Philippines muốn đưa du khách ra thăm đảo tranh chấp trên Biển Đông
Giới chức quân đội Philippines ngày 11/5 cho biết sẽ hỗ trợ các cơ quan dân sự để đưa du khách từ đảo Palawan, ra thăm các hòn đảo quân đội nước này đang kiểm soát trên Biển Đông để thúc đẩy hòa bình.
Một binh sỹ Philippines tuần tra trên đảo Pagasa ngày 11/5 (Ảnh: AFP)
Thông tin được tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Gregorio Catapang công bố, trong lúc lên kế hoạch tới thăm một đơn vị đồn trú của quân đội nước này trên Biển Đông, và bay thị sát qua 8 địa điểm khác.
Ông Catapang khẳng định quân đội sẽ hỗ trợ các quan chức địa phương mở một tuyến phà ra hòn đảo tranh chấp trong năm tới. Tuyến phà sẽ đưa du khách từ đảo Palawan của nước này ra những hòn đảo và bãi đá Manila đang kiểm soát trong khu vực quần đảo Trường Sa.
“Điều chúng tôi muốn đó là từ Palawan chúng ta có thể đi ngang qua các đảo Patag, Lawak, Likas và Pagasa. Chúng ta có thể quay về theo hướng Panata, Kota, bãi cát Ayungin và trở về”, ông Catapang nói, sử dụng cách gọi của Philippines cho các đảo tranh chấp mà nước này đang kiểm soát. “Đây có thể là một nỗ lực tốt phục vụ du lịch”.
Catapang cho rằng dự án này có thể giúp cải thiện các cơ sở cảng và đường băng trên đảo Thị Tứ, hay còn gọi là Pagasa theo cách gọi của Philippines, trong bối cảnh nước này cho rằng Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động bồi lấn và xây dựng trên phạm vi khổng lồ tại khu vực bãi đá Subi và các khu vực khác.
Video đang HOT
Quân đội Philippines cho rằng những công trình này có thể bị Trung Quốc biến thành căn cứ hải quân và không quân lớn, giúp nước này triển khai lực lượng để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình. Bắc Kinh từ lâu vẫn đòi chủ quyền với hầu như toàn bộ Biển Đông.
Eugenio Bito-onon, thị trưởng của thành phố Kalayaan trên đảo Palawan cho biết, dự án du lịch này có thể được triển khai trong năm tới, sau khi hội đồng thành phố duyệt mua một tàu sắt có chiều dài 25 m với giá 224.000 USD.
Thành phố này cũng có kế hoạch xây dựng những ngôi nhà bằng gỗ, đủ chỗ cho 30 du khách và chào bán đồ lưu niệm.
Hiện tại, hòn đảo nằm cách Palawan 450km, tương đương 26 giờ tàu chạy, này đang là nơi cư trú của 356 cư dân và một đơn vị quân sự nhỏ. Tuy nhiên, không có cơ sở hạ tầng du lịch nào ngoại trừ đường băng trên đảo.
Khi được hỏi liệu chính phủ Philippines có đủ khả năng để bảo vệ các du khách, ông Catapang khẳng định: “Tất nhiên là có thể. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng họ luôn được bảo vệ”.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Ghê rợn lính Pháp trao đổi tình dục đồng giới với trẻ em
Bản báo cáo mật của Liên Hợp Quốc về tình trạng các binh sỹ Pháp lạm dụng tình dục trẻ em ở Cộng hòa Trung Phi vừa bất ngờ bị lộ. Từ đây, sự thực ghê rợn của trò đổi đồ ăn, nước uống lấy tình dục đồng giới mà những người đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thực hiện với các bé trai, thậm chí mới 9 tuổi, được hé lộ...
Một chai nước = một lần "quan hệ"?
Theo hãng tin Reuters, mới đây nhân viên cứu trợ, Anders Kompass đã bất ngờ chuyển tài liệu mật của Liên Hợp Quốc "Tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em của lực lượng vũ trang quốc tế" tới các công tố viên Pháp. Và từ đây, những thông tin về các vụ binh sỹ Pháp lạm dụng tình dục trẻ em ở Cộng hòa Trung Phi từ giữa năm 2013 được đông đảo truyền thông thế giới biết đến.
Theo đó, những đứa trẻ ở Cộng hòa Trung Phi luôn phải sống trong tình trạng đói, chúng thường xuyên tìm đến các binh sỹ Pháp đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại đây để xin đồ ăn. Và tận dụng cơ hội này, những người lính buộc bọn trẻ phải phục vụ tình dục cho mình để đổi lấy đồ ăn. Kinh sợ hơn cả, những đứa trẻ này phải quan hệ tình dục bằng miệng và quan hệ tình dục đồng giới với binh lính. Theo những người dân địa phương, tiếng kêu van của những đứa trẻ ở trong khu vực này thường bắt đầu từ khoảng 10 đến 11h đêm, khoảng thời gian mà những đứa trẻ thường đi xin đồ ăn.
