Philippines đề nghị Mỹ đưa máy bay hộ tống các chuyến tiếp tế ở Biển Đông
“Nếu người Mỹ bay xung quanh đó, chúng tôi sẽ không gặp rắc rối”, ông Gazmin nói. “Chúng tôi cần được giúp đỡ trong các phi vụ tiếp tế của chúng tôi”.
Mỹ muốn hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc duy trì hòa bình ở Biển Đông”Đừng nghĩ căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa không liên lụy gì đến Mỹ”Không chặn đứng bành trướng Biển Đông, Trung Quốc sẽ đánh chiếm số còn lại
Reuters ngày 26/8 đưa tin cho biết, Mỹ có kế hoạch tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự và nhân đạo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một phần của chiến lược mới chống lại sự mở rộng nhanh chóng (bành trướng) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đã nhấn mạnh khía cạnh quan trọng của chiến lược mới này trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Philippines tướng Hernando Iriberri trong chuyến thăm Manila.
Hình minh họa.
Đại tá Restituto Padilla, một phát ngôn viên quân đội Philippines nói với các nhà báo rằng, các cuộc tập trận của Mỹ ở Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tập trung vào việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, ngăn chặn xung đột và hành động bắt nạt, và thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (phi pháp, vô lý) đối với phần lớn Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei (và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).
Video đang HOT
Một nguồn tin quân sự cũng có mặt trong cuộc họp giữa ông Harris và Iriberri nói với Reuters rằng, Mỹ và Philippines dự kiến sẽ tăng quy mô, tần suất và mức độ của các cuộc tập trận chung trong khu vực.
Quyết định này được đưa ra sau khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp quy mô lớn với tốc độ nhanh ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng và cảnh báo của Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc nói rằng các tiền đồn này sẽ không được sử dụng cho mục đích quân sự mà nhằm để hỗ trợ các hoạt động cứu nạn, cứu trợ thiên tai, điều hướng, nhưng Lầu Năm Góc vẫn nghi ngờ điều này, nhất là khi Bắc Kinh đã triển khai binh sĩ và thậm chí cả vũ khí đến một số các đảo nhân tạo.
Đầu mùa hè này, Philippines đã tổ chức cuộc tập trận quân sự riêng biệt với Mỹ và Nhật Bản gần quần đảo Trường Sa.
Cùng ngày theo tờ Sputnik, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết ông đã đề nghị Đô đốc Harris hỗ trợ Philippines trong việc vận chuyển quân đội và nguồn cung cấp hậu cần cho các rạn san hô do Philippines kiểm soát ở Biển Đông bằng cách triển khai máy bay tuần tra ngăn Trung Quốc chặn các hoạt động tiếp tế của họ.
“Nếu người Mỹ bay xung quanh đó, chúng tôi sẽ không gặp rắc rối”, ông Gazmin nói. “Chúng tôi cần được giúp đỡ trong các phi vụ tiếp tế của chúng tôi. Cách tốt nhất mà họ có thể hỗ trợ là thông qua sự hiện diện của họ.”
Ông Gazmin cho hay, Đô đốc Harris đã đảm bảo với ông rằng lực lượng của Mỹ luôn sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cho Hải quân Philippines, AP đưa tin.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Philippines cáo buộc Trung Quốc dùng tàu phong tỏa tuyến đường tiếp tế cho các binh sĩ đóng ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Bắc Kinh đã nhiều lần thúc giục Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp hàng hải leo thang trong khu vực. Tháng trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Mỹ của “quân sự hóa” Biển Đông bằng cách tham gia vào các cuộc tập trận quân sự như vậy.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Cải cách Tập Cận Bình vấp phải kháng cự mãnh liệt
Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà.
SCMP: Tập Cận Bình thất bại trong việc xử lý khủng hoảng"Tập Cận Bình muốn Giang Trạch Dân ngừng thò tay vào chính sự"Báo đảng Trung Quốc cảnh báo lãnh đạo nghỉ hưu chớ can thiệp triều chính
Hình minh họa: AP/SCMP.
South China Morning Post ngày 21/8 cho biết, một bài xã luận ngắn trên website đài truyền hình trung ương Trung Quốc và tờ Quang Minh nhật báo ngày hôm qua 20/8 đã cảnh báo rằng, những hoạt động cải cách thể chế từ chính trị đến quân sự mà ông Tập Cận Bình thúc đẩy đang vấp phải kháng cự mãnh liệt, khó có thể tưởng tượng.
Với ngôn từ mạnh mẽ khác thường, bài báo nói rằng những cuộc cải cách của Tập Cận Bình đang ở trong giai đoạn quan trọng, nhưng lại vấp phải khó khăn to lớn, ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác nhau: "Việc cải cách sâu rộng động chạm đến vẫn đề cơ bản là tái cơ cấu mạch máu khổng lồ của nền kinh tế nhằm mục đích cho nó khỏe mạnh. Nhưng quy mô của các trở lực chống đối lớn hơn nhiều những gì người ta có thể tưởng tượng".
Bài xã luận được ký tên Guoping, một bút danh thường xuyên được sử dụng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc để bình luận về các chủ trương chính sách lớn. Các nhà quan sát cho rằng những bình luận này cho thấy hoạt động cải cách của Tập Cận Bình không đạt kết quả như mong muốn và vấp phải phản đối của các phe phái khác nhau.
Xu Yaotong, một giáo sư khoa học chính trị Học viện Quản trị Trung Quốc nhận định, bài xã luận này xuất hiện giữa lúc chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận BÌnh đã bắt đầu suy yếu và các cải cách thì bị phản đối. "Giọng điệu của bài xã luận này thể hiện sự tức giận. Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng dựa vào thông điệp chỉ ra trong bài viết của Guoping."
Ông cho rằng phản đối cải cách của Tập Cận Bình đến từ 3 nhóm mạnh mẽ: Các quan chức cấp cao nghỉ hưu muốn gây ảnh hưởng, những quan chức quyền lực đã bị suy yếu và công chức không hài lòng với các quy định, chính sách thắt lưng buộc bụng của ông chủ Trung Nam Hải.
Bài xã luận xuất hiện sau khi Nhân Dân nhật báo tháng này chỉ trích quan chức cấp cao nghỉ hưu vẫn muốn can thiệp triều chính, nó cũng xuất hiện sau khi hội nghị Bắc Đới Hà vừa kết thúc. Trương Lập Phàm, một nhà quan sát từ Bắc Kinh nói với South China Morning Post, bài xã luận báo hiệu mọi việc đã không tiến triển tốt.
"Rõ ràng họ đã không đạt được bất kỳ đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những cách riêng của họ. Đây là một thử nghiệm về khả năng lãnh đạo thực hiện sứ mệnh của mình", ông Phàm bình luận.
"Cải cách kinh tế phải đi đôi với cải cách chính trị. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, sau đó quán tính của bộ máy quan liêu sẽ chỉ đưa cải cách vào vòng luẩn quẩn", ông Trương Lập Phàm bình luận.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ bắn thử tên lửa đánh chặn SM-6 đa nhiệm mới Loại tên lửa đánh chặn SM-6 phiên bản cải tiến này vừa có thể bắn rơi tên lửa đạn đạo vừa có thể bắn rơi máy bay quân sự. Tàu chiến Nhật Bản se trang bị sát thủ đối phó tên lửa CJ-10 Trung QuốcHai quân My đặt mua 53 radar máy bay P-8A, thử nghiệm tên lửa SM-6Cựu quan chức Mỹ: Mỹ...