Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh.
Qua đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn và lối sống văn hóa lành mạnh cho học sinh.
Cô và trò Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) cùng đọc sách trong giờ giải lao.
Với sự đầu tư của tỉnh, các địa phương, hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Theo đó, tỷ lệ các trường học có thư viện cũng tăng lên. Các thư viện cũng được các nhà trường đầu tư trang thiết bị đảm bảo điều kiện phòng đọc, cập nhật, bổ sung các loại sách, báo, truyện, sách tham khảo thường xuyên. Song căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, các trường cũng chủ động hình thành không gian đọc hấp dẫn với đa dạng loại hình thư viện như: Thư viện vườn trường, thư viện lớp, thư viện xanh, tủ sách di động, tủ sách dùng chung… nhằm thu hút học sinh tham gia.
Là một ngôi trường vùng cao ở huyện Bình Liêu, song các cô giáo ở Trường Mầm non Húc Động đã có nhiều cách làm thiết thực nhằm hình thành cho học sinh thói quen đọc sách thông qua những giờ đọc sách bổ ích hằng ngày.
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động, chia sẻ: Nhà trường đã chủ động sắp xếp, bố trí riêng một phòng thư viện rộng rãi để hằng tuần, mỗi lớp học đều dành từ 2-3 buổi sang phòng thư viện cho học sinh đọc sách, tham gia các hoạt động thi kể chuyện, đọc thơ… Ở lứa tuổi mầm non, các con chưa biết chữ cái nên chủ yếu sách tại thư viện là sách tranh, ảnh hoặc có rất ít chữ nhằm mục đích chính là giới thiệu, giúp các con làm quen với sách và các cô giáo sẽ giữ vai trò hướng dẫn cũng như đọc sách. Qua mỗi giờ đọc sách tại thư viện các con đều rất hào hứng, say mê. Từ đây, góp phần nuôi dưỡng niềm yêu thích, tạo hứng thú với việc đọc sách cho các con ngay từ nhỏ.
Video đang HOT
Cô giáo Lý Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động đọc sách với học sinh tại thư viện của trường.
Còn ở Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long), nhà trường lựa chọn xây dựng thư viện thân thiện đặt tại sân trường, tạo một không gian mở, thuận tiện cho học sinh đọc sách vào giờ ra chơi. Các đầu sách được phân loại, sắp xếp khoa học theo nội dung, chủ đề tiện cho việc tìm đọc của học sinh.
Em Đào Gia Khánh, học sinh Trường THCS Bãi Cháy, cho biết: Chúng em thường tranh thủ vào giờ ra chơi đến thư viện tìm sách và ngồi đọc. Nếu lựa chọn được cuốn sách yêu thích có thể đăng ký mượn cô thủ thư về đọc và trả lại đúng hẹn. Đặc biệt, ngoài số sách nhà trường trang bị chúng em cũng thường xuyên đóng góp thêm sách cho thư viện để có thể trao đổi, chia sẻ những cuốn sách hay, bổ ích mà mình đã đọc cho các bạn cùng đọc.
Bên cạnh những mặt tích cực, thực tế hoạt động thư viện ở hệ thống trường học trong tỉnh vẫn còn những hạn chế cần được đổi mới. Theo đó, tỷ lệ thư viện trường hoạt động hiệu quả chưa cao, thiếu đồng đều. Ở một số trường học, thư viện chỉ như nơi chứa sách, các hoạt động đọc chưa phong phú nên chưa thu hút học sinh. Một nguyên nhân khác là thư viện trường thường được bố trí ở các tầng cao, không thuận tiện để học sinh lui tới vào mỗi giờ ra chơi trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, nguồn sách ở các thư viện trường học ít được bổ sung cập nhật, phần lớn là sách giáo khoa, sách tham khảo nên học sinh chưa thực sự hứng thú tìm đến thư viện.
Mô hình thư viện thân thiện tạo hứng thú, thu hút học sinh đọc sách nhiều hơn tại Trường THCS Bãi Cháy (TP Hạ Long).
