Phí đổi tiền lẻ cao ngất ngưởng vẫn hút khách
Cận Tết, mức phí đổi tiền lẻ, tiền mới tại một số tuyến phố và trên các trang mạng cao ngất ngưởng, nhưng thị trường này vẫn rất “hút” khách.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thị trường đổi tiền lẻ đang diễn ra rất sôi động.
Tại các phố Hà Trung, Đinh Lễ (Hà Nội), chi phí đổi tiền lẻ hiện khá cao, các mệnh giá tiền lẻ đều chịu mức phí như nhau từ 15-20%. Cụ thể, mệnh giá 1.000 đồng có mức phí 20%, mệnh giá 2.000 đồng có mức phí 13% và mệnh giá 5.000 đồng có mức phí 10%. Nếu khách đổi số lượng lớn và đổi sớm thì phí sẽ thấp hơn một chút.
Ngoài ra, xu hướng đổi tiền lẻ online cũng khá phổ biến hiện nay. Tìm kiếm trên trang Google, chỉ cần 1 cú nhấp chuột và đánh từ khóa “đổi tiền lì xì”, ngay lập tức hiện lên hàng trăm trang đổi tiền lẻ, với các tên như: “Đổi tiền mới nguyên series”, “Dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới”, “Đổi tiền lì xì Tết phí chỉ 3%”, “Đổi tiền mới, tiền lẻ, tiền lì xì”…
Thị trường đổi tiền lẻ đang diễn ra sôi động những ngày cận Tết. (Ảnh minh họa: KT)
Còn trên mạng xã hội Facebook, rất nhiều tài khoản cũng quảng cáo công khai dịch vụ đổi tiền mới. Điểm chung của những trang đổi tiền lẻ này là đều đưa ra mức giá chênh lệch đổi tiền khá cao. Nếu khách hàng đổi mệnh giá 5.000 – 10.000 đồng với số lượng từ 100 – 1.000 tờ sẽ chịu mức phí 10-14%. Nếu khách đổi lẻ hoặc ít hơn thì phải chịu phí gấp đôi, tới 20%.
Liên hệ với một chủ tài khoản Facebook, phóng viên VOV được mời chào đổi tiền lẻ với mức phí “ưu đãi đồng hạng” chỉ 3%, nghĩa là đổi 1 triệu đồng thì sẽ mất phí 30.000 đồng.
Ngoài ra, chủ tài khoản Facebook này cũng không quên quảng cáo thêm để trấn an khách rằng, tiền được giao dịch còn nguyên đai nguyên kiện, theo series và đủ số lượng. Bởi thực tế, nhiều người khi đổi tiền lẻ đã bị một số đối tượng ăn bớt số lượng tờ trong cọc tiền.
Tại trang web doitienmoionline, mức phí đổi tiền lẻ mới với các mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng cũng khá cao, từ 8%-10%, nếu đổi với số lượng lớn thì mức phí sẽ giảm 1% – 2%.
Đề cập đến trào lưu đổi tiền lẻ, tiền mới của người dân dịp Tết hàng năm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mua – bán tiền là hành động phạm pháp. Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định, sẽ phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Mức phạt này áp dụng cho các cá nhân vi phạm; tổ chức vi phạm bị phạt gấp 2 lần.
“Việc giao dịch, trao đổi tiền lẻ, an toàn nhất là vào ngân hàng, còn mua bán tiền trôi nổi sẽ dễ bị dính tiền giả, tiền thiếu. Ngoài ra hành vi hành còn bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật”, TS. Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo.
Từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố không in và phát hành thêm tiền mới nhỏ, lẻ vào dịp Tết Nguyên đán. Chủ trương này đã được duy trì 7 năm nay và giúp tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, thời gian tới sẽ tiếp tục không in tiền lẻ mới, các mệnh giá từ 100 đồng – 5.000 đồng. Năm nay, mặc dù không phát hành thêm tiền lẻ mệnh giá thấp nhưng NHNN vẫn đáp ứng nhu cầu lưu thông khoảng 430.000 tỷ đồng và đã điều hòa nhu cầu cho các tỉnh, thành phố với trên 260.000 tỷ đồng./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Thanh khoản ngân hàng đang rất dồi dào dù sát Tết
Thị trường mở (OMO) tiếp tục không có giao dịch, số dư OMO và tín phiếu giữ ở mức 0 trong suốt 2 tuần qua. Thanh khoản trên liên ngân hàng vô cùng dồi dào, lãi suất giảm sâu...
Việc NHNN đẩy mạnh mua vào ngoại tệ và tăng cung tiền ra thị trường giúp thanh khoản dồi dào.
Chênh lệch lãi suất qua đêm VND-USD chuyển từ dương sang âm
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng giám đốc SCB cho biết: "Năm nay không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào vay trên OMO do không có nhu cầu. Thanh khoản năm nay tốt hơn năm ngoái rất nhiều".
Một thông tin tương tự đến từ giám đốc tiền tệ một ngân hàng 100% vốn nước ngoài: "Tỷ giá USD xoay quanh mức giá của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng giao dịch qua đêm dưới 1%. Có thể nói, thanh khoản trên thị trường rất tích cực, đặc biệt trong thời điểm sát Tết Nguyên đán này".
Thực tế, thông tin trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng tuần từ 6 - 10/1 cho thấy, lãi suất VND liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống qua các phiên. Vào phiên ngày cuối tuần 10/01, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức:
Qua đêm là 0,94%/năm (-0,98 điểm phần trăm); 1 tuần là 1,46%/năm (-1,08 điểm phần trăm); 2 tuần là 2,65%/năm (-0,35 điểm phần trăm); 1 tháng là 3,44%/năm (-0,28 điểm phần trăm).
Song song với đó, lãi suất USD liên ngân hàng cũng trong xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống, nhưng với biên độ ít hơn.
Ngày cuối tuần 10/1, lãi suất đứng ở mức qua đêm là 1,74%/năm (-0,04 điểm phần trăm); 1 tuần là 1,83%/năm (-0,04 điểm phần trăm); 2 tuần là 1,91%/năm (-0,06 điểm phần trăm) và 1 tháng là 2,08%/năm (-0,02 điểm phần trăm).
Chênh lệch lãi suất qua đêm VND-USD trên liên ngân hàng đã chuyển từ dương sang âm. Lãi suất liên ngân hàng hạ mạnh dịp cận Tết là điều khá đặc biệt so với mọi năm, thậm chí còn khiến các chuyên gia kinh tế nhận định là "bất thường".
Thông tin đáng chú ý đến từ thị trường mở tuần từ 6 - 10/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều đặn chào thầu 3.000 tỷ đồng/phiên trên kênh cầm cố, 3 phiên đầu với kỳ hạn 14 ngày, 2 phiên cuối tuần với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất chào thầu đều ở mức 4,0%.
Tuy nhiên, không có khối lượng trúng thầu trong tuần, nên không có khối lượng lưu hành trên kênh này.
Đối với thị trường trái phiếu trong tuần, Kho bạc Nhà nước huy động thành công toàn bộ 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu.
Trong đó, kỳ hạn 5 năm và 20 năm huy động được 500 tỷ đồng mỗi kỳ hạn, kỳ hạn 10 năm và 15 năm huy động được 1.000 tỷ đồng mỗi kỳ hạn.
Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn đồng loạt giảm mạnh so với phiên trước đó, cụ thể: Lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm 20 điểm xuống 1,8%/năm; kỳ hạn 10 năm giảm 38 điểm xuống 3,1%/năm; kỳ hạn 15 năm giảm 45 điểm xuống 3,2%/năm; kỳ hạn 20 năm giảm 39 điểm xuống 3,63%/năm.
Lý giải về sự "bất thường" trên, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, Thông tư 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định giới hạn tỷ lệ dư nợ tín dụng trên huy động (LDR) là 85% đối với tất cả các ngân hàng thương mại, thay vì phân biệt mức 80% với các ngân hàng tư nhân và 90% với các ngân hàng có vốn nhà nước như trước.
Các ngân hàng như BIDV, VietinBank đang có tỷ lệ LDR trên 85% nên buộc phải dịch chuyển vốn sang kinh doanh trên liên ngân hàng nhiều hơn để đáp ứng quy định mới.
"Nguồn cung tiền đồng từ các ngân hàng có vốn nhà nước và dòng tiền từ Kho bạc Nhà nước là lý do chính khiến lãi suất trên liên ngân hàng giảm mạnh", ông Linh nói.
Khảo sát trên thị trường 1 (thị trường vốn ngắn hạn và khu vực dân cư), sau bước giảm lãi suất cuối tháng 12/2019 và đầu tháng 1/2020, lãi suất tiền gửi đến tuần vừa qua đã ổn định ở mức 4,1-5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,3-7,4%/năm với kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng và 6,4-7,5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.
Dự trữ ngoại hối dồi dào, bệ đỡ cho thanh khoản
Số liệu từ NHNN cho biết, lượng ngoại hối mua vào bổ sung dự trữ ngoại hối trong năm 2019 vào khoảng 20 tỷ USD, đưa tổng dự trữ ngoại hối lên mức 80 tỷ USD - tương đương với 3,8 tháng nhập khẩu và khoảng 6% GDP (theo cách tính mới).
Cùng với đó, cơ quan quản lý đã cung tiền ra thị trường giúp thanh khoản dồi dào.
NHNN đã nhịp nhàng điều chỉnh thanh khoản trên hệ thống thông qua công cụ tín phiếu và OMO tại các thời điểm thanh khoản hệ thống có biến động bất thường.
Ước tính cả năm, NHNN đã hút ra khoảng 64.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu ở mức cao, đồng thời dòng tiền kiều hối vẫn tăng trưởng ổn định, giám đốc tiền tệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài ước tính, NHNN sẽ tiếp tục trạng thái mua vào ngoại tệ, ở mức 10-12 tỷ USD để nâng dự trữ ngoại hối lên 92 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu.
"Việc mua vào ngoại tệ của NHNN sẽ giúp thanh khoản trên toàn hệ thống tiếp tục ổn định, trừ khi có những biến động đặc biệt trên thế giới", vị giám đốc tiền tệ nói.
TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế dự báo, dòng vốn FDI dự kiến sẽ tiếp tục được rót mạnh vào Việt Nam, cũng như không có sự rút vốn đột ngột nhờ vào các yếu tố: Thứ nhất, dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ tìm kiếm các địa điểm đầu tư tiềm năng mới có lực lượng lao động dồi dào;
Thứ hai, Việt Nam đang là điểm đến hàng đầu với chính sách mở cửa, chi phí lao động hấp dẫn, cũng như được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại;
Thứ ba, các yếu tố đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng như thanh khoản hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2019 sẽ tiếp tục được đảm bảo trong các năm tiếp theo.
"Dự đoán thanh khoản hệ thống sẽ tiếp tục dồi dào và không gây áp lực từ bên ngoài cho lãi suất nhờ nguồn vốn FDI và xuất khẩu mạnh tạo ra thặng dư thương mại, thanh khoản trong năm 2019 rất tốt ngay cả khi NHNN giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Đặc biệt, việc thặng dư thương mại lớn trong vài năm qua đã giúp NHNN tích trữ được lượng dự trữ ngoại hối cao kỷ lục", TS. Hiếu nhận định.
Vị Giám đốc tiền tệ nhấn mạnh: "Sẽ có một chút áp lực đến từ lạm phát, nhưng sẽ không là yếu tố đáng ngại bởi dự báo vẫn trong tầm kiểm soát dưới 4%".
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán Fintech, cuộc cách mạng không sử dụng môi giới Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khi các công ty lớn đang nỗ lực từng bước thay đổi bộ máy cồng kềnh của mình theo xu hướng của thời đại số thì đã xuất hiện một số công ty chọn cho mình một mô hình hoạt động hoàn toàn mới. Đó là không sử dụng môi giới chứng khoán truyền thống....