Phẫu thuật thành công u gốc lưỡi hiếm gặp cho trẻ 21 ngày tuổi
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội (BV RHM TƯ HN) đã tiếp nhận bệnh nhi Sa Thúy Ng. 21 ngày tuổi ở Văn Chấn – Yên Bái, được tuyến dưới chuyển lên với triệu chứng quấy khóc khi bú, khó thở, thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng toàn thân tím tái…
Gia đình cho biết, bé xuất hiện nhiều lần các triệu chứng kể trên và đã cho bé đi khám ở một số bệnh viện nhưng không tìm ra nguyên nhân. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình đã cho bé đến BV RHM TƯ HN nơi có các chuyên gia giàu kinh nghiệm để điều trị cho bé. Tại BV RHM TƯ HN các bác sĩ sau khi khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ đã phát hiện ra cháu bé có khối u gốc lưỡi kích thước 0.5cm x 0.5cm và lưỡi bị dính vào sàn miệng (phanh lưỡi ngắn).
Đặc điểm của khối u khá đặc biệt, khối u nằm ở vùng gốc lưỡi, di động theo cử động của lưỡi, như một ” van” lấp ló nằm cản trở đường hô hấp trên. Khi cháu bé bú khối u gây chèn lấp gây nôn, trớ, sặc. Đặc biệt khi khóc, khối u chèn lên đường hô hấp trên gây khó thở, toàn thân tím tái. Nếu không được xử lý sớm, khối u phát triển mạnh có thể gây bít đường thở và đường ăn, gây ngừng thở khi ngủ và khi trẻ bú,.. nguy hiểm đến tính mạng.
Hình ảnh khối u vùng gốc lưỡi
Sau khi khám phát hiện tình trạng bệnh nguy hiểm, bệnh viện đã ngay lập tức tổ chức hội chẩn với đội ngũ bao gồm các PGS.TS, bác sĩ, điều dưỡng nhiều kinh nghiệm của chuyên khoa Gây mê hồi sức và Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ nhằm lên kế hoạch phẫu thuật cấp cứu sớm nhất cho bé.
Bởi cháu bé sơ sinh 21 ngày tuổi nên việc tiến hành gây mê để thực hiện phẫu thuật cần hết sức cẩn thận, đòi hỏi đội ngũ gây mê có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Đồng thời phẫu thuật viên cùng cần có kỹ thuật tốt, thành thạo để tiến hành thao tác nhanh chóng, hạn chế tối đa sang chấn cho bé hồi phục sức khoẻ tốt nhất.
Kíp phẫu thuật do PGS. TS Lê Ngọc Tuyến- Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ trực tiếp phẫu thuật và PGS.TS. Nguyễn Quang Bình trưởng khoa Gây mê hồi sức trực tiếp gây mê diễn ra nhanh chóng chỉ trong hơn 30 phút và đã cắt u gốc lưỡi thành công, tạo hình phanh lưỡi.
Khối u sau khi được lấy bỏ, kích thước 0.5cm x 1cm đã được gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh được chẩn đoán: ” Đây là mô cơ vân, xơ mỡ và mô tuyến nước bọt lành tính , không thấy tổn thương ác tính”. May mắn với cháu bé đây khối u này lành tính, tuy nhiên khi u to chèn ép trực tiếp lên đường thở.
Các BS đang tiến hành gây mê cho bệnh nhân Sa Thuý Ng.
Để có kết quả thành công của phẫu thuật công tác điều dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm gồm điều dưỡng trưởng Vũ Đức Long, Vũ Minh Huệ của khoa Gây mê hồi sức cùng điều dưỡng trưởng Đỗ Thúy Hạnh của khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình chuẩn bị và chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật.
Các điều dưỡng đã chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng đặc biệt như đèn và ống nội khí quản, kim luồn, sonde dạ dày, dây truyền, những kim chỉ, dây thở và bóng thở có kích thước nhỏ để thực hiện một cách chính xác nhất các thao tác cho bé.
Đồng thời trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ đường huyết vì vậy các điều dưỡng viên phải tính toán cho bé ăn đảm bảo thời gian cho bé trước khi gây mê, trước phẫu thuật để duy trì năng lượng cho bé bằng dung dịch glucose qua đường tĩnh mạch, sau mổ cho bé ăn sữa mẹ sớm nhất có thể để đủ cung cấp năng lượng cho bé.
Tuy nhiên do vết mổ trong vùng gốc lưỡi, cháu bé lại quá nhỏ nên phải ăn sữa qua sonde dạ dày để vừa đảm bảo đủ lượng sữa theo nhu cầu, vừa đảm bảo giữ sạch vết mổ, lại tránh ảnh hưởng vết mổ khi bé bú mẹ cử động lưỡi liên tục. Lượng sữa được tính theo ngày tuổi, các điều dưỡng đặt hẹn giờ và bơm cho bé qua sonde dạ dày…
Bé được chăm sóc trong phòng hậu phẫu
Video đang HOT
Trong quá trình phẫu thuật, cơ thể bé được theo dõi liên tục bằng máy monitor đặt sâu trong hậu môn để kiểm tra thân nhiệt (do trẻ quá bé nên phải đo thân nhiệt bằng máy) đồng thời ekip phẫu thuật phải đảm bảo nhiệt độ cho trẻ từ 36 độ C – 37 độ C bằng cách ủ ấm bằng chăn điện, dịch truyền cũng được chạy qua hệ thống ủ ấm dịch.