Thiết nghĩ để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, trước hết chính thầy cô giáo cần làm gương, truyền cảm hứng, định hướng lựa chọn sách, hướng dẫn cách đọc sách hiệu quả để từng bước hình thành thói quen đọc sách cho học sinh.
Đồng thời, các trường học nên chủ động bố trí, xếp lịch để các lớp có thể luân phiên cho học sinh đọc sách tại thư viện trong khung giờ cố định hằng tuần coi đó như một tiết học ngoại khóa; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa dạy các phương pháp đọc đúng, đọc nhanh, biết chắt lọc thông tin và khám phá thế giới qua trừng trang sách; tổ chức các chương trình thuyết minh về cuốn sách hay khuyến khích học sinh đọc sách và biết chia sẻ những kiến thức bổ ích từ sách với nhau; dùng sách làm quà tặng, phần thưởng ghi nhận cố gắng, phấn đấu của học sinh trong học tập, rèn luyện…
Đọc sách không chỉ đơn thuần là một hình thức tiếp nhận thông tin, kiến thức mà còn là một trong những hoạt động văn hóa. Vì vậy, xây dựng văn hóa đọc sách hiệu quả trong nhà trường là vô cùng cần thiết. Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, mà còn giúp cho học sinh tích lũy tri thức, hình thành nhân cách.
Giáo dục đạo đức cho học sinh qua những câu chuyện về Bác
Cô Bạch Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ đối với học sinh tiểu học, những năm qua nhà trường xây dựng và triển khai sâu rộng cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với các phong trào thi đua của ngành.
Học sinh Hà Nội hào hứng lắng nghe những câu chuyện về Bác.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ đối với học sinh tiểu học, những năm qua nhà trường xây dựng và triển khai sâu rộng cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với các phong trào thi đua của ngành.
Việc giáo dục học sinh học tập và làm theo Bác được nhà trường thực hiện với nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền lồng ghép các nội dung trong giờ sinh hoạt đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đội, trong giảng dạy môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, nhà trường cũng phát động phong trào sưu tầm những tư liệu, mẩu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác để các em cùng chia sẻ trong giờ học thư viện.
"Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh" là một trong những bộ sách được giáo viên các trường sử dụng thường xuyên và có tác động mạnh mẽ đến ý thức, hành vi của học sinh. Việc tuyên truyền, khích lệ học sinh học tập, làm theo những đức tính cao đẹp trong mỗi câu chuyện có trong "Tủ sách Bác Hồ" không chỉ góp phần phát triển văn hóa đọc ở nhà trường, mà còn là giải pháp thiết thực về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Thủ đô.
Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản học những câu chuyện về Bác.
Cô Nguyễn Thị Bích Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Mộ (quận Long Biên, Hà Nội) cho hay: Bộ sách "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh" được biên soạn và xuất bản nhằm hướng tới giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các cấp học.
Không chỉ là bài học về đạo đức, lối sống, bộ sách đã gắn bài học với những câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, với cuộc sống, công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi em học sinh lúc ở trường, khi về nhà. Do đó, các bài học có sức cuốn hút học sinh, khiến các em tự nhiên mà thấm nhuần, tiến bộ.
Ngoài việc tổ chức giới thiệu sách, nhà trường còn lồng ghép nội dung này vào môn đạo đức, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Bác, trong đó đặc biệt coi trọng nội dung liên hệ thực tế. Qua đó, việc học tập Bác không chỉ dừng lại ở việc "học", mà còn được nâng lên ở mức độ "làm theo" và được cụ thể hóa bằng việc làm thiết thực tại nhà trường, gia đình và xã hội.
Đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa để phát triển thói quen đọc sách Đó là mong mỏi đầy tâm huyết từ ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam trong cuộc trao đổi với Đồng Nai Cuối tuần nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam (10-10-1952 - 10-10-2020). Tiết học hạnh phúc - chuỗi chương trình khuyến đọc trong nhà trường...