chết ấn tượng nhất trên màn ảnh.
Tuy kỹ xảo còn khá thô sơ, Deep Blue Sea vẫn thành công vang dội với doanh thu 164,6 triệu USD tại thời điểm năm 1999. Nhờ cách sắp xếp tình tiết bất ngờ, khó đoán, bộ phim được xem là “người kế tục” xuất sắc của thương hiệu phim kinh điển Jaws, đưa những chú cá mập ăn thịt trở lại màn ảnh như một cơn ác mộng kinh hoàng nhất.
Theo VNE
Trọn vẹn 'vẻ đẹp Mỹ' trong phân cảnh khỏa thân giữa thảm hoa hồng
Cảnh phim nổi tiếng của 'American Beauty' đã được lấy ý tưởng cho nhiều bộ ảnh thời trang, cuộc thi người mẫu.
Năm 1999, American Beauty xuất hiện cùng nhiều tác phẩm đình đám khác như Fight Club, Magnolia hay Bringing Out the Dead. Bộ phim giành được 5 tượng vàng Oscar và nhanh chóng góp mặt trong danh sách phim kinh điển của mọi thời đại. Điều khiến American Beauty trở nên đặc biệt là tầng lớp thông điệp nặng tính triết học, xã hội thể hiện qua lối kể chuyện đẹp và u buồn.
Không chỉ sâu sắc, bộ phim còn có ngôn ngữ hình ảnh giàu sức gợi, đậm chủ nghĩa duy mĩ. Cảnh phim nổi tiếng nhất của American Beauty chính là người đẹp khoả thân giữa thảm hoa hồng đỏ rực.
Trọn vẹn 'vẻ đẹp Mỹ' trong phân cảnh khỏa thân giữa thảm hoa hồng
Lester (Kevin Spacey thủ vai) là người đàn ông đang trải qua giai đoạn khủng hoảng trung niên. Giữa lúc bị nhấn chìm bởi cuộc sống nhàm chán, vô nghĩa, Lester tìm thấy ánh sáng le lói là "nàng lolita" Angela (Mena Suvari thủ vai). Angela là bạn học của con gái Lester, là thành viên đội cổ động. Vẻ quyến rũ thanh tân của Angela trên sân bóng đã mê hoặc Lester ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Từ lúc đó, Lester thường có những mộng tưởng đẫm nhục dục về Angela. Hình ảnh cô xuất hiện trong tâm trí ông luôn gắn với những cánh hồng nhung đỏ rực. Đỉnh điểm là khi Lester mơ màng nhìn thấy Angela từ trên trần nhà, khoả thân, nổi bật giữa một tấm thảm hoa hồng. Những cánh hoa mềm mại rơi rơi phủ lên người Lester như sự vỗ về của một giấc mộng đẹp.
Những cánh hồng đỏ của Angela là hình ảnh rực rỡ nhất của cả bộ phim, đối ngược với không khí trầm buồn, ảm đạm xung quanh Lester và chi tiết túi rác bay trong gió được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Hoa hồng trong American Beauty là hình ảnh biểu tượng của đam mê, nhục cảm, của vẻ đẹp mộng ảo vượt lên trên những vô vị, tầm thường. Nhưng chính sắc đỏ được dùng một cách "vô tội vạ" này lại đặt ra câu hỏi đa chiều: Đâu mới là vẻ đẹp đích thực, hoa hồng hay túi rác?
Phân cảnh đặc biệt này được sử dụng thủ thuật kéo dãn thời gian, nhấn mạnh vào từng chuyển động cơ thể của cô gái để tăng hiệu ứng thị giác. Đạo diễn Mendes nổi tiếng với phong cách quay phim điềm tĩnh, tiết chế, góc máy rộng và khoáng đạt để tạo không gian mơ màng, vừa thực vừa ảo.
Tấm thảm hoa hồng trong cảnh phim này chủ yếu được tạo nên từ kỹ xảo đồ hoạ. Dù vậy công đoạn hậu kỳ được làm vô cùng tỉ mỉ sao cho từng cánh hoa đạt đến độ chi tiết, chân thực nhất.
Đến nay cảnh thảm hoa hồng của American Beauty vẫn luôn có mặt trong top những cảnh phim kinh điển của mọi thời đại. Ý tưởng độc đáo, tuyệt đẹp này còn được tái hiện qua nhiều bộ ảnh tạp chí và được dùng làm thử thách chụp ảnh của America's Next Top Model.
Theo VNE
Lời thì thầm mãi là bí mật trong cảnh cuối phim 'Lost in Translation' Nam tài tử Bill Murray đã phóng tác kịch bản, tự mình thì thầm vào tai Scarlett Johansson một câu mà chưa ai biết chính xác là câu gì. Lost In Translation nổi tiếng là một bản nhạc đẹp và buồn dành cho những tâm hồn tận cùng của nỗi cô đơn. Không chỉ vậy, tác phẩm còn được nhớ đến là một...