Phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 45% vào năm 2030
Đó là mục tiêu Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, dự thảo đặt mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền.
Mạng lưới trường nghề đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, có sức cạnh tranh và sáng tạo trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tham gia hiệu quả vào thị trường đào tạo nhân lực và thị trường lao động không biên giới và đa văn hóa trong hội nhập quốc tế.
Giai đoạn 2021-2025 là hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả thông qua việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có và đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.
Hình thành mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố một cách phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động địa phương, vùng, đất nước và từng bước tham gia sâu rộng vào cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường quốc tế.
Dự thảo đặt mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở.
Chỉ tiêu cụ thể sẽ giảm số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập 10% so với năm 2020 (số trường trung cấp giảm 50% so với năm 2020), phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 40% vào năm 2025; có khoảng 70 trường chất lượng cao. Trong đó, 40 trường tương đương trình độ các nước ASEAN-4; 5-7 trường tương đương trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Hệ thống ngành, nghề trọng điểm quốc gia được hình thành, trong đó 5-10 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong ASEAN-4.
Giai đoạn 2026-2030, đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tập trung vào các ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập phát triển nhanh, đa dạng về loại hình, hình thức và quy mô dựa trên nhu cầu phát triển của thị trường.
Định hướng đến 2045
Dự thảo định hướng đến năm 2045 sẽ phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 45% vào năm 2030; 100% địa phương hình thành trường cao đẳng đa ngành công lập cấp tỉnh từ việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành một đơn vị sự nghiệp công lập.
Video đang HOT
Có khoảng 90 trường chất lượng cao, trong đó 50 trường tương đương trình độ các nước ASEAN-4, 15 trường tương đương trình độ các nước phát triển trong nhóm G20. Ngành, nghề trọng điểm quốc gia ngày càng hoàn thiện, trong đó 15-20 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực và thế giới.
Đặc biệt, cần tập trung phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo hướng mở, tinh gọn, hiệu quả, phân tầng chất lượng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
Theo đó, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm nhu cầu học nghề, tham gia vào quá trình kết nối thị trường lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Đồng thời, bảo đảm nguyện vọng học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chất lượng cao nằm trong nhóm dẫn đầu các nước Đông Nam Á và ngang bằng với một số nước phát triển.
Dự thảo định hướng đến năm 2045 sẽ phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập lên 45% vào năm 2030.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập với số lượng vượt trội so với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và cùng với các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đồng thời góp phần có hiệu quả, tích cực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đạt chuẩn trình độ, đảm bảo số lượng và chất lượng tương đương các nước phát triển. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu đào tạo. Chất lượng đào tạo trong nhóm dẫn đầu các nước ASEAN, ngang bằng với một số nước công nghiệp phát triển.
Sinh viên nghề chậm tốt nghiệp: Nguy cơ 'đứt gãy' nguồn cung lao động
Cảnh báo này được ông Tào Bằng Huy, phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), đưa ra tại hội thảo quốc tế "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam" do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tổ chức mới đây.
Một tiết thực hành của sinh viên tại Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương thời chưa có dịch COVID-19 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Hiện rất nhiều trường nghề kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho các tập đoàn, trong đó có tập đoàn nước ngoài. Nhưng dịch COVID-19 làm chương trình học kéo dài hơn dự kiến, các sinh viên chưa thể thực hành (mà chương trình chủ yếu là thực hành) nên chưa tốt nghiệp, chưa cung ứng được lao động tay nghề cho các doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký.
Thực hành không thể dạy online
Theo ông Tào Bằng Huy, nhiều địa phương hiện chưa cho phép học sinh, sinh viên trở lại trường khiến việc đào tạo không đảm bảo.
Các trường có thể dạy trực tuyến những học phần lý thuyết nhưng không thể dạy thực hành online, trong khi nâng cao kỹ năng thông qua thực hành luôn là yêu cầu của trường nghề.
Vì thế, quá trình đào tạo kéo dài hơn, dẫn tới nguy cơ không đáp ứng đủ nguồn cung lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn tái sản xuất.
Nhiều năm phối hợp đào tạo với các công ty, doanh nghiệp sản xuất tại Đồng Nai, Trường CĐ Lilama 2 (Đồng Nai) hiện cũng gặp nhiều trở ngại khi cho sinh viên trở lại trường để hoàn tất các học phần.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ThS Nguyễn Khánh Cường - hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ đáng lẽ sinh viên các năm cuối đã tốt nghiệp ngay trong tháng 10 này nhưng hiện tại có thể phải kéo dài đến tháng 12.
Hầu hết các bạn đều đã ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp từ năm 2, nhận lương, phụ cấp của họ và được thực hành tại doanh nghiệp trong suốt thời gian học. "Các bạn là nguồn lao động dự trữ của doanh nghiệp khi họ muốn đẩy cao tiến độ nhưng thiếu hụt người" - ông Cường nói.
Để tránh đứt gãy nguồn cung lao động, ông Cường cho biết trường đã lên kế hoạch cho các bạn đã tiêm 1 hoặc 2 mũi được học theo hình thức "3 tại chỗ". Học viên sẽ thực hành tập trung, ăn ở trong khuôn viên và hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Dù vậy, theo ông Cường, nguồn cung lao động cho các doanh nghiệp có thể phải chậm hơn đôi chút.
