Phát triển du lịch nông nghiệp là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, việc phát triển du lịch nông nghiệp là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của vùng miền.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có 11 trang trại và 4 hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành kết hợp giáo dục, du lịch trải nghiệm với quy mô 3-10 ha/trang trại, trong đó, quỹ đất sử dụng vào mục đích du lịch 1-6ha/trang trại.
Vốn đầu tư của các trang trại du lịch nông nghiệp khá lớn, từ 5 đến 30 tỷ đồng/trang trại. Số lao động làm việc trong mỗi trang trại nông nghiệp du lịch từ 20 người trở lên, chủ yếu là thuê ngoài để phục vụ các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực du lịch.
Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Ảnh: Văn Biên
Được các cấp, các ngành của TP quan tâm hỗ trợ, du lịch nông nghiệp sinh thái đang lan tỏa ở khắp TP Hà Nội. Nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư vào ngành kinh tế đầy tiềm năng này.
Video đang HOT
Trang trại đồng quê Ba Vì, xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) là một trong những điển hình. Từ nhiều năm nay, trang trại đã liên kết với các chủ trang trại và các làng nghề truyền thống của địa phương để tổ chức cho các du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm dấu ấn văn hóa đồng quê như: Cấy lúa, úp nơm, bắt cá; trồng và hái các loại rau rừng; xem cách làm mật ong; tự hái và sao chè khô; cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn…
Cũng trên địa bàn huyện Ba Vì, nông trại Dê Trắng (huyện Ba Vì) đã không ngừng mở rộng dịch vụ, diện tích để thu hút khách du lịch tham quan.
Huyện Thường Tín đang tập trung phát triển các trang trại nông nghiệp kết hợp tham quan, trải nghiệm như: Nông trại giáo dục với quy mô trên 2 ha, thu hút hàng nghìn lượt du khách tham quan mỗi năm.
Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều trang trại nông nghiệp du lịch trải nghiệm hoạt động hiệu quả như trang trại Vạn An (huyện Thanh Trì), trang trại vườn sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay (huyện Phúc Thọ)…
Theo Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, Hà Nội có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái. Đây là loại hình du lịch đưa du khách trở về với thiên nhiên và đến gần hơn với các hoạt động của cộng đồng dân cư bản địa…
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường, việc phát triển du lịch nông nghiệp là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại, đáp ứng nhu cầu của du khách muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của vùng miền.
Tuy nhiên, hiện nay, mô hình này vẫn chưa thực sự trở thành điểm nhấn cho du lịch Thủ đô và đứng trước không ít thách thức. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lắp. Sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa có thương hiệu, kém đa dạng và ít hấp dẫn.
Trong khi đó, hiện tại vẫn chưa có quy hoạch phát triển loại hình du lịch này. Đáng nói, chưa có những chính sách, cơ chế hiệu quả để thúc đẩy phát triển cũng như tiêu chí cho nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch.
Mặt khác, việc thuê đất của trang trại chủ yếu sử dụng đất theo hình thức ký hợp đồng với thời hạn sử dụng đất ngắn nên các chủ trang trại không dám đầu tư để phát triển sản xuất đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa cao, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các trang trại.
Nhiều trang trại thiếu vốn để phát triển các loại hình vui chơi, giải trí… Các sản phẩm du lịch của trang trại nông nghiệp cũng chưa được nhiều người biết đến nên lượng du khách đến chưa nhiều mà chủ yếu vẫn là học sinh đến để trải nghiệm…
Cũng theo ông Tạ Văn Tường, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với sở, ngành liên quan rà soát việc đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm điểm đến du lịch liên kết gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp.
Từ đó, kiến nghị với TP để có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình này phát triển bền vững, đặc biệt trong vấn đề quy hoạch, bảo đảm hài hòa với các quy hoạch xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, khu sản xuất nông nghiệp tập trung đã được phê duyệt.
Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ phối hợp tích cực trong xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn về các dịch vụ phục vụ trong mô hình du lịch nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp với các tour du lịch nông nghiệp làm mẫu chuẩn mang tính lan tỏa. Khuyến khích, hướng dẫn người dân tại các vùng nông thôn tham gia phát triển nông nghiệp sạch gắn với du lịch.
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở huyện Lang Chánh
Thời gian qua, việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được huyện Lang Chánh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự đồng thuận, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Cán bộ xã Trí Nang (Lang Chánh) bám sát cơ sở để lắng nghe ý kiến phản ánh của Nhân dân.
Việc thực hiện QCDC mang lại hiệu quả rõ nét nhất có thể thấy tại xã Tân Phúc. Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) địa phương này gặp rất nhiều khó khăn khi hệ thống hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu; nhận thức của người dân về xây dựng NTM còn hạn chế... Thế nhưng, bằng quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, bộ mặt nông thôn của xã Tân Phúc có nhiều khởi sắc. Đường làng, ngõ xóm được mở rộng, cảnh quan môi trường sạch đẹp, các em học sinh được học trong những ngôi trường khang trang... Để đạt được kết quả này đều nhờ vào việc thực hiện tốt QCDC cơ sở. Theo đó, trong quá trình triển khai, mọi kế hoạch đều được xã Tân Phúc công khai xin ý kiến Nhân dân; cộng đồng dân cư được trực tiếp cùng nhau tự quản, tự làm đường giao thông, nhà văn hóa thôn... từ đó tạo niềm tin để Nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp sức người, sức của để mở rộng, cải tạo, nâng cấp và làm mới 8,2 km đường giao thông và xây dựng một số công trình dân sinh.
Hay như bản Ngàm Pốc, xã Yên Thắng đã triển khai xây dựng hương ước, quy ước để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, xóa bỏ hủ tục, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Trên cơ sở các nội dung của hương ước, bản Ngàm Pốc đã họp bàn công khai, lấy ý kiến của Nhân dân về tình hình thực tế địa phương, các quy định cụ thể như: Mọi người dân trong bản tham gia trồng rừng khoanh nuôi, tái sinh rừng để làm giàu từ kinh tế rừng; nam, nữ khi kết hôn phải sống hòa thuận, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở 2 con. Không tảo hôn hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng... Từ việc thực hiện tốt QCDC mà người dân trong bản đã đoàn kết, thống nhất chung tay thực hiện tốt các quy định trong hương ước; người dân trong bản không có trường hợp nào vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của hương ước, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương...
Để thực hiện QCDC ở cơ sở đi vào thực chất, huyện Lang Chánh đã thực hiện phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và được cụ thể hóa trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Từ đó quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng được bảo đảm và phát huy, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc tập trung phát triển kinh tế, nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như việc nhân rộng mô hình bón phân viên dúi sâu cho cây lúa đạt trên 50% diện tích; mô hình nuôi giun quế; chuyển đổi 73,3 ha đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi 153,4 ha đất trồng màu kém hiệu quả chuyển sang trồng cây gai xanh và 7 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả nhà lưới công nghệ cao; mô hình kẹo nhãn ở thị trấn Lang Chánh; mô hình trồng nấm, cây ăn quả xã Tân Phúc; mô hình trồng nghệ xã Đồng Lương...
Huyện Thanh Oai: Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thanh Oai đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp mang lại giá trị cao hơn hẳn so với trồng lúa truyền thống. Những mô hình này cũng là động lực giúp huyện xây dựng nông...