Philippines lo giải cứu 13.000 công dân ở Libya
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 31.7 lại kêu gọi công dân nước này sớm rờiLibya, sau khi một nữ y tá Philippines bị bắt cóc và bị hiếp dâm tập thể. Trước đó, một thợ xây dựng Philippines còn bị chặt đầu.
Ảnh: Người Philippines biểu tình đòi trả mạng sống cho người thợ xây
Bộ Ngoại giao Philippines nói toàn bộ 13.000 người Philippines ở Libya sẽ được đưa về nước, do xung đột giữa các phe phái vốn đe dọa chia cắt Libya, 3 năm sau khi Đại tá Muammar al-Gaddafi bị lật đổ.
Bản khuyến cáo của Bộ nêu “Chúng tôi lập lại lời kêu gọi toàn bộ các công dân còn ở lại Libya nên lập tức liên lạc với Sứ quán Philippines ở thủ đô Tripoli và đăng ký về nước”.
Khuyến cáo này được đưa ra, sau khi Bộ xác nhận thông tin một y tá Philippines bị bắt cóc và bị hiếp dâm tập thể ở Libya vào ngày 30.7. Nạn nhân bị bắt cóc ở bên ngoài khu nhà ở của cô, bị đưa đến một nơi không thể xác định và bị 6 gã thanh niên cưỡng hiếp.
Cô chỉ được thả hai giờ sau đó, một nhóm nhân viên lãnh sự Philippines đã đưa cô đến bệnh viện để cô được chăm sóc.
Video đang HOT
Philippines ngày 20.7 đã ra lệnh cho các công dân của họ rời Libya, cùng ngày xác của một thợ xây Philippines bị chặt đầu được tìm thấy tại một bệnh viện ở thành phố cảng Benghazi. Nạn nhân bị các tay súng nổi dậy bắt ngày 15.7. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, nạn nhân bị giết vì không phải tín đồ Hồi giáo.
Bộ Ngoại giao Philippines nói nhóm nhân viên lãnh sự vẫn ở lại Tripoli, dù tình hình bất ổn, để có thể điều phối sơ tán công dân bay đến Tunisia và Ai Cập, nơi họ sẽ bay tiếp về nước.
Bộ cũng cấm công dân đến Libya, trong khi ra lệnh cho 100 công dân sống ở dải Gaza rời vùng đất của Palestine đang bị Israel tiến đánh các tay súng phong trào Hamas.
Có khoảng 10 triệu người Philippines sống và làm việc ở nước ngoài vì được lãnh lương cao hơn, chủ yếu ở Trung Đông.
Theo Một Thế giới
Quốc tế không chấp nhận hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định, hành động của Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Chính phủ Philippines đang xem xét để tiếp tục phản ứng thích hợp về động thái gây hấn mới của Trung Quốc. Trong khi dư luận quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về diễn biến căng thẳng leo thang tại Biển Đông, đồng thời tố cáo hành động của Trung Quốc đe dọa sự ổn định ở Đông Nam Á và tự do hàng hải khu vực.
Bản đồ do Trung Quốc phát hành "nuốt" trọn Biển Đông Ảnh: Chinadaily
Bộ Ngoại giao Philippines hôm 26/6 khẳng định, hành động của Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh, tấm bản đồ mới 10 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông là "tham vọng bành trướng vô lý", đi ngược lại với luật pháp quốc tế và vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nêu rõ: "Đây hoàn toàn là tham vọng bành trướng của Trung Quốc và là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng trên Biển Đông".
Tấm bản đồ 10 đoạn theo khổ dọc do tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc phát hành, trong đó ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là "chủ quyền" mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển ở Biển Đông.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành động như vậy. Việc nước này đính kèm một bản đồ ôm hầu hết Biển Đông trong hộ chiếu cấp năm 2012, đã dẫn đến làn sóng phản đối gay gắt của các nước láng giềng.
Người phát ngôn Charles Jose cũng cho biết, Chính phủ Philippines đang xem xét để tiếp tục phản ứng thích hợp về động thái gây hấn của Trung Quốc. Nhật báo Inquirer của Philippines cũng dẫn lời giới chuyên gia nhận xét, đây là hành động khiêu khích mới của Trung Quốc, tiếp sau hàng loạt động thái mở rộng, xây dựng trái phép ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm phục vụ mưu đồ độc chiếm biển Đông.
Website của Đài Tiếng nói Hoa kỳ (VOA) hôm 26/6 cũng có bài về vấn đề Biển Đông, nói rằng căng thẳng trên Biển Đông chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ hạ nhiệt. Bài viết nói rằng, căng thẳng bắt nguồn từ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam hồi tháng 5 và tiếp tục có những hành động khiêu khích.
Trợ lí Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Daniel Russel cũng đã lên tiếng chỉ trích những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, nhấn mạnh đây là hành động coi thường các biện pháp ngoại giao và hòa bình trong việc giải quyết những bất đồng và tranh chấp. Trung Quốc thay vào đó lại lựa hành động gây mất ổn định và nguy hiểm.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục "lắc đầu ngao ngán" với sự phi lý của Trung Quốc. Nhiều ý kiến lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc và vạch trần mưu đồ của nước này. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo La Croix, chuyên gia Pháp Valérie Niquet, người đứng đầu bộ phận Châu Á của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược FRS cho rằng, Trung Quốc đang sử dụng tham vọng bá quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông để che đậy tình trạng bất ổn trong nước.
Dư luận Argentina bày tỏ quan ngại trước những căng thẳng tại Biển Đông. Ông Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Quốc gia La Plata, đã phê phán Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và khoa trương sức mạnh vì mục đích khai thác nguồn tài nguyên dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như kiểm soát các tuyến giao thông huyết mạch của thế giới tại Biển Đông.
Giới chuyên gia tố cáo việc Trung Quốc huy động nhiều tàu tới khu vực giàn khoan, trong đó có tàu chiến, đang đe dọa sự ổn định ở Đông Nam Á và tự do hàng hải tại khu vực./.
Theo VOV
Philippines kiện Trung Quốc như thế nào? Kỳ 4: Ai cãi cho Philippines? Mới đây, AFP trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói họ sẽ có công hàm đề nghị tòa sớm ra quyết định vụ án trong năm nay hoặc đầu năm 2015. Luật sư Paul Reichler trong một phiên tranh tụng tại Tòa án quốc tế về Luật biển - Ảnh: ITLOS "Chúng tôi đang tham vấn với đội...