Phát triển giáo dục nghề nghiệp: Bất cập trong chính sách
Các trường đang đứng trước thách thức lớn trong việc thu hút người học, nâng cao chất lượng đào tạo… khi Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH chưa có sự kết hợp trong quản lý và xây dựng chính sách về giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Đây là một nội dung đáng chú ý, được thảo luận tại Hội thảo giáo dục 2019 với chủ đề “ Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.
Phát triển GDNN, cần cho xã hội thấy được vai trò của tri thức và năng lực hơn là bằng cấp
Hệ thống đang bị chia cắt
Trao đổi về bất cập trong GDNNhiện nay, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho rằng, GDNN đang bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục chung. Công tác tuyển sinh GDNN rất khó khăn, các trường nghề phải chạy vạy khắp nơi để tìm cách lôi kéo học viên.
Kể cả dữ liệu của học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cũng làm riêng và hệ thống GDNN phải làm riêng mà không có sự phối hợp, chia sẻ. Chương trình đào tạo riêng rẽ như hai đường thẳng song song, nên không thể liên kết được với nhau. Đây là một bài toán quan trọng đang cần có lời giải.
Video đang HOT
Về đào tạo, đang xảy ra tình trạng chia cắt theo từng hệ thống: Có 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật thì 3 trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, 3 trường trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH. Ông Dũng lấy dẫn chứng: Hiện nay, ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM không đào tạo giáo viên dạy nghề, GDNN nữa. Vì các ngành nghề của trường không có trong danh mục trường sư phạm.
“Ví dụ, chúng tôi đào tạo giáo viên dạy nghề ô tô, cơ khí mà họ bảo không có, nên bắt buộc chúng tôi phải bỏ. Trường đầu ngành, đầu tiên của đất nước đào tạo giáo viên dạy nghề mà phải từ bỏ đào tạo giáo viên dạy nghề. Như vậy, cách hiểu của các bộ, ban, ngành liên quan có cơ chế chính sách như thế nào để có thể phát triển GDNN được?” – ông Dũng chia sẻ.
Tháo gỡ cơ chế cho doanh nghiệp
Ông Bùi Phương Việt Anh – Công ty Phát triển nhân lực EAS cho rằng, GDNN phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, vì vậy phải coi trọng những yếu tố quyết định. Hiện nay, Luật GDNN được coi là “xương sống”, từ đó nhìn ra mối quan hệ giữa 2 bộ, cần có sự trao đổi các vấn đề về quản lý Nhà nước liên quan đến GDNN.
“Nếu nói các em học sinh vào ĐH quá nhiều là vô trách nhiệm. Bởi đây là cuộc chơi công bằng giữa GDNN hay ĐH, lỗi không phải ở các em học sinh hay của các trường ĐH, trường nghề. Mà lỗi ở chúng ta chưa cho người dân nhìn thấy rõ vai trò của tri thức, năng lực chứ không phải bằng cấp” – ông Việt Anh nhấn mạnh.
Cần có sự thay đổi về nhận thức từ cơ quan quản lý chính sách, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xuống đến các cơ quan thực thi. Đào tạo theo nhu cầu thực tế mà xã hội đang cần, chứ không phải theo chương trình đang có.
GDNN đặt ra vấn đề phải thực hiện nhiệm vụ như một chủ thể doanh nghiệp, bảo đảm về chất lượng, giá thành, kỹ thuật. Lấy dẫn chứng khi tham dự kỳ thi tay nghề thế giới, ông Việt Anh cho biết: Đội tuyển của Việt Nam không thua kém các quốc gia khác về tay nghề, nhưng về quy trình làm việc vẫn còn là một điểm yếu kém, còn khá nhiều những vi phạm về quy định chung.
Liên quan đến yếu tố quan hệ với doanh nghiệp, ông Việt Anh cho biết, ngay tại doanh nghiệp của ông đang thiếu tới 14 kế toán, nhưng không thể tuyển dụng được. Bởi năng lực thực tế của các ứng viên không đáp ứng được yêu cầu, có chuyên môn thì yếu ngoại ngữ, có ngoại ngữ thì yếu chuyên môn… Tư duy manh mún, dẫn đến không thể làm được công việc thực tế. Doanh nghiệp cũng chưa thấy được lợi ích thật sự, nếu sử dụng lao động của cơ sở đào tạo ra.
Từ những vấn đề nêu trên, ông Việt Anh cho rằng, Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế để thu hút doanh nghiệp, sẵn sàng mở cửa đón nhận lực lượng lao động từ chính các cơ sở đào tạo.
Anh Quang
Theo GDTĐ
Phân luồng chưa hiệu quả, nhiều trường nghề khó tuyển sinh
Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc tuyển sinh của nhóm trường trung cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cần chú trọng công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh
Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), 6 tháng đầu năm 2019, công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc, nhiều trường cao đẳng tuyển sinh đã đạt đủ chỉ tiêu, có được điều này là do chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được cải thiện.
Cụ thể, ước tuyển sinh 6 tháng đầu năm khoảng 1.081 nghìn người, đạt 48% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 112 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 969 nghìn người.
Tuy nhiên, do công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt theo yêu cầu của Chỉ thị 10 và Quyết định 552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến công tác tuyển sinh các nhóm trường Top dưới, các trường trung cấp vẫn khó khăn.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, từ ngày 01/7/2019 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, theo đó các trường Đại học sẽ không tham gia tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng... những điều này sẽ tạo cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, phân luồng thu hút người học tham gia vào giáo dục nghề nghiệp thuận lợi hơn.
Cho nên, trong thời gian còn lại của năm 2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ rà soát công tác chuyên môn, tập trung thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2019, trong đó tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 với tổng số lượng tuyển sinh dự kiến là 2.260 nghìn người.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục nghề với thị trường lao động, việc làm bền vững; chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Vận hành tốt bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo anninhthudo
Đột phá để cải thiện chất lượng giáo dục nghề nghiệp ổi mới giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Việc lựa chọn các giải pháp khả thi, mang tính đột phá là điều sống còn của hệ thống GDNN trong thời gian tới. Trong đó, quy hoạch lại mạng lưới, giao...