Doanh nghiệp nước ngoài "khát" lao động
ThS Phan Thị Lệ Thu, phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, chia sẻ nhà trường có nhiều chương trình phối hợp với Tập đoàn Knappschaft (Đức) cung ứng lao động ngành điều dưỡng. Sinh viên có thể lựa chọn các chương trình học 1, 2 hoặc 3 năm đầu tại Việt Nam, sau đó chuyển tiếp sang Đức tiếp tục học, thực hành và làm việc có lương tại các bệnh viện thuộc Tập đoàn Knappschaft.
Bà Thu cho biết đầu tháng 5-2021, trường đã gửi một số sinh viên chuyển tiếp sang Đức. Dù vậy, hiện 12 sinh viên chương trình 2 2 (2 năm ở Việt Nam và 2 năm học ở Đức) đang chậm tiến độ.
Theo lịch ban đầu, các em sẽ thực hành tại các bệnh viện ở Việt Nam từ tháng 5-2021 để hoàn tất những học phần trong nước trước khi chuyển tiếp, tuy nhiên do dịch COVID-19 đến tháng 10-2021 nhóm sinh viên này mới chuẩn bị thực tập. Thời gian sang làm tại Đức vì vậy sớm nhất cũng phải đến đầu năm 2022.
Theo bà Thu, nhu cầu nhân lực của Tập đoàn Knappschaft khá cao, vì vậy thường hối thúc trường đẩy nhanh tiến độ cho sinh viên. Họ thậm chí tạo thêm rất nhiều điều kiện để hoàn thành các học phần cho các bạn, tăng thêm đãi ngộ về lương, thưởng và tạo điều kiện tiêm vắc xin, chăm sóc sức khỏe... Đến nơi, sinh viên sẽ lập tức làm việc tại các bệnh viện đang rất cần người.
ThS Võ Long Triều, hiệu trưởng Trường CĐ nghề Thủ Đức, cho biết hằng năm trường có những chương trình kết nối với các công ty tại Nhật cho sinh viên sang thực tập có hưởng lương. Thông thường, các sinh viên sẽ trực tiếp đứng máy trong dây chuyền sản xuất về điện, điện tử, cơ khí, ôtô, nhờ vậy tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và có lợi thế ứng tuyển vào các công ty của Nhật khi trở về nước.
Tuy nhiên, chương trình buộc phải tạm hoãn từ năm 2021 vì không thể xin được visa cho sinh viên sang Nhật.
Các khóa sinh viên thực tập tại Nhật của trường trước đó cũng đã về nước. "Các doanh nghiệp Nhật vẫn rất muốn sinh viên Việt Nam sang thực tập và làm việc cho họ vì đúng nghề, đúng lĩnh vực mà họ lại rất cần người. Nhưng có thể phải đợi khi tình hình dịch bệnh thật sự ổn, hai bên mới có thể nối lại hoạt động này" - ông Triều nói.
"Săn" sinh viên chưa tốt nghiệp
ThS Võ Long Triều chia sẻ nhiều doanh nghiệp, trong đó có những tên tuổi lớn, đã đến trường bày tỏ mong muốn cho sinh viên đến làm việc ngay trong tháng 10 này. Hầu hết đây là những doanh nghiệp tái sản xuất từ ngày 1-10 và rất cần lao động, trong khi đó sinh viên học online cũng không quá bận rộn so với khi học trực tiếp.
Ông Triều cho biết trước nhu cầu của doanh nghiệp và cơ hội của sinh viên, nhà trường đã thông báo nhưng phân tích kỹ lưỡng cho các sinh viên.
Nếu sinh viên có thể sắp xếp được thời gian giữa học và làm, đây sẽ là cơ hội cho các em tham gia thị trường lao động và được các công ty lớn nhận trước khi tốt nghiệp. Ngược lại, nếu mải mê làm việc mà lơ là việc học, dù cho là học online, chuyện tốt nghiệp có thể sẽ chậm hơn dự kiến, thậm chí không thể ra trường.
Hầu hết sinh viên đang ở quê
ThS Nguyễn Văn Chương, hiệu trưởng Trường CĐ Cơ giới và thủy lợi (Đồng Nai), chia sẻ trường từ lâu cung ứng nhiều lao động cho các công ty tại khu công nghiệp Đồng Nai. Hiện tại, cơ sở của trường đang được địa phương sử dụng làm bệnh viện dã chiến nên việc giảng dạy đang thông qua hình thức trực tuyến.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong vùng vẫn có nhu cầu lao động nhưng chưa thể kết nối được vì sinh viên hầu hết vẫn đang ở quê. "Nếu trong tháng tới có thể dạy trực tiếp trở lại tôi nghĩ vẫn có thể xoay xở được, nhưng hết học kỳ này vẫn chưa thể học trực tiếp có thể sẽ quá giới hạn" - ông Chương nói.
Trường cao đẳng trong 'cơn lốc' điểm chuẩn Đang có xu hướng các bạn ở những tỉnh lân cận nếu muốn học CĐ sẽ chọn học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngay tại địa phương. Một tiết dạy trực tuyến trong studio của Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn - Ảnh: TRỌNG NHÂN Trong mùa xét tuyển năm nay, nhiều trường đại học (ĐH) ghi nhận mức...