Sau phẫu thuật 2 ngày, theo PGS.TS Nguyễn Quang Bình- Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa gây mê Hồi sức cho biết: Cháu bé đã tỉnh táo, ngoan, biết đòi ăn khi đói, hoàn toàn hết các triệu chứng nôn, trớ, khó thở, tím tái toàn thân.
Cháu với 21 ngày tuổi đã được phẫu thuật thành công giúp thuận lợi rất nhiều cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, giúp cho bé phát triển bình thường và khoẻ mạnh.
Thành công này còn là do sự đoàn kết nhất trí của tập thể Thầy thuốc đủ phẩm chất, đạo đức, trí tuệ, uy tín và năng lực tổ chức với sự chỉ đạo sát sao của PGS. TS Trần Cao Bính – Giám đốc BV RHM TƯ HN, góp phần quan trọng giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, tạo dựng niềm tin cho người bệnh.
Thấy những triệu chứng này, mau đi khám thận trước khi quá muộn
Bệnh thận mạn tính là khi thận bị tổn thương hoặc giảm chức năng trong thời gian từ 3 tháng trở lên, theo The Economic Times Panache.
Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của mất cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, do thận không hoạt động đúng cách - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bệnh thận mạn tính có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch - có thể dẫn đến tử vong sớm.
Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể tiến triển thành suy thận, cần phải chạy thận hoặc phải ghép thận.
Khi thận bị tổn thương, các chất cặn bã và chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể.
Nếu không điều trị, tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn và cuối cùng thận có thể ngừng hoạt động.
Nếu thận đột ngột ngừng hoạt động, nó được gọi là tổn thương thận cấp tính hoặc suy thận cấp tính.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Nhiều người bị bệnh thận có xu hướng không gặp triệu chứng cho đến giai đoạn rất muộn, khi đã bị suy thận, chỉ 1 trong 10 người bị bệnh thận mạn tính biết mình mắc bệnh.
Và cách duy nhất để phát hiện là xét nghiệm máu.
Tuy nhiên, bệnh thận thường có thể điều trị được trong giai đoạn đầu. Và có một số manh mối tiết lộ thận đang gặp nguy hiểm sau:
1. Bọng mắt
Nếu thường xuyên bị bọng mắt, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim, theo Kidney.org.
Hiện tượng bọng mắt có thể là do thận đang rò rỉ một lượng lớn protein qua nước tiểu.
2. Sưng phù tay chân
Thận lọc chất thải từ máu và loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
Khi thận không làm tốt nhiệm vụ, chất lỏng này có thể ở lại trong cơ thể. Sưng bàn tay, bàn chân và mắt cá chân có thể do suy thận hoặc bệnh tim, hãy cẩn thận với triệu chứng này.
Sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mạn tính về tĩnh mạch chân.
3. Luôn cảm thấy mệt mỏi
Suy giảm nghiêm trọng chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ các chất độc và tạp chất trong máu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, có thể gây suy nhược và mệt mỏi.
4. Khó ngủ
Khi thận không lọc đúng cách, các chất độc sẽ lưu lại trong máu. Điều này có thể dẫn đến khó ngủ. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa béo phì và bệnh thận mạn tính, và người bị bệnh thận mạn tính thường bị chứng ngưng thở khi ngủ, theo The Economic Times Panache.
5. Da khô, ngứa
Thận khỏe mạnh loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể và giữ mức cân bằng các khoáng chất trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của mất cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, do thận không hoạt động đúng cách.
Suy giảm chức năng thận có thể gây chuột rút - ẢNH: SHUTTERSTOCK
6. Mắc tiểu nhiều hơn
Nếu bạn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, nó có thể làm tăng cảm giác muốn đi tiểu. Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
7. Thấy máu trong nước tiểu
Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải từ máu để tạo nước tiểu, nhưng khi bộ lọc của thận bị hư hỏng, các tế bào máu này có thể bắt đầu "rò rỉ" ra nước tiểu.
Ngoài dấu hiệu của bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng.
8. Nước tiểu có bọt
Có quá nhiều bọt trong nước tiểu - đặc biệt là bong bóng - mà cần phải xả nước nhiều lần mới trôi hết - cho thấy có protein thoát ra trong nước tiểu, theo National Kidney Foundation.
9. Chán ăn, buồn nôn, ói mửa
Đây là một triệu chứng rất chung chung, nhưng sự tích tụ chất độc do giảm chức năng thận có thể là một trong những nguyên nhân.
10. Bị chuột rút
Suy giảm chức năng thận có thể gây mất cân bằng điện giải, như mức canxi thấp và phốt pho được kiểm soát kém có thể góp phần gây ra chứng chuột rút.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như:
Đau cơ
Đau ngực nếu tụ dịch xung quanh niêm mạc tim
Khó thở nếu tụ dịch trong phổi
Những ai có nguy cơ?
Bất kỳ ai cũng có thể phát triển bệnh thận mạn tính, ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn tính chính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Các yếu tố nguy cơ khác là tiền sử gia đình, béo phì, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, lạm dụng thuốc, bệnh tim mạch nặng hoặc trên 60 tuổi.
Những người này cần phải kiểm tra bệnh thận hằng năm, theo National Kidney Foundation.
9 nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm Không chỉ những cơn ác mộng, mà nhiều nguyên nhân khác cũng có thể quấy rầy giấc ngủ của bạn, khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng. Da ngứa ngáy, kích ứng: Các bệnh ngoài da như bệnh chàm hay viêm da, mẩn ngứa có thể là nguyên nhân phá rối giấc ngủ của bạn. Bệnh chàm có thể gây những thay đổi trong...