Phạt một đứa trẻ bằng tình yêu thương

Theo dõi VGT trên

Hôm rồi, từ vụ nữ sinh An Giang, tôi đọc được nhiều bình luận của những người lớn đã từng bị bêu tên trước toàn trường.

Họ bảo: Thời của chúng tôi, bêu tên trước toàn trường đầy ra có đứa nào tự tử đâu? Tụi trẻ bây giờ cứ làm quá lên. Rồi còn có người nói: Yêu cho roi cho vọt là đúng. Không dạy dỗ từ bé thì lớn lên thành tướng cướp à? Hay: Bọn trẻ ngày nay được chiều quá sinh hư. Hơi tí là doạ tự tử. Báo chí thì lắm điều….

Thực ra, số người lớn thế này không phải là ít. Và một vài trong số đó cũng đang làm giáo viên. Nên chuyện bêu tên trước trường hay những hình phạt mang tính bạo lực, bạo hành lũ trẻ vẫn sẽ xảy ra. Đơn cử có thể thấy ngay chính giáo viên chủ nhiệm của lớp nữ sinh ở An Giang cũng đã lên mạng xã hội châm biếm sâu cay học trò của mình tự tử ở nơi dơ dáy đấy thôi. Thú thực, đọc những bình luận đó, tôi chỉ biết thở dài và thương cho lũ trẻ lỡ làm con cái hay học trò của những người lớn đó. Không thở dài sao được khi mà chính họ đã và đang nối dài những sai lầm thuở mông muội?

Phạt một đứa trẻ bằng tình yêu thương - Hình 1

Ảnh minh họa.

Thời của chúng ta, 10- 20- 30 thậm chí 40 năm về trước, là cái thời mà chúng ta chưa từng hiểu gì về tâm lý học đường. Thứ chúng ta hành xử đều xây dựng từ kinh nghiệm người đi trước truyền lại. Những nghiên cứu hành vi hay hậu quả tâm thần của trẻ chưa được thực sự chú trọng. Chính nhiều thầy cô cũ của tôi giờ gặp lại vẫn luôn áy náy vì ngày xưa họ đã có những hành xử cảm tính làm hỏng đi nhiều học trò.

Hay kể cả bố mẹ của chúng ta, hẳn nhiều người cũng đã đúc rút ra thêm nhiều kinh nghiệm xương máu trong việc giáo dục con cái mình. Trong các bữa cơm gia đình, mẹ vợ tôi vẫn thở dài tự trách: Giá mẹ ