Phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo “Thực trạng và các giải pháp cấp thiết để củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập”.
Hiện nay, tại Việt Nam có một hệ thống gồm 84 trường (60 trường đại học và 24 trường cao đẳng) ngoài công lập với hơn 13.000 giảng viên và hơn 330.000 sinh viên, chiếm 14% sinh viên của cả nước.
GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – cho rằng: Những chủ trương, chính sách xã hội hóa của Đảng và nhà nước đã mở lối cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập lần lượt ra đời.
Trong hơn 20 năm, hệ thống trường này không chỉ đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực bậc cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn tạo ra mô hình trường mới mẻ, hiện đại, quản trị năng động hiệu quả, có uy tín về chất lượng đào tạo.
Phát triển các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Tuy nhiên, cho tới nay hệ thống trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, vướng mắc, bởi hành lang pháp lý chưa đồng bộ, đã cản trở sự phát triển đi lên của nhiều trường ngoài công lập, dẫn đến nhiều điều bất cập trong quản lý, quy mô sinh viên giảm sút…
Tại hội thảo, các đại biểu là lãnh đạo các trường ngoài công lập đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân đích thực, nguyên nhân chủ quan và khách quan, cơ hội và thách thức từ thực tế hoạt động của nhà trường.
Từ đó, các trường cũng nêu ra một số giải pháp nhằm củng cố, duy trì và phát triển hệ thống này trong mối tương quan với hệ thống các trường đại học công lập, trong điều kiện trao quyền tự chủ đầy đủ cho tất cả các trường đại học, cao đẳng cùng cạnh tranh lành mạnh để phát triển.
Các đại biểu cho rằng: Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đại học ngoài công lập tiếp tục phát triển, huy động được tiềm năng to lớn của xã hội vào công tác giáo dục.
Việt Nam cũng cần tiếp tục ban hành, sửa đổi các văn bản nhằm cụ thể hoá chủ trương xã hội hoá giáo dục và chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước để khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phát triển.
Đại diện các trường cũng nêu ra một số hạn chế về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thủ tục mở mã ngành … để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện các trường ngoài công lập.
Video đang HOT
Theo giáo sư, tiến sĩ Khoa học Đặng Ứng Vận (Đại học Hoà Bình, Hà Nội), bên cạnh việc nhà nước ban hành các chế độ chính sách phù hợp, các trường cũng phải tự thay đổi, nâng tầm thương hiệu của mình trên cơ sở cuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ, tạo niềm tin cho phụ huynh, người học và xã hội.
Các trường cần thực hiện tốt và đầy đủ quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình để thể hiện sự trung thực, công khai, minh bạch; xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, có sự độc đáo về ngành tuyển để xây dựng thương hiệu và thu hút người học…
Theo Quý Trung / Tin tức
Bỏ điểm sàn, trường kém chất lượng sẽ tuyển sinh ồ ạt?
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, việc bỏ điểm sàn đại học có thể là cơ hội để một số trường tuyển sinh ồ ạt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo đại học.
Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy hệ đại học, cao đẳng nhóm ngành sư phạm năm 2017.
Theo đó, trong mùa tuyển sinh tới, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) sau 12 năm áp dụng. Thông tin này khiến nhiều người tranh luận về việc "thả cửa" ngưỡng đầu vào khiến các trường tốp dưới "vơ vét" thí sinh, ảnh hưởng chất lượng xét tuyển.
Bỏ điểm sàn có hợp lý?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc bỏ điểm sàn tại thời điểm hiện tại là không hợp lý.
Nhìn chung, quy định này sẽ không ảnh hưởng tới các trường tốp trên nhưng nó lại tạo cơ hội để các trường kém chất lượng hạ điểm chuẩn, tuyển sinh ồ ạt. Chất lượng đầu vào thấp dẫn tới chất lượng đầu ra kém, số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường tăng.
"Cân bằng chất lượng - số lượng vẫn là bài toán khó ở nước ta. Nhiều trường tuyển số lượng lớn dẫn tới chất lượng đào tạo thấp. Nếu không khống chế đầu vào, tình hình càng nghiêm trọng", ông Dũng nhận định.
Vì thế, theo ông Dũng, điểm sàn là cần thiết khi số trường đạt chuẩn ở nước ta chưa nhiều.
Có góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng quy định này không hẳn sẽ giảm chất lượng đào tạo đại học.
Thí sinh được lợi khi Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn? Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Việc bỏ điểm sàn không ảnh hưởng trường Bách khoa vì các năm trước, điểm trúng tuyển của trường luôn cao hơn điểm sàn. Bộ "mở đầu vào" sẽ tạo cơ hội cho một số trường hạ điểm chuẩn để thu hút thí sinh nhưng số này không nhiều.
