Phẫu thuật thành công trường hợp lồng ruột non hiếm gặp
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi K.Đ.H., 8 tuổi, ngụ H.Định Quán bị lồng ruột non hiếm gặp.
Phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng của bệnh nhân và đoạn ruột chứa polyp được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ
Theo đó, từ ngày 1-3 đến 3-3, em H. bị đau bụng từng cơn, ói ra dịch vàng xanh, bụng trướng tăng dần, sốt, được điều trị ở tuyến dưới nhưng bệnh không giảm nên được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Sau khi tiếp nhận và thăm khám ban đầu, bác sĩ nhận định bệnh nhi có tình trạng tắc ruột nên đã cho làm xét nghiệm máu, siêu âm bụng, chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính. Bệnh nhân đồng thời được bù nước điện giải và truyền kháng sinh. Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy, em H. có tình trạng tắc ruột non khá nặng và có dấu hiệu hoại tử ruột.
Ngay trong sáng 3-3, bệnh nhân được phẫu thuật. Ê kíp phẫu thuật gồm BS CKII. Phan Trần Đức và BS CKI. Bùi Đình Hà. BS CKI.Bùi Đình Hà cho biết, thương tổn trong lúc mổ là dạng lồng ruột non hỗng – hồi tràng, gây hoại tử ruột. Chiều dài khối lồng khoảng 30cm, có nhiều điểm hoại tử xì dịch đen hôi, khối lồng cách góc tá – hỗng tràng khoảng 90cm, cách góc hồi manh tràng 170cm. Các bác sĩ đã cắt bỏ đoạn ruột chứa khối lồng hoại tử và khâu nối lại ruột cho bệnh nhân. Chiều dài ruột trong khối lồng khoảng 150cm, trong lòng chứa 1 polyp hỗng tràng kích thước 2×3cm có cuống. Cuộc mổ thành công tốt đẹp. Sau mổ, bệnh nhi tiếp tục được hồi sức, bù dịch và kháng sinh.
Đến ngày 8-3, em H. đã ăn được sữa, hết sốt, bụng không trướng, tình trạng nhiễm trùng đã giảm rất nhiều, có thể được xuất viện trong vài ngày sắp tới.
Ê kíp phẫu thuật cho biết, lồng ruột là tình trạng hai đoạn ruột chui vào nhau gây tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Trong đó, tình trạng lồng non khá hiếm gặp, chỉ chiếm 1-10% trong các loại lồng ruột ở trẻ em. Người mắc bệnh nếu đến bệnh viện muộn, có biến chứng, không được phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến bị viêm phúc mạc toàn thể do hoại tử ruột, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và nặng nhất là tử vong.
Video đang HOT
Phụ huynh cần chú ý nếu con, cháu có những biểu hiện lạ như đau bụng cơn đột ngột hoặc nôn ói thì nên cho bé thăm khám ở các trung tâm chuyên khoa nhi để kịp thời phát hiện những bệnh lý và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Người đàn ông "mặt quỷ" Lê Văn Mến sẽ phẫu thuật thu gọn môi và chỉnh hình mắt mũi, còn 1 năm "lột xác"
Sau khi giành giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam 2020, ekip điều trị thành công căn bệnh hiếm gặp MRS cho người đàn ông "mặt quỷ" Lê Văn Mến tiếp tục nhận được bằng khen từ chính tay Thứ trưởng Bộ Y tế.
Chiều 5/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ Trưởng Bộ Y Tế cùng các lãnh đạo cấp cao của Sở Y Tế, Ban Thi Đua Khen Thưởng TP.HCM, Ủy Ban Nhân Dân Quận 1. đã đến thăm bệnh nhân Lê Văn Mến, người đàn ông mặt quỷ quê An Giang và trao tặng bằng khen cho BS Nguyễn Phan Tú Dung cùng cộng sự.
Cụ thể, ekip bác sĩ được nhận bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc điều trị trường hợp biến dạng khuôn mặt nghiêm trọng kèm rối loạn chức năng đa cơ quan ở bệnh nhân mắc hội chứng Melkersson Rosenthal (MRS) 15 năm không được chẩn đoán.
TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung cùng cộng sự nhận bằng khen từ Bộ Y tế.
Hơn 10 tháng qua, bệnh nhân Lê Văn Mến đã trải qua nửa chặng đường của hành trình điều trị biến dạng khuôn mặt do hội chứng MRS với 3 lần đại phẫu và hàng chục lần xét nghiệm để tìm ra căn nguyên gây bệnh và kế hoạch điều trị tốt nhất.
Ngày hôm nay, bệnh nhân Lê Văn Mến lần đầu tiên xuất hiện trước giới truyền thông một cách tự tin hơn, với một gương mặt mới.
Giờ đây, anh Mến đã tự tin trả lời các câu hỏi của giới truyền thông và cũng không còn cảm giác sợ đối diện với người lạ như trước.
Để có thể gọi tên chính xác căn bệnh bí ẩn của anh Mến, ekip bác sĩ đã phải mất hơn 4 tháng tiến hành 3 lần chẩn đoán giải phẫu bệnh tại 7 trung tâm xét nghiệm khác nhau.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (phải) thăm anh Lê Văn Mến.
Mặt khác nhóm nghiên cứu cũng đã đem hơn 75 mẫu bệnh phẩm ra phân tích và đưa các mẫu bệnh phẩm này đến 3 trung tâm chẩn đoán di truyền về giải mã gen để phân tích chuyên sâu.
Trải qua 3 lần đại phẫu diễn ra trong vòng 10 tháng, 29 giờ gây mê... là những con số ấn tượng và khó quên trong nửa hành trình đầu tiên điều trị cho Lê Văn Mến.
Cuối tháng 10/2020, công trình nghiên cứu về căn bệnh MRS đã vượt qua hàng trăm đề tài từ các trường Y khoa danh tiếng để xướng tên ngôi vị Á Quân tại Hội nghị Nội khoa Hoa Kỳ.
Đến ngày 26/2, công trình tiếp tục giành giải thưởng "Thành tựu Y khoa Việt Nam 2020".
Bác sĩ chia sẻ niềm vui với bệnh nhân.
Chia sẻ về hành trình sắp tới, bác sĩ Tú Dung cho biết đã cùng ekip lên kế hoạch cho những lần đại phẫu tiếp theo.
Dự tính, người đàn ông "mặt quỷ" sẽ tiếp tục thu gọn hoàn toàn phần môi dưới, đặc biệt là tiến hành chỉnh hình lại phần mắt và mũi để có lại gương mặt gần như bình thường nhất.
Bên cạnh phẫu thuật, Lê Văn Mến vẫn sẽ được điều trị tích cực bằng phác đồ nội khoa, điều trị toàn diện hội chứng MRS để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Nửa hành trình còn lại dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng 1 năm.
Cứu sống sản phụ thai 39 tuần nguy kịch vì biến chứng đờ tử cung nghiêm trọng Mang thai lần ba, khi thai ở tuần 39 thì sản phụ Hà Thị N. (Phú Xuyên, Hà Nội) nhập viện đẻ thường nhưng sau đẻ bất ngờ gặp biến chứng đờ tử cung, tình trạng diễn biến nguy kịch rất nhanh... Đờ tử cung là một biến chứng nghiêm trọng sau đẻ (Ảnh minh họa) Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa...