Phát triển các trường học đặc thù dành cho học sinh dân tộc
Những năm qua, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại học không ngừng được củng cố, phát triển đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 2018-2019, toàn quốc có tổng số 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh/thành phố với tổng số 109.245 học sinh nội trú (tăng 22 trường, 28.413 HS so với năm học 2011-2012).
Cùng với đó là 1.097 trường phổ thông dân tộc bán trú ở 28 tỉnh/thành phố với quy mô 185.671 học sinh bán trú (tăng 970 trường phổ thông dân tộc bán trú, 172.441 học sinh bán trú so với năm học 2011-2012). Ngoài ra, còn có 2.273 trường phổ thông ở 29 tỉnh/thành phố với quy mô 161.241 học sinh bán trú.
Toàn quốc hiện có 4 trường dự bị đại học, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ GD&ĐT có đào tạo hệ dự bị đại học dân tộc và 3 khoa dự bị đại học dân tộc thuộc các trường đại học với quy mô hơn 4.000 học sinh dự bị/năm.
Video đang HOT
Dạy học tiếng dân tộc thiểu số đã được quan tâm. Từ năm 2011 đến 2020, việc dạy tiếng dân tộc được thực hiện chính thức trong trường phổ thông với 6 tiếng dân tộc (Mông, Ê đê, Jrai, Bahnar, Chăm, Khmer), triển khai thực hiện tại 22 tỉnh/ thành phố với quy mô 756 trương, 5.267 lơp, 174.562 hoc sinh được học tiếng dân tộc.
Dạy học tiếng dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc huy động HS đến trường, hỗ trợ nâng cao năng lực ngôn ngữ, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Giáo dục văn hóa dân tộc (VHDT) cũng được các địa phương quan tâm. Giáo dục VHDT chủ yếu được triển khai trong phạm vi chương trình địa phương. Ngoài ra, trong các hoạt động ngoài giờ chính khóa, nội dung VHDT cũng được triển khai dạy lồng ghép hay thực hiện dưới dạng tổ chức các hoạt động.
Tuy nhiên giáo dục VHDT trong trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều hạn chế từ việc xây dựng chương trình, tài liệu đến triển khai thực hiện giáo dục đều chưa đạt chất lượng và yêu cầu. Các địa phương chưa thật sự coi trọng việc xây dựng điều kiện và chất lượng nội dung giáo dục VHDT.
Đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) cho biết, nhìn chung, việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2011 – 2020 đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Những kết quả này đã làm thay đổi chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nâng giáo dục vùng này lên một bước cao hơn.
Tuy vậy những khó khăn hạn chế của giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi vẫn còn nhiều, chất lượng so với giáo dục vùng thuận lợi vẫn còn khoảng cách xa. Đây là bài toán được đặt ra cho ngành giáo dục cũng như toàn bộ hệ thống chính trị – xã hội để trong CLPTGD giai đoạn tới sẽ có những mục tiêu và giải pháp phù hợp nhằm đẩy giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi phát triển nhanh hơn.
Chăm lo học sinh vùng khó ở Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 56%, đời sống còn khó khăn, cho nên việc chăm lo học tập của con em có phần sao nhãng.
Trước tình hình này, tỉnh Yên Bái tăng cường công tác vận động đưa trẻ ra lớp, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, chính sách đối với học sinh nội trú, sĩ số và tỷ lệ chuyên cần tại các trường luôn được bảo đảm, tạo đà cho việc nâng cao dân trí.
Học sinh bán trú xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải trồng rau xanh cải thiện bữa ăn hằng ngày.
Tỉnh Yên Bái có chín trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú với 88 lớp, gần 3.000 học sinh, trong đó cấp THCS là 2.615 học sinh; THPT 826 học sinh; tỷ lệ học sinh người DTTS được học tại trường PTDT đạt 7,3% (tăng 0,2% so với năm học trước). Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD và T tỉnh Yên Bái Nguyễn Thúy Hằng cho biết: Qua khảo sát và kiểm tra thực tế nhiều năm qua, trước khi nghỉ Tết Nguyên đán các trường đều tổ chức ăn Tết tập trung cho các cháu.
Ban giám hiệu căn dặn khi về gia đình, học sinh cần chấp hành tốt việc cấm đốt pháo, tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, phòng, chống cháy rừng, ra lớp đúng thời gian quy định. Nhờ làm tốt việc tăng gia tự túc, các trường đều mổ lợn, gói bánh chưng, tổ chức liên hoan, tạo không khí tươi vui, đầm ấm.
Tại Trường PTDT bán trú Lang Thíp, huyện Văn Yên tổ chức lễ bảo tồn các văn hóa dân tộc và vui đón Xuân Canh Tý 2020. Nhà trường khuyến khích học sinh mặc trang phục của dân tộc mình, mời các nghệ nhân trong xã đến chung vui, biểu diễn sáo H'Mông, dân ca Dao, hát đồng ca, đồng thời tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh tham gia như môn đẩy gậy, kéo co, ném pao...
Trong bộ áo mới, em Hảng Seo Bình, dân tộc H'Mông, nhà ở làng Khoang, cách trường nội trú 18 km phấn khởi: Nhà em giáp với xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên (Lào Cai) một dãy núi. Hôm nay được bố xuống chợ sắm Tết và đón về nhà luôn, em vui lắm bởi tối nay gặp mẹ và các em. ược biết, để học sinh nhớ ngày ra lớp, ngoài việc căn dặn học sinh, phối hợp hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong xã vận động, Trường PTDT bán trú Lang Thíp lên kế hoạch lì xì mừng tuổi, tặng truyện tranh, đồ dùng học tập các học sinh đến sớm, đây là nền nếp hằng năm góp phần bảo đảm tỷ lệ học sinh ra lớp sau Tết cao.
áng chú ý, cùng với hoạt động của các trường, các cơ quan ảng, chính quyền, đoàn thể cũng tích cực chăm lo để học sinh dân tộc bán trú được an toàn, thuận lợi, không bỏ học vì lý do thiếu đói. Từ các nguồn vốn của Chính phủ năm 2019, tỉnh Yên Bái thực hiện sáu dự án với 39 công trình, tổng nguồn vốn 111 tỷ đồng.
Xây dựng 171 phòng học mầm non, tiểu học, đến hết tháng 12-2019 đã có 34 công trình đưa vào sử dụng, giúp các học sinh có nơi học mới. áng chú ý, điểm trường vùng đặc biệt khó khăn Xéo Dì Hồ, xã Lao Chải (Mù Cang Chải) có gần 500 học sinh của bảy bản H'Mông theo học, trong đó có 363 học sinh bán trú, qua đầu tư xây dựng mới toàn bộ, học sinh có nơi học tập mới khang trang, thay thế các lớp tạm trước kia.
Tại Trường PTDT bán trú THCS Nậm Lành, huyện Văn Chấn, công trình nhà hai tầng, sáu phòng học, tổng vốn đầu tư ba tỷ đồng, do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tài trợ vừa được đưa vào sử dụng. Phó Hiệu trưởng nhà trường Bùi Thu Hương cho biết: Công trình khởi công từ tháng 9-2019, sau ba tháng thi công đã hoàn thành, là một dự án triển khai tiến độ nhanh, chất lượng, giúp 130 học sinh bán trú con em dân tộc Dao, Thái trong xã có nơi học tập khang trang.
Hướng về học sinh khó khăn, gia đình chính sách, Tỉnh đoàn Yên Bái vận động từ nguồn xã hội hóa tổ chức gói bánh chưng tặng học sinh trước khi về Tết, với tổng số 3.200 chiếc bánh chưng tặng học sinh nghèo. ường về bản còn xa, các em vui hơn khi bên mình có cặp bánh chưng xanh mang hương vị ngày Tết về với gia đình.
BÀI VÀ ẢNH: THANH SƠN
Theo Nhân dân
Bữa cơm bán trú níu chân học sinh ở trường Pa Nang Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pa Nang trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em người Vân Kiều, bởi các em không chỉ được học chữ làm người Buổi sáng trên dãy Trường Sơn vốn trong lành tinh khiết, trời đất đang độ vào xuân, chỉ một vài ngày nữa thôi, các em học sinh ở...