Phát triển nhà ở giá rẻ phải tuân theo cơ chế thị trường
Trong quý III/2019 thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội tiếp tục đi xuống, nguồn cung mới giảm sút, nhà đầu tư tăng giá bán khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ ngày càng trở nên khan hiếm.
Phát triển nhà ở giá rẻ phải tuân theo cơ chế thị trường. Ảnh: Doãn Thành.
Theo số liệu thống kê của Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019, lượng căn hộ đủ điều kiện bán hàng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp đạt trên 6.500 sản phẩm, trong đó sản phẩm nhà ở giá rẻ chỉ có khoảng 1.500 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt xấp xỉ 80%.
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt trọng tâm đẩy mạnh phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Theo đó, dự báo đến năm 2020 nhu cầu của thị trường cần khoảng 12 triệu m2 nhà ở giá rẻ tập trung chủ yếu ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại diện tích nhà ở giá rẻ mới chỉ đạt hơn 4 triệu m2, điều này cho thấy trên dòng sản phẩm này trên thị trường đang thiếu rất nhiều so với nhu cầu ngày càng tăng cao tại các TP lớn.
Đặc biệt, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho phát triển nhà ở giá rẻ kết thúc, mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung thêm 2 nghìn tỷ, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng với nhu cầu thực tế của thị trường và chưa thể tạo thành lực đẩy để giúp cho phân khúc nhà ở giá rẻ phát triển.
Không những vậy, trong thời gian gần đây khi các nguồn tín dụng cho vay của Nhà nước siết chặt lại, đã làm cho phân khúc nhà ở giá rẻ trở nên thiếu hụt nhiều hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thiếu hụt sản phẩm nhà ở giá rẻ ngoài rào cản về tín dụng, thì còn do các doanh nghiệp đang quá trông chờ vào các nguồn vốn ữu đãi từ Chính phủ.
Video đang HOT
Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết thêm, việc Chính phủ tăng cường công tác quản lý đối với các dự án BĐS và thực hiện siết chặt tín dụng cho vay từ ngân hàng sẽ giúp cho thị trường trở nên minh bạch, bền vững và tránh tình trạng “bong bóng” BĐS làm ảnh hưởng tới sự phát triển, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ có tác động xấu đến thị trường.
“Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường, theo quy luật của cung – cầu. Nếu như nhu cầu của thị trường là có thật thì cần nới rộng cơ chế để cho doanh nghiệp phát triển, khi nguồn cung – cầu tương ứng nhau thì doanh nghiệp sẽ tự điều tiết về giá bán; ngược lại khi cầu vượt quá cung thì giá bán sẽ được đẩy lên cao, người thu nhập thấp càng khó có cơ hội mua được nhà” – ông Đính chia sẻ.
Theo Kinhtedothi.vn
Tiêu điểm xử phạt trước kỳ nghỉ lễ: Hàng loạt doanh nghiệp và cá nhân bị phạt nặng
Trong đó có một số doanh nghiệp bị phạt hàng trăm triệu đồng.
Những ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, UBCKNN đã ra hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các cá nhân và tổ chức khác nhau.
Không thực hiện thủ tục chào mua công khai, một công ty bị phạt 250 triệu đồng
Đối với doanh nghiệp, ngày 25/4/2019 UBCKNN ban hành quyết định phạt CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành số tiền 250 triệu đồng. Nguyên nhân do công ty này đã không đăng ký chào mua công khai theo quy định.
Cụ thể, công ty Phương Thành đã mua 110.192 cổ phiếu TVG của CTCP Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải, tăng lượng sở hữu từ 411.044 cổ phiếu (tỷ lệ 20,25%) lên 521.244 cổ phiếu (tỷ lệ 25,68%) mà không thực hiện thủ tục chào mua công khai.
Tiêu điểm phạt tuần qua, một doanh nghiệp bị phạt đến 520 triệu đồng
Tuy nhiên doanh nghiệp bị xử phạt nặng nhất tuần qua là Tổng công ty Rau quả, Nông sản -CTCP với số tiền bị phạt tổng cộng lên đến 520 triệu đồng.
-Trong đó phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán.
-Phạt tiền 85 triệu đồng do không công bố thông tin theo đúng quy định hàng loạt tài liệu của công ty.
-Phạt tiền 85 triệu đồng do vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về giao dịch với cổ đông. Cụ thể, theo BCTC năm 2017d đã được kiểm toán, BTCT bán niên năm 2018 đã soát xét, trong năm 2017 và 2018 công ty đã cung cấp các khoản vay cho cổ đông của công ty.
Có 4 cá nhân bị UBCKNN xử phạt tuần qua.
-Ông Trần Hoài Nam, Phó TGĐ Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán HDB) bị phạt 22,5 triệu đồng vì đã báo cáo không đúng thời hạn kết quả thực hiện giao dịch.
Cụ thể, ông Trần Hoài Nam đã mua 200.000 cổ phiếu HDB vào ngày 21/11/2018 tuy nhiên đến ngày 4/12/2018 Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh mới nhận được báo cáo kết quả giao dịch.
-Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT của CTCP Bê tông Biên Hòa (mã chứng khoán BHC) bị phạt 27,5 triệu đồng vì báo cáo không đúng thời hạn lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký. Cụ thể, ông Sơn đăng ký mua 500.000 cổ phiếu BHC từ 4/9/2018 đến 24/9/2018 và khớp lệnh mua 259.465 cổ phiếu. Tuy nhiến đến ngày 1/10/2018 Sở GDCK Hà Nội mới nhận được báo cáo giải trình nguyên nhân không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký của ông Sơn.
-Trước đó ngày 24/4, bà Bùi Thị Thu Hà, cổ đông lớn của CTCP Lilama 69-1 (mã chứng khoán L61) bị phạt 30 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi lượng cổ phiếu sở hữu vượt các ngưỡng 1%. Cụ thể, bà Thu Hà đã mua 20.000 cổ phiếu L61 vào ngày 2/8/2018, nâng lượng sở hữu từ 980.969 cổ phiếu (tỷ lệ 12,95%) lên 1.000.869 cổ phiếu (tỷ lệ 13,21%).
-Còn với hành vi báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty đại chúng, và Phạm Thị Tuyết Mai, nhà đầu tư cá nhân, đã bị phạt 31,25 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 18/7/2018 bà Mai mua thêm 446.100 cổ phiếu DIH của CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Hội An, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 496.800 cổ phiếu (tỷ lệ 17,04%) và trở thành cổ đông lớn. Tuy nhiên đến ngày 17/8/2018 bà Mai mới báo cáo kết quả này.
-Cũng trong ngày 24/4, ông Văn Đức Tờng, Thành viên HĐQT CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (mã chứng khoán PVD) bị phạt 20 triệu đồng do không báo cáo về dự kiến giao dịch.
Cụ thể ông Tờng đã mua 20.000 cổ phiếu PVD từ ngày 4/10/2018 đến 5/10/2018 nhưng không báo cáo về dự kiến giao dịch.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán tuần tới: Kỳ vọng vào nhịp hồi phục tiếp theo của thị trường Tuần qua, các chỉ số hồi phục tích cực trên nền tảng thanh khoản thấp. Dù kết quả kinh doanh quý I/2019 của nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã được công bố, nhưng vẫn không có đủ hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền quay trở lại. Tuy nhiên, việc thị trường chứng khoán Mỹ bứt phá mạnh và vượt đỉnh có thể...