Binh sỹ Pháp lợi dụng tình trạng đói, kém của trẻ em ở Trung Phi để lạm dụng tình dục.
Một cư dân sống trong khu vực binh sỹ Pháp đóng quân kể rằng những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục thường từ 10-13 tuổi. Nhưng mẹ của một nạn nhân thì khẳng định con bà mới 9 tuổi khi bị bắt làm "chuyện người lớn". Và theo người phụ nữ này, để đổi lấy vài cái bánh, những đứa trẻ phải chấp nhận làm thỏa mãn những người lính bằng miệng. Sau đó, để đổi lấy chai nước, những đứa trẻ lại tiếp tục phải để cho những kẻ tay cầm súng quan hệ tình dục đồng giới.
Donovan, người có trong tay bản sao báo cáo nội bộ của Liên Hợp Quốc mà ở đó có miêu tả chi tiết các vụ lạm dụng tình dục trẻ em kể rằng rất nhiều cậu bé chứng kiến cảnh bạn chúng phải quan hệ tình dục đồng giới với binh sỹ Pháp trên các cánh đồng nhưng không dám kể lại chuyện vì sợ bị đánh. Có cậu bé kể rằng từ một nơi ẩn nấp kín đáo, cậu đã nhìn thấy đứa bạn lần lượt bị hai người lính cưỡng hiếp, trong khi đó ở bên cạnh một người lính khác thì theo dõi và cười. Bà Donovan cho biết, theo bản báo cáo, một cậu bé kể rằng khi cậu đến xin thức ăn từ một người lính, người này đã đòi cậu bé phải quan hệ tình dục thì mới được nhận đồ ăn. Khi cậu bé từ chối, người lính này yêu cầu cậu bé phải tìm một người phụ nữ nào đó thay thế. Một nạn nhân khác thì cho hay có lần cậu bị một tên lính đưa vào căn cứ quân đội và giao cấu với cậu tại đó.
Tiếng xấu lặp lại
Ngày 30/4, một ngày sau khi tờ The Guardian (Anh) công bố những thông tin về hành vi đồi bại của lính Pháp tại Cộng hòa Trung Phi, phát biểu với báo giới, Tổng thống Pháp Hollande nói: "Nếu có những người lính hành xử đồi bại, tôi sẽ không dung tha". Còn đại diện bộ quốc phòng Pháp, ông Pierre Bayle thì kêu gọi mọi người nên "hết sức thận trọng" với những cáo buộc chưa được thẩm tra.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các binh sỹ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của quốc tế ở châu Phi bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em bản địa. Năm 2013, bé Elizabeth, 13 tuổi cho biết em đã bị 10 lính gìn giữ hòa bình thay nhau hãm hiếp trên cánh đồng ở gần nhà tại Bờ Biển Ngà. "Họ tóm lấy em và quẳng em nằm giữa cánh đồng, rồi hãm hiếp em. Sau đó, những người này đã để mặc em bị chảy máu, trong nỗi sợ hãi khi bị bỏ lại một mình trên đồng hoang. Điều đáng nói là những người lính này không hề bị đưa ra xét xử", nạn nhân đau xót nhớ lại.
Ngày 8/9/2014, Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình do Liên hợp quốc hậu thuẫn đã thường xuyên hãm hiếp, cưỡng bức hàng loạt phụ nữ và bé gái yếu đuối ngay tại căn cứ của mình ở thủ đô Magadishu, Somalia. Những người lính này thường sử dụng chiêu bài hỗ trợ nhân đạo để ép buộc các nạn nhân quan hệ tình dục. Một nạn nhân khác, Ayanna S., kể rằng vào tháng 1/2014, cô đi tới căn cứ Burundian X-Control để xin thuốc về cho đứa con nhỏ đang ốm. Tuy nhiên, cô cùng 3 phụ nữ khác đã bị lôi xuống một căn hầm. Sáu binh sỹ đánh đập rồi hiếp dâm họ. Nhưng cho đến nay các binh sỹ này vẫn không phải chịu hình phạt nào.
ĐÀO VŨ (Theo CNN, Reuters)
Theo VNN
Vì sao Tướng Dunford được chọn làm Tham mưu trưởng Liên quân? Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị bổ nhiệm Tướng Thủy quân Lục chiến Joseph F. Dunford làm Chủ tịch mới của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân. Theo The Washington Post, nếu được Thượng viện thông qua, Tướng Joseph Dunford sẽ tiếp tục công việc chống phần tử nổi dậy bằng cách cố vấn cho Tổng thống Barack...