"Đến lúc nào đó, tính cạnh tranh, tự đảm bảo chất lượng của ngành giáo dục phải hình thành, trở thành thuộc tính của từng trường. Các trường phải giữ uy tín, không thể tuyển sinh đầu vào quá thấp", ông Điền nêu quan điểm.
PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Thủy Lợi, cũng ủng hộ phương án bỏ điểm sàn. Ông giải thích "mở đầu vào, siết chặt đầu ra" đang là xu thế chung của thế giới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm trước, Bộ GD&ĐT quy định điểm sàn nhưng hàng loạt thí sinh trên ngưỡng này không đăng ký xét tuyển đại học. Điều này cho thấy thí sinh đã biết tự chọn đường đi cho bản thân, không cố gắng vào đại học bằng mọi cách.
Do đó, bộ quyết định bỏ điểm sàn, quy định điều kiện cần chung nhất là điểm tốt nghiệp THPT. Còn lại, các trường phải cân nhắc để đảm bảo chất lượng đào tạo, uy tín của trường.
Theo ông Tuấn Anh, chỉ cần Bộ GD&ĐT thực hiện việc kiểm soát chất lượng đầu ra chặt hơn với các trường, những em có điểm thi thấp quá sẽ chủ động không theo đại học.
Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn có thể coi như bước tiến trong quá trình thực hiện tự chủ đại học, không chỉ trao quyền cho các trường, mà đồng thời cho thí sinh quyền tự chọn.
PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận định dự thảo mới phù hợp xu thế chung và cơ chế thị trường. Ông giải thích khi không còn điểm sàn, nhiều trường có thể hạ điểm chuẩn. Tuy nhiên, học đại học hay không là quyền tự quyết của thí sinh.
Trên thực tế, trong kỳ thi THPT quốc gia năm ngoái, phần lớn thí sinh đạt điểm trên sàn nhưng số lượng đăng ký xét tuyển đại học không cao, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu dù hạ điểm chuẩn hay có thêm ưu đãi thu hút người học.
Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định bỏ điểm sàn không ảnh hưởng chất lượng đào tạo vì thí sinh sẽ không ứng tuyển vào những trường lấy điểm quá thấp.
Ông nói thêm quy định mới có thể mở ra giai đoạn cạnh tranh quyết liệt giữa các trường trong tuyển sinh, cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo.
Khó giải quyết tình trạng &'ảo'
Hồ sơ "ảo" luôn là vấn đề được quan tâm trong các mùa tuyển sinh. Theo dự thảo mới, thí sinh được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, vấn đề này được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Hải An.
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Như vậy, dù thí sinh đủ điểm vào nhiều ngành, trường, các em chỉ được thông báo trúng tuyển vào duy nhất một ngành.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng xây dựng cổng thông tin tuyển sinh để các trường lọc ra danh sách trúng tuyển chính thức, tránh tình trạng "ảo".
Dù vậy, nhiều trường vẫn phân vân về mức độ khả thi của các biện pháp lọc "ảo'. PGS.TS Lưu Văn An cho rằng dự thảo này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh nhưng các trường sẽ khó khăn, vất vả hơn trong quá trình tuyển sinh do tình trạng hồ sơ "ảo".
Ông Đỗ Văn Dũng cũng khẳng định đây là vấn đề chưa thể giải quyết được. Ông cho rằng nếu chạy tốt, phần mềm tuyển sinh của Bộ GD&ĐT sẽ hạn chế "ảo" nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn.
Ông Dũng cũng bày tỏ lo ngại hệ thống sẽ quá tải khi học sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, tạo thành cơ sở dữ liệu quá lớn.
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề xuất Bộ GD&ĐT hạn chế số lượng nguyện vọng, thí sinh chỉ được đăng ký hai trường, mỗi trường hai ngành như năm 2015. Ngoài ra, bộ nên để các trường tự xét tuyển rồi gửi thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn lên rồi chạy phần mềm tuyển sinh. Như vậy, hệ thống mới hoạt động hiệu quả.
Đại học Trung Quốc tuyển sinh theo kết quả xổ số Thay vì cạnh tranh điểm với thí sinh khác, những người ứng tuyển vào một đại học dành cho người già ở Trung Quốc chỉ cần chờ kết quả tuyển sinh từ hệ thống xổ số của trường. Theo Hebnews, Đại học dành cho người già Hà Bắc ở thành phố Thạch Gia Trang, Trung Quốc, bắt đầu tuyển sinh vào ngày 1/12....