Phi đội “chim sắt” uy lực nhất thế giới đổ về Syria oanh tạc IS
Nga và liên quân do Mỹ đứng đầu, gồm Pháp, Anh, Đức… đã đưa tới Syria những máy bay quân sự uy lực nhất để oanh tạc các mục tiêu phiến quân. Đáng chú ý là các máy bay chiến lược Tu-160, Tu-95MS, Tu-22 cùng đội máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga, hay chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-22 Raptor của Mỹ.
Không quân Nga ngày 17/11 thông báo đã điều các máy bay chiến lược Tu-160, Tu-95MS và Tu-22 tới Syria để tham gia chiến dịch không kích IS. Việc triển khai các máy bay này cho thấy Moscow đã quyết định gia tăng cường độ và quy mô chiến dịch tại Syria. Trong ảnh là một máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 Blackjack.
Tu-95 là một máy bay ném bom chiến lược có 4 động cơ phản lực và có thể phóng tên lửa. Nó bắt đầu phục vụ trong Không quân Xô viết năm 1956 và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga đến năm 2040.
Tu-22M3 là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu thanh. Nó có thể đạt vận tốc 2.300 km/h. Máy bay được trang bị các tên lửa GSh-23 cannon, Raduga Kh-22, Raduga Kh-15 và các loại bom.
Trước khi điều động các máy bay ném bom chiến lược tới Syria, Nga đã triển khai hơn 50 máy bay quân sự cho chiến dịch oanh kích tại Syria. Trong ảnh là một chiếc Su-34 tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria.
Su-25 SM, với biệt danh “ xe tăng bay”, là máy bay tấn công/hỗ trợ trên không tầm gần. Đây là dòng máy bay có lịch sử chiến đấu lâu đời và đã tham gia các cuộc xung đột khắp thế giới.
Tại Syria, các máy bay chiến đấu Su-30SM được giao nhiệm vụ bảo vệ các máy bay hỗ trợ trên bộ và máy bay ném bom. Su-39SM được trang bị các tên lửa không đối không R-73, R-27P và R-27ER.
Su-24 là máy bay tấn công chính trong lực lượng chủ lực của Ngay tại Syria. Nó được trang bị tên lửa không đối không R60M, không đối đất Kh-29L và Kh-25 ML.
F-15E Strike Eagle là một máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ. Nó có thể đạt vận tốc 3.000 km/h, và có thể mang các loại bom và tên lửa.
Video đang HOT
F/A-18 Hornet là một máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ. Nó có thể mang các loại bom và tên lửa, trong đó có tên lửa không đối đất và không đối không.
Chiến đấu cơ thế hệ năm F-22 Raptor của Mỹ là một trong những máy bay hiện đại nhất đang hoạt động tại Syria. Với các thiết bị cảm ứng lớn, F-22 đang được sử dụng để thu thập thông tin tình báo, cũng như làm trung tâm kiểm soát và chỉ huy.
Máy bay không người lái hiện đại MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ.
Mỹ cũng điều các máy bay chiến đấu/đánh chặn siêu thanh tầm xa F-4 Phantom tới Syria..
MQ-1 Predator là máy bay không người lái đa năng của quân đội Mỹ. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1995, nó đã được triển khai tới Afghanistan, Pakistan, Iraq, Yemen, Libya, Syria và Somalia.
B-1 Lancer là dòng máy bay ném bom chiến lược hạng nặng của Mỹ. Nó được phát triển vào những năm 1970 nhưng bắt đầu đi vào hoạt động năm 1986. Nó có thể đạt tốc độ 1.335 km/h và có tải trọng 56.700 kg.
A-10 Thunderbolt là máy bay tấn công mặt đất của quân đội Mỹ.
Máy bay chiến đấu Dassault Rafale của Pháp đang tham gia chiến dịch không kích các mục tiêu phiến quân tại Syria. Máy bay này hiện đang phục vụ trong không quân và hải quân Pháp.
Máy bay chiến đấu Tornado cũng đang tham chiến tại Syria. Nó được Anh, Ý và Tây Đức hợp tác phát triển và lần đầu tiên tham gia chiến đấu là trong Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991.
Syria cũng sử dụng các máy bay chiến đấu để tấn công các mục tiêu phiến quân ở nước này. Trong ảnh là một máy bay chiến đấu MiG-23 của không quân Syria.
Phi công Syria tại căn cứ Hama.
An Bình
Theo Dantri/RIA
Chiến đấu cơ tung cánh tại triển lãm hàng không Dubai
Hơn 1.100 đơn vị từ 60 nước tham gia triển lãm hàng không vũ trụ Dubai Airshow 2015, quảng bá những loại máy bay quân sự hiện đại nhất để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Triển lãm hàng không Dubai Airshow 2015 được tổ chức từ ngày 8/11. Sự kiện năm nay có hơn 1.100 đơn vị từ 60 nước tham gia, Itar-Tass dẫn lời Michele van Akelijen, giám đốc điều hành đơn vị tổ chức triển lãm, cho biết.
Trong ảnh, đội bay trình diễn al-Fursan của không quân Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thể hiện tài năng tại triển lãm. Ảnh: AFP.
Khoảng 160 máy bay sẽ xuất hiện trong Dubai Airshow 2015, một trong những triển lãm hàng không vũ trụ lớn nhất thế giới. Ảnh: Itar-Tass.
Du khách chụp hình gần một phi cơ dân dụng Sukhoi Superjet 100. Ảnh: Sputnik.
Máy bay ném bom siêu thanh chiến lược hạng nặng cánh cụp cánh xòe B-1 Lancer do Rockwell International sản xuất. Ảnh: Itar-Tass.
Máy bay tuần tra biên giới IOMAX Archangel. Ảnh: Itar-Tass.
Chiến đấu cơ tàng hình chiến thuật F-22 Raptor của Lockheed Martin bay trình diễn. Ảnh: Itar-Tass.
Chiến đấu cơ F-16. Ảnh: Reuters.
Hàng loạt hợp đồng mua bán thiết bị quốc phòng đã được ký kết trong ngày hôm qua phản ánh xu hướng trong năm nay tập trung vào quân sự hơn là dân sự.
Trong ảnh là phi cơ vận tải quân sự Airbus A400M Atlas. Ảnh: Itar-Tass.
Phi cơ vận tải quân sự tầm ngắn Antonov An-178. Ảnh: Itar-Tass.
Trước đó, triển lãm Dubai Airshow 2013 đã giúp các đơn vị tham gia ký kết hợp đồng mua phi cơ dân dụng với tổng giá trị 206 tỷ USD, mức cao kỷ lục.
Trong ảnh, binh sĩ Mỹ đứng dưới bóng phi cơ quân sự đa năng Bell Boeing V-22 Osprey. Ảnh: AFP.
Mô hình máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 5 J-31 Shenyand của Trung Quốc. Ảnh: Sputnik.
Triển lãm hàng không vũ trụ Dubai Airshow là sự kiện được tổ chức hai năm một lần. Triển lãm năm nay sẽ kéo dài đến hết ngày 12/11.
Một máy bay chiến đấu đa năng Eurofighter Typhoon tại triển lãm. Ảnh: Sputnik.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc tiết lộ thông số chiến đấu cơ tàng hình để chào hàng Nhà sản xuất máy bay hàng đầu Trung Quốc tiết lộ thông số kỹ thuật của chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến, nhằm thu hút người mua nước ngoài. Máy bay J-31. Ảnh: SCMP Theo China Daily, trong một lần hiếm hoi, tập đoàn nhà nước Aviation Industry Corp of China (Avic) đã tiết lộ sức mạnh của máy bay J-31 tại...