Phát triển văn hóa đọc trong trường học
Những năm vừa qua, công tác nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả thư viện trường học luôn được ngành Giáo dục tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất.
Chỉ tính riêng năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp 60 thư viện trong toàn tỉnh, góp phần hiện đại hóa các thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong học sinh.
Học sinh Trường Tiểu học Trới, TP Hạ Long, đọc sách tại thư viện.
Năm 2017, thư viện Trường Tiểu học Trới, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long, đã được đầu tư toàn bộ thiết bị, máy móc, sách truyện đảm bảo tiêu chuẩn của thư viện xuất sắc. Nhờ đó, đến năm 2019, thư viện nhà trường được Sở GD&ĐT công nhận thư viện đạt chuẩn xuất sắc.
Tham quan thư viện nhà trường, chúng tôi nhận thấy thư viện rất khang trang, hiện đại, sạch đẹp, có đầy đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo và các trang thiết bị cần thiết phục vụ giáo viên và học sinh.
Cô giáo Lưu Thị Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trới, cho biết: Thư viện nhà trường được đặt tại khu trung tâm thuộc tầng 1 khu hiệu bộ, đảm bảo thoáng, mát, đủ ánh sáng, rộng rãi, chia ra riêng biệt phong đoc của giáo viên và phong thư viên phuc vu học sinh. Nha trương còn co 3 tu sach thân thiên đươc trưng bay dươi sân trương đê hoc sinh đoc trong cac giơ ra chơi hang ngay. Cùng với đó, nhân viên thư viện của Trường cũng được đào tạo hệ chính quy, có trinh đô đại học thư viện, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Từ khi được đầu tư, thư viện Trường Tiểu học Trới, TP Hạ Long, thu hút nhiều học sinh đọc sách, truyện hơn.
Video đang HOT
Theo bà Vi Bích Hạnh, Trưởng Phòng GD&ĐT TP Hạ Long, trong năm học 2019-2020, toàn thành phố có 20/21 trường tiểu học được Phòng GD&ĐT kiểm tra, đánh giá đủ điều kiện đề nghị Sở GD&ĐT công nhận thư viện đạt chuẩn trở lên. Đối với các trường có cấp THCS trên địa bàn thành phố, đây là năm học đầu tiên được Sở GD&ĐT kiểm tra đồng bộ công nhận thư viện đạt chuẩn, đạt tiên tiến. Kết quả kiểm tra, toàn thành phố có 12 trường được công nhận thư viện đạt chuẩn, 20 trường được công nhận thư viện đạt tiên tiến.
Những năm gần đây, nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng chú trọng phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường, với nhiều hoạt động thiết thực như: Cải tạo, nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống thư viện trường học; tổ chức Ngày hội đọc cho học sinh; tặng sách cho các điểm trường vùng cao; huy động học sinh quyên góp sách xây dựng tủ sách lớp học. Đồng thời, học sinh các trường tiểu học trong tỉnh còn tích cực hưởng ứng cuộc thi “Hùng biện một tác phẩm tiêu biểu viết về Quảng Ninh” do Sở GD&ĐT, Sở Thông tin – Truyền thông tổ chức.
Đối với ngành GD&ĐT, những năm gần đây, công tác thư viện trường học ngày càng được quan tâm. Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, năm học 2019-2020, Sở đã thực hiện rất nhiều đợt kiểm tra công tác lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng các trường học trong tỉnh về việc chỉ đạo và quản lý, việc thực hiện của nhân viên phụ trách thư viện cũng như việc thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, đọc sách tại thư viện.
Qua các đợt kiểm tra, Sở đều đánh giá cao sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của các địa phương về công tác thư viện trường học, đặc biệt trong thời điểm thực hiện tinh giản biên chế đối với các vị trí nhân viên chuyên trách trong nhà trường. Ở một số trường học, đội ngũ nhân viên thư viện, đội ngũ cộng tác viên thư viện còn tích cực sáng tạo, làm tốt công tác xã hội hóa để làm phong phú thêm nguồn tư liệu tại mỗi thư viện trường; thu hút nhiều lượt học sinh thực hiện tham gia đọc sách, tạo thói quen tốt, rèn văn hóa đọc trong nhà trường.
Cũng trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp 60 thư viện trong toàn tỉnh, góp phần hiện đại hóa các thư viện trường học, từ đó phát triển văn hóa đọc trong học sinh.
Phát triển văn hóa đọc trong các trường học đã có tác động tích cực giúp các nhà trường đổi mới phương pháp dạy và học, duy trì thói quen tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thư viện "3 không" D Free Book
Không đặt cọc, không thu khí và không giới hạn thời gian mượn sách, thư viện cộng đồng D Free Book là nơi mà các bạn trẻ yêu sách có thể tìm đến, hòa mình vào những trang sách.
