Phẫu thuật kết hợp xương đùi thành công cho cụ bà 107 tuổi
Các bác sĩ Khoa Ngoại – chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật kết hợp xương gãy thân xương đùi trái cho cụ bà Vũ Thị Ổn (107 tuổi, ngụ xã Long Đức, H.Long Thành).
BS Lê Ngân kiểm tra tình hình sức khỏe của cụ Vũ Thị Ổn sau ca mổ. Ảnh: A.Yên
Ngày 19-8, cụ Ổn bị trượt chân té ngã khiến chân đau, biến dạng, không đi lại được. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, chẩn đoán gãy 1/3 đầu trên xương đùi trái và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Sau khi tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã tiến hành hội chẩn, làm tất cả các xét nghiệm cần thiết, lên lịch mổ kết hợp xương cho bệnh nhân.
BS Lê Ngân, Trưởng khoa Ngoại – chấn thương chỉnh hình cho biết, do bệnh nhân đã lớn tuổi, có nhiều bệnh nền như huyết áp, tim mạch, sức khỏe yếu, xương loãng, có nhiều nguy cơ nên công tác mổ phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là vấn đề gây mê hồi sức. Thời gian thực hiện ca mổ cũng phải nhanh chóng để tránh mất máu và đau đớn cho bệnh nhân.
Trong khoảng 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống cho bệnh nhân, rạch da khoảng 10cm trên chân trái bệnh nhân, bóc tách cân cơ, bộc lộ ổ gãy, nắn chỉnh xương dưới máy C-ARM, nắn chỉnh mặt khớp, bắt nẹp, vít, đặt ống dẫn lưu, đóng da. Các bác sĩ cũng truyền 2 đơn vị máu cho bệnh nhân trong quá trình mổ. 2 ngày sau ca mổ, bệnh nhân hồi phục tốt, có thể ăn cháo, nói chuyện bình thường. Khoảng vài ngày tới, cụ Ổn sẽ được tập ngồi dậy, tập co duỗi khớp. Do xương của cụ bị loãng nên khoảng 2 tháng sau mới có thể đi lại được.
Đây là bệnh nhân thứ 2 trên 100 tuổi được phẫu thuật thành công tại Khoa Ngoại – chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ đầu năm đến nay.
Các bác sĩ khuyến cáo, những người từ 65 tuổi trở lên rất dễ có nguy cơ bị gãy xương nếu chẳng may bị trượt chân té ngã hoặc bị tai nạn. Việc gãy xương ở người lớn tuổi thường phức tạp và lâu lành hơn ở người trẻ tuổi. Do đó, trong sinh hoạt hằng ngày, người cao tuổi nên chú ý để tránh gặp các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Video đang HOT
Ít ai biết dùng nước muối súc miệng thế nào để miệng thơm tho lại không gây hại cho sức khỏe
Súc miệng bằng nước muối thì hầu hết mọi người đều đã từng thực hiện nhưng làm thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Súc miệng bằng nước muối đúng cách là biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này còn làm dịu bớt các vết loét, giảm sưng đau sau nhổ răng và giúp cho hơi thở thơm hơn.
Súc miệng nước muối sai cách gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách súc miệng cho đúng cách. Nhiều người vẫn đang mắc sai lầm khi dùng nước muối súc miệng khiến tự rước bệnh vào người mà không hay.
Dùng nước lạnh pha muối để súc miệng
Việc dùng nước ấm khoảng 40 độ C để pha muối sẽ giúp cho muối nhanh hòa tan hoàn toàn, không gây hại cho răng. Hơn nữa, nước ấm sẽ tốt hơn cho họng, răng và nướu của bạn.
Quên súc miệng lại bằng nước lọc
Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc mới có hiệu quả..
Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng
Vì ngại pha nước muối, nhiều người đã làm tắt bằng cách ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng, rồi hớp 1 chút nước hoặc chờ nước bọt tiết ra làm tan muối. Cách này sẽ làm tổn thương ghê gớm tới tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể, gây ra cách bệnh về huyết áp, thận...
Ngoài ra, hạt muối có thể mài mòn răng và nướu, việc muối không hòa tan sẽ khiến cho lớp phủ của răng bị hư hại.
Pha nước muối quá loãng hoặc quá mặn
Tỷ lệ muối phù hợp sẽ giúp việc hòa tan tốt hơn, và súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn hay gây kích ứng cho nướu, lợi. Công thức cân bằng là 250ml cho 1 thìa cà phê nhỏ muối.
Có thể thêm một số chất phụ gia khác để làm tăng công dụng của nước muối. Ví dụ như: Nha đam loại bỏ hôi miệng, baking soda có tác dụng tẩy trắng.
Bạn cũng có thể mua nước muối đạt chuẩn (0,9%) ở bất kỳ các hiệu thuốc nào trên toàn quốc.
Súc miệng nước muối quá nhiều
Lượng natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn chỉ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.
Cách súc miệng bằng nước muối hiệu quả
- Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc.
- Tiếp theo, súc miệng trong ít nhất 30 giây. Để việc súc miệng được tốt nhất, hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng, đặc biệt là ở giữa các kẽ răng.
- Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. Ở lần này, hãy cố kéo dài thời gian súc lên ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.
- Cuối cùng, hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.
Chuyên gia mách "chiêu" giảm cân hiệu quả mà không dùng thuốc Theo nghiên cứu, trung bình 30 phút chạy bộ đúng cách có thể đốt cháy hết 175 calo đến 370 calo. Điều này giúp giảm cân vô cùng hiệu quả, đồng thời giúp nâng cao thể lực, tạo nền tảng sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người hiện nay còn lười vận động. Nói về tầm quan trọng của việc vận động, trong đó...