Phật tử nhí rơi nước mắt trong lễ Vu lan
Phụ huynh, học sinh không cầm được nước mắt trước hành động dâng trà, rửa chân, nghi thức lần đầu xuất hiện tại lễ Vu lan báo hiếu.
8h sáng, tại Thiền viện Sùng Phúc (Cự Khối, Long Biên, Hà Nội), đông đảo phụ huynh và phật tử nhí đến tham dự lễ Vu Lan báo hiếu.
Ngày Vu lan báo hiếu nhắc mỗi người nhớ đến ân tình của cha mẹ, tận tuỵ suốt đời cực khổ nuôi thành dưỡng dục. Đại Đức Thích Trúc Thái Phước, giáo thọ Thiền viện Sùng Phúc cho biết, đây là lần đầu tiên Thiền viện tạo điều kiện cho thiếu nhi thể hiện tấm lòng hiếu kính để tri ân và đền ơn các bậc sinh thành bằng việc dâng trà và rửa chân.
Cũng giống như đại lễ Vu lan của người lớn, các phật tử nhí trước khi bắt đầu nghi thức chính sẽ đọc kinh Vu lan để hiểu hơn về ngày lễ này.
Không giữ được cảm xúc khi nghe giáo thọ của Thiền viện Sùng Phúc giảng về ý nghĩa của ngày lễ Vu lan và vì sao phải báo hiếu các bậc sinh thành, nhiều em bật khóc.
Sau khi đọc kinh Vu lan, các phật tử nhí cài hoa lên áo cha mẹ. Bông hoa tượng trưng cho tình yêu, sự cao quý.
Video đang HOT
Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ.
Nghi thức dâng trà, hoạt động tưởng chừng quen thuộc nhưng cũng khiến các bậc sinh thành cảm thấy gần gũi và ấm áp.
Phật tử nhí Phương Uyên 8 tuổi (Lạc Long Quân) nói: “Cháu thường theo mẹ đến Thiền viện vào sáng chủ nhật hàng tuần. Cháu luôn cầu mong mẹ có sức khoẻ để chăm sóc cháu và mọi người trong gia đình”.
Cha mẹ bật khóc khi được con quỳ gối lễ lạy, dâng trà.
Lễ rửa chân dạy học sinh về lòng hiếu thảo và cũng là dịp để các em thể hiện tình yêu với cha mẹ.
Nhiều cha mẹ xúc động khi con thể hiện tình yêu thương. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.
Ngọc Thành
Theo VNE
Người Hà Nội cúng rằm tháng 7
Lễ cúng rằm tháng 7 của gia đình bà Đỗ Thị Duyên gồm một mâm cỗ mặn, một mâm cỗ chay và rất nhiều quần áo giấy, vàng mã.
Hàng năm, cứ vào ngày cuối tuần sát rằm tháng 7, gia đình ông Nguyễn Thanh Bình và bà Đỗ Thị Duyên ở Giáp Nhất (Thanh Xuân, Hà Nội) lại chuẩn bị 2 mâm cúng cho lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân.
Theo quan niệm Phật giáo, lễ Vu lan là để cầu siêu cho cha mẹ được siêu thoát, thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh, báo hiếu gia tiên; còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng. Từ sáng sớm, những người lớn trong gia đình bà Duyên đi chợ chuẩn bị đồ lễ, sau đó mọi người cùng làm cỗ.
"Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên, tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây nên các mâm cỗ phải được chuẩn bị tươm tất từ bàn tay của các thành viên trong gia đình", bà Duyên chia sẻ.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên sẽ được thực hiện trước. Trong ảnh, ông Bình đưa mâm cỗ lên phòng thờ của gia đình.
Cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả vật dụng dành cho người cõi âm như quần áo, giày dép, xe cộ, điện thoại... Trên ban thờ cao nhất của gia đình, những bộ quần áo (vàng mã) được bày biện ngay ngắn, mỗi bộ quần áo đều được viết tên để tránh nhầm lẫn.
Khi làm lễ cúng xong, một khóa kinh Vu Lan sẽ được đọc lên để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu thoát và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này.
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên, mâm cúng chúng sinh được cúng ngoài cửa chính ngôi nhà, lễ vật gồm có: muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, tiền vàng, nước, hương, nến... và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ.
Để cho các "vong hồn" không quấy nhiễu đời sống và có thể siêu thoát, hết tuần hương, gạo, muối sẽ được vãi tứ phương. Những phẩm vật khác có thể dùng hay cho người khác.
Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ngọc Thành
Theo VNE
'Sốt xình xịch' dịch vụ mua đất nghĩa trang tặng bố mẹ dịp lễ Vu Lan 1 - 2 năm trở lại đây, cứ đến mùa lễ Vu Lan, chủ đầu tư dự án Lạc Hồng Viên lại nhận được nhiều hợp đồng đăng ký mua đất nghĩa trang. Lễ Vu Lan đang cận kề và câu chuyện về đất nghĩa trang lại trở thành đề tài bàn luận ở nhiều nơi, thậm chí ngay trong cả các sàn...