Thư viện D Free Book được thành lập vào cuối năm 2017 bởi bạn Hoàng Quý Bình, cựu sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) với mục đích lan tỏa văn hóa đọc, chia sẻ những cuốn sách mình có với các bạn chung sở thích.
Hoàng Quý Bình - nhà sáng lập thư viện D Free Book.
Với suy nghĩ "để những cuốn sách không nằm im trên giá, bởi sách nằm im là sách chết", Quý Bình đã biến phòng trọ của mình trở thành một thư viện miễn phí. Tại đây, các bạn yêu thích sách có thể tới ngồi lại đọc và mượn sách về.
Hiện tại thư viện có hơn 5.000 đầu sách khác nhau.
Ban đầu, D Free Book chỉ có hơn 200 đầu sách, sau 3 năm hoạt động, số sách đã lên tới gần 5000 cuốn gồm nhiều thể loại: sách kỹ năng, văn học, ngoại ngữ, khoa học, truyện tranh v..v. Để có số lượng sách khổng lồ như vậy, Quý Bình đã cùng các bạn cộng tác viên triển khai hoạt động "Đổi sách lấy cây" tổ chức thường xuyên 2 tuần một lần. Số lượng sách mỗi lần thu về lên tới 1 đến 2 tấn sách. Số sách này sẽ được mọi người phân loại và tặng cho thư viện trại giam, thư viện các lớp học ở các tỉnh miền núi, số còn lại được bổ sung vào thư viện.
Bạn đọc tại thư viện D Free Book.
Khi quy mô còn nhỏ, chỉ một mình Qúy Bình quản lý. Sau một thời gian, số lượng bạn đọc ngày càng đông, Bình bắt đầu mở rộng và tuyển thêm cộng tác viên. Hiện tại, D Free Book có 100 cộng tác viên và hai cơ sở, một tại số 33, ngõ 67 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng và một tại số 2 ngõ Viện Máy, đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, mở cửa từ 8 giờ đến 21 giờ hằng ngày.
"D giống như hình ảnh nụ cười. Và mình muốn mọi người tới thư viện, mọi người sẽ luôn cảm thấy được niềm vui, cảm nhận được sự chào đón nồng hậu như trở về nhà từ thư viện. Còn Free Book đơn giản là sách miễn phí thôi", Qúy Bình chia sẻ. Không chỉ vậy, D free Book còn là thư viện "Ba không": Không đặt cọc, không thu phí và không giới hạn thời gian mượn sách. Nhờ đó, thư viên của chàng trai trẻ thu hút được rất nhiều bạn đọc và trao đi những cuốn sách với niềm tin tưởng của những người yêu sách dành cho nhau.
Một góc không gian yên tĩnh tại thư viện D Free Book.
Chi phí để duy trì hoạt động của thư viện được góp từ nguồn đóng góp của Bình và các cộng tác viên, từ bạn đọc yêu quý thư viên và từ nguồn bán cây, sản phẩm xanh. Trong 3 năm hoạt động, thư viện D Free Book phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. "Khó khăn lớn nhất đến từ kinh phí hoạt động, những ngày đầu mỗi tháng mình phải làm sao kiếm được 7 triệu đồng chi trả các khoản thuê mặt bằng và chi phí khác. Khó khăn nữa là về quản lý nhân sự và quản lý, làm sao để có thể lan tỏa văn hóa đọc tới nhiều người hơn nữa. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, thư viện bị mất khoảng 80% lượng sách", Quý Bình chia sẻ.
Các thành viên cùng giao lưu, hát hò để gần nhau hơn.
Mỗi ngày D Free Book đón khoảng 50 lượt bạn đọc tới mượn và trả sách. Sau 3 năm hoạt động, thư viện đã cho mượn khoảng 50.000 lượt, chủ yếu là các loại sách văn học, tư duy kỹ năng. Về kế hoạch sắp tới, Quý Bình bật mí: "sắp tới tại thư viện sẽ có dự án "Lớp học dịu dàng", dạy các môn ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật, Hàn. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cũng có thể qua thư viện tham gia các buổi học về mỹ thuật, đàn được tổ chức vào các buổi tối. Từ đó để mọi người biết và tiếp cận nhiều hơn với sách."
Các loại cây xanh nhỏ xinh tại thư viện.
Hiện tại fanpage "D free book" đã có gần 40.000 người theo dõi. Trong đầu tháng 7 này, bạn đọc sẽ được chiêm ngưỡng diện mạo hoàn toàn mới của thư viện D Free Book tại một cơ sở mới thay thế cơ sở Lê Thanh Nghị.
"Thư viện 50K" - để sách đến với trẻ khắp vùng miền Với ý tưởng phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xã hội học tập, Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quốc Tiến - Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đã phát động phong trào xây dựng "Thư viện 50K" tới các trường học trên địa bàn. Thư viện 50K tại Trường THCS Đồng Thái Nâng cao trách nhiệm...