Phẫu thuật giải ép hẹp ống sống cho bệnh nhân mắc bệnh hơn 10 năm
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa phẫu thuật giải ép hẹp ống sống thành công cho bệnh nhân P.T.T., 45 tuổi, ngụ H.Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, giúp bệnh nhân khỏi nguy cơ phải ngồi xe lăn.
Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân T. đã hồi phục gần như hoàn toàn, có thể đi lại bình thường, không còn đau lưng
Anh T. nhập viện trong tình trạng chân đi lại khó khăn, phải ngồi xe lăn. Kết quả chụp X-quang, MRI cho thấy, anh T. bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm nặng, gây ra hẹp ống sống. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật giải ép ống sống và rễ thần kinh giúp bệnh nhân hồi phục ngoạn mục, đi lại bình thường.
Anh T. cho biết, anh làm nghề tài xế, hơn 10 năm qua, anh phải sống chung với căn bệnh đau lưng. Nhiều khi di chuyển trên địa hình rừng núi khiến lưng của anh đau nặng. Các cơn đau sau đó xuất hiện thường xuyên và kéo dài, kèm theo bệnh lý tê và yếu dần chân phải. Do lo sợ việc phẫu thuật nên anh T. chỉ điều trị bằng thuốc lá nam. Cách đây khoảng một tuần, khi đang tắm, anh T. bị ngã và không thể tự đứng lên được. Chân phải ngày càng yếu và teo lại, việc sinh hoạt, đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Video đang HOT
BS CKI Kim Thành Tri, khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, bệnh lý về thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm gây ra hẹp ống sống có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hẹp ống sống do thoái hoá và thoát vị đĩa đệm thường gây ra các thương tổn thần kinh đáng kể, dẫn đến nhiều biến chứng thần kinh nặng nề và không hồi phục, có thể khiến người bệnh bị teo cơ, yếu cơ hai chân, đi lại khó khăn.
Trong trường hợp hẹp ống sống thắt lưng nặng có thể làm mất khả năng vận động ở hai chân, ảnh hưởng đến chức năng đi lại của bệnh nhân. Thậm chí có nhiều trường hợp bị rối loạn cơ vòng, gây bí tiểu hoặc đại tiện. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, người dân nên đi khám đúng chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên để kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống.
Làm chủ nhiều kỹ thuật cao trong khám, điều trị
Dù còn nhiều khó khăn chi phối, tác động, nhưng với tinh thần sáng tạo, nỗ lực vươn lên của các y, bác sĩ, những năm qua, Bệnh viện Quân y (BVQY) 4 (Quân khu 4) đã có bước phát triển vượt bậc.
Ngoài cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, các thầy thuốc đã làm chủ nhiều kỹ thuật cao ở tuyến Trung ương, trở thành điểm tựa vững chắc trong cứu chữa, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân trên địa bàn.
Các thầy thuốc Bệnh viện Quân y 4 thực hiện ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đa tầng cho bệnh nhân.
Chúng tôi có mặt tại Khoa Chấn thương-Chỉnh hình (CTCH) Bệnh viện Quân y 4, dù là ngày nghỉ nhưng các bác sĩ vẫn phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật. Ngoài những ca thông thường, hôm nay các thầy thuốc Khoa CTCH phối hợp với TS Nguyễn Xuân Phương, Phó chủ nhiệm Bộ môn-Khoa Phẫu thuật thần kinh, BVQY 103, phẫu thuật cho các ca bệnh nặng và khám, tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân.
Trực tiếp chỉ đạo tại phòng mổ, Trung tá, ThS Phan Quốc Khánh, Chủ nhiệm Khoa CTCH, BVQY 4 chia sẻ: "Những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đặc biệt là sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên, Khoa CTCH, BVQY 4 đã được chuyển giao một số kỹ thuật cao của tuyến Trung ương, như: Phẫu thuật sọ não, phẫu thuật cột sống thắt lưng, cột sống cổ, thay khớp háng toàn phần và bán phần, phẫu thuật thay khớp gối...
Đến nay, các thầy thuốc BVQY 4 đã làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật này, đồng thời điều trị được các loại bệnh phức tạp, như: Loét tì đè, loét cùng cụt và loét do đái tháo đường, loét do bệnh tim mạch, chấn thương tủy sống; hỗ trợ khoa thận nhân tạo làm cầu tay nối vi phẫu, nối động mạch với tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo... tạo được tiếng vang, xây dựng "thương hiệu" cho BVQY 4 với số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng cao.
Không chỉ làm chủ nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật cao, tham quan một số khoa, phòng chức năng, khu điều trị, nơi ăn ở của bệnh nhân chúng tôi nhận thấy, tất cả đều được sắp xếp khoa học, gọn gàng, sạch sẽ. Các giường bệnh, phòng bệnh nhân đều có bình hoa tươi, máy lọc nước uống ngay (cả nóng và lạnh) cung cấp nước miễn phí.
Ông Phan Văn Tín, 73 tuổi ở Xuân Mỹ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang điều trị tại Khoa CTCH, cho biết: "Tôi bị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng cách đây hơn một năm. Tuổi cao, bệnh nặng, con cháu đã đưa đi nhiều nơi khám chữa nhưng bệnh không thuyên giảm.
Có thời điểm phải nằm một chỗ hơn 20 ngày. Rất may, được bà con giới thiệu vào BVQY 4 điều trị. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe của tôi hồi phục rất nhanh, chỉ sau một tuần mà tôi đã tập đi được. Với tiến triển khả quan như hiện nay, các bác sĩ cho biết, chỉ khoảng một tuần nữa, tôi sẽ được ra viện.
Những ngày điều trị ở đây, tôi cảm nhận rõ trình độ và trách nhiệm của các thầy thuốc áo trắng. Chúng tôi có cảm giác như được chính người thân trong gia đình cứu chữa, điều trị, chăm sóc. Thật biết ơn Bộ đội Cụ Hồ nhiều lắm!".
Chúng tôi được biết, để không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, BVQY 4 đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại, như: Máy chụp xạ hình SPECT hai đầu thu, máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt trên vòng quay, máy cộng hưởng từ 0.35 Tesla và 1.5 Tesla; máy siêu âm màu 4D, máy siêu âm xuyên sọ, hệ thống nội soi tiêu hóa dạ dày, đại tràng Olymus...
Hiện nay, bệnh viện đã thực hiện được các kỹ thuật cao, như: Phẫu thuật nội soi tán lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser; nội soi cắt đoạn dạ dày vét hạch; nội soi cắt u đại tràng; phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối, phẫu thuật sọ não, thoát vị đĩa đệm; nội soi khớp gối tái tạo dây chằng; nội soi khớp vai; phẫu thuật tạo cầu nối thông động tĩnh mạch cổ tay trong chạy thận nhân tạo...
Đại tá Trần Văn Hiến, Giám đốc BVQY 4 khẳng định: Triển khai đề án phát triển bệnh viện, hiện nay cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn và hiệu quả điều trị của bệnh viện thuộc nhóm đầu các bệnh viện cùng tuyến. Thời gian qua, một số bệnh viện cùng tuyến đã cử cán bộ, bác sĩ đến BVQY 4 để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm nâng cao trình độ. Lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng.
Hiện nay, bệnh viện đang chuẩn bị các bước để phát triển, làm chủ kỹ thuật can thiệp mạch. Được sự cho phép của trên, bệnh viện đã lựa chọn nhân lực gửi đi đào tạo, đồng thời tích cực chuẩn bị máy móc, trang thiết bị, quyết tâm triển khai thành công trong năm 2021.
Ngồi học 16 tiếng 1 ngày, nữ sinh 13 tuổi bị thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ cảnh báo căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa Cô gái Xiaomeng (13 tuổi, Trung Quốc) phải nhập viện vì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do ngồi học 16 tiếng 1 ngày. Nếu nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi thì bạn đã nhầm. Bác sĩ Yan Liang, Trưởng khoa Y, Bệnh viện Honghui (Tây An, Trung Quốc) cho...