Phát triển chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Y Dược cổ truyền
Ngày 13/9, Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo phát triển chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Y- Dược cổ truyền.
Ảnh minh họa/internet.
Lĩnh vực đặc thù
Tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Quốc Bình – Chủ tịch hội đồng trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – thông tin, Học viện sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo sau đại học là: bác sĩ chuyên khoa 1 Châm cứu; dược sĩ chuyên khoa 1 Dược liệu – Dược học cổ truyền.
Hiện, Học viện đang đào tạo 5 chương trình đào tạo sau đại học gồm: bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sĩ Y học cổ truyền. “Thông qua hội thảo, các chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học… sẽ đóng góp thẳng thắn, khách quan để Học viện đổi mới chương trình đào tạo sau đại học ngày một chất lượng và hiệu quả hơn” – PGS.TS Phạm Quốc Bình bày tỏ.
Phát biểu tại Hội thảo, TS Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) – ghi nhận, Hội thảo của Học viện Y- Dược học Cổ truyền Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, nhất là trong bối cảnh thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu chỉ đạo hội thảo.
Theo TS Phạm Như Nghệ, các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe, nhất là về y học cổ truyền mang tính đặc thù nên cần được Bộ Y tế và các bộ, ngành quan tâm, tạo điều kiện; trong đó, Bộ Y tế cần có những quan tâm đặc biệt.
Video đang HOT
“Tinh thần là, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) ủng hộ chủ trương mở ngành đào tạo sau đại học của Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam” – TS Phạm Như Nghệ khẳng định.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học đề nghị, Học viện cần bám sát Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT “Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học” , trong đó có Chương II – quy định về Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của đại học. Ngoài ra còn có Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ GD&ĐT, ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.
Kết hợp đông tây y để phục vụ người dân
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, phát triển đào tạo sau đại học ngành y dược cổ truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị đào tạo nhân lực y tế.
Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam phải là nòng cốt, nhằm cung cấp cho ngành Y tế những cán bộ có trình độ cao, nắm vững cả về Y Dược cổ truyền và Y Dược học hiện đại. Từ đó, dần trở thành các chuyên gia trụ cột trong mỗi lĩnh vực phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Theo Thứ trưởng, về bản chất, Y học cổ truyền là một ngành Y học và trong ngành lại có nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện tại, đa phần các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, ngoài các khoa phổ biến như Nội khoa, Lão khoa, Cơ xương khớp, Châm cứu, Khí công dưỡng sinh … đã phát triển thêm nhiều khoa chuyên sâu như: Ngoại khoa, Tiết niệu, Nam học, Ung bướu, Sản phụ khoa, Nhi khoa… với phương châm kết hợp đông tây y để phục vụ người dân.
Người thầy thuốc phải được nâng cao trình độ chuyên môn Y- Dược học cổ truyền và Y Dược học hiện đại theo hướng chuyên sâu. Vì thế, đào tạo sau đại học các chuyên ngành y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại bao gồm: bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sỹ chuyên ngành y học cổ truyền; chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Dược liệu- Dược học cổ truyền là một yêu cầu bắt buộc đối với toàn ngành.
Toàn cảnh Hội thảo.
“Việc nâng cao trình độ sau đại học cho đội ngũ thầy thuốc y dược cổ truyền không những đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành với những trụ cột có trình độ chuyên môn sâu, mà còn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phù hợp với xu hướng “thực hành y học dựa trên bằng chứng” của nền y học trên toàn thế giới” – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đánh giá cao việc Học viện tổ chức Hội thảo “Phát triển chương trình đào tạo sau đại học ngành Y – Dược học cổ truyền”. Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Học viện nhanh chóng thực hiện cập nhật, đổi mới chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo sau đại học cũng như mở mã ngành mới theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
Hội thảo “Phát triển chương trình đào tạo sau đại học ngành Y – Dược học cổ truyền được thực hiện trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội thảo được chia thành các phiên họp, với các chủ đề: góp ý điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II và Bác sĩ nội trú ngành YHCT; góp ý điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành y học cổ truyền; góp ý chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Bác sĩ chuyên khoa I và Sau đại học chuyên ngành Châm cứu; góp ý chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Dược sĩ chuyên khoa I và Sau đại học chuyên ngành Dược liệu – Dược học cổ truyền.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về giáo dục và đào tạo trong quân đội
Hiện nay, các học viện, nhà trường quân đội đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng cho năm học mới.
Để làm rõ kết quả nổi bật trong năm vừa qua cũng như những vấn đề mới về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong thời gian tới, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam xoay quanh vấn đề này.
Phóng viên (PV): Những năm qua, các học viện, nhà trường quân đội (NTQĐ) đẩy mạnh thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra. Ý nghĩa và kết quả thực hiện nội dung này như thế nào, thưa đồng chí?
Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bồi dưỡng hay bậc học là những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần đạt được sau khóa học. Nói cách khác, đây là việc cụ thể hóa mục tiêu GD&ĐT. Vì vậy, chuẩn đầu ra nếu không xác định rõ ràng, chính xác sẽ làm cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng lệch hướng, mất cân đối và xa rời mục tiêu đào tạo.
Đối với các NTQĐ, xác định đúng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn nhà trường với chiến trường và đơn vị, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng. Năm học 2021-2022, thực hiện Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22-6-2021 của Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, Cục Nhà trường cùng các học viện, NTQĐ đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xây dựng chuẩn đầu ra, như: Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về chuẩn chương trình đào tạo với sự tham gia của các chuyên gia có uy tín đến từ nhiều trường đại học; triển khai hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trong các học viện, NTQĐ; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 539/QĐ-BQP, ngày 23-2-2022 phê duyệt kế hoạch tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo các học viện, trường sĩ quan, trường đại học trong quân đội năm 2022. Tiến độ xây dựng chuẩn đầu ra được các học viện, nhà trường triển khai theo đúng kế hoạch, lộ trình đã xác định.
Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh.
PV: Năm học 2021-2022, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã kiểm tra, chỉ đạo xây dựng các học viện, NTQĐ. Với chức năng được giao, Cục Nhà trường đã chỉ đạo, hướng dẫn các học viện, nhà trường thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào?
Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Từ đầu năm 2021 đến nay, Đại tướng Phan Văn Giang đã thăm, kiểm tra, làm việc với 6 học viện, NTQĐ. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cá nhân đồng chí Bộ trưởng đối với công tác GD&ĐT trong quân đội. Ghi nhận, biểu dương những thành tích tiêu biểu mà các nhà trường đã đạt được, chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã chỉ đạo nhiều nội dung về công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; dạy và học ngoại ngữ; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học... của các học viện, NTQĐ.
Lĩnh hội chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Cục Nhà trường đã phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam thông báo kết luận kiểm tra tới các học viện, nhà trường; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các học viện, nhà trường triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục những điểm tồn tại, nâng cao chất lượng công tác GD&ĐT, thực hiện hiệu quả phương châm "Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị".
Huấn luyện bắn súng tiểu liên AK của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ảnh: CHÍ PHAN
PV: Thực hiện phương châm "Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị", các học viện, NTQĐ cần thực hiện như thế nào?
Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Đây là phương châm chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đối với công tác GD&ĐT trong quân đội, phương châm này xuất phát từ quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phương châm thể hiện yêu cầu và mối quan hệ biện chứng giữa đào tạo của nhà trường với sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị. Để thực hiện tốt phương châm này, Cục Nhà trường đang hoàn tất công tác chuẩn bị và báo cáo Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết "Về đổi mới công tác GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới"; thông qua các đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT giai đoạn 2021-2030"; "Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới"; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng với nhà trường, đơn vị; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ...
Để thực hiện hiệu quả phương châm này, các học viện, nhà trường cần tiếp tục đa dạng hóa hình thức huấn luyện, phương pháp dạy-học; trong đó, cần chú trọng hoạt động ngoại khóa, thực tập, thực tế; phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, truyền cảm hứng, xây dựng lòng say mê học tập cho người học. Kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường với lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị để truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho học viên, ứng dụng thành tựu công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong GD&ĐT...
PV: Cục Nhà trường là Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết mới của Quân ủy Trung ương về công tác GD&ĐT. Đề nghị đồng chí cho biết những nội dung cốt lõi trong dự thảo nghị quyết mà ban soạn thảo đã chuẩn bị, trình Quân ủy Trung ương?
Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTW, ngày 29-3-2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác GD&ĐT trong tình hình mới, do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, đã đánh giá: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 86, công tác GD&ĐT trong quân đội đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do đòi hỏi của thực tiễn cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của Quân ủy Trung ương về công tác GD&ĐT thay thế Nghị quyết 86.
Được giao nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết "Về đổi mới công tác GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới", Cục Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khảo sát thực tiễn, xây dựng dự thảo nghị quyết; tổ chức các cuộc hội thảo; xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết trình Quân ủy Trung ương.
Theo đó, dự thảo nghị quyết đề xuất 5 quan điểm chỉ đạo về công tác GD&ĐT, trong đó nhấn mạnh phát triển GD&ĐT trong quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; chú trọng đào tạo cơ bản, thiết thực, chất lượng, hiệu quả; thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với chiến trường và đơn vị, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng; coi phương châm chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị; kết hợp chặt chẽ GD&ĐT trong nhà trường với bồi dưỡng tại đơn vị và tự học, tự rèn trong quá trình công tác.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Tp.HCM: Khó chồng khó vì thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học Năm học mới đã bắt đầu, tình cảnh thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học bậc tiểu học tại Tp.HCM buộc phải giải quyết bằng phương án tạm thời. Bài toán kinh phí để tuyển giáo viên Tp.Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương có số học sinh đông nhất cả nước, cùng lúc thực hiện nhiều đề án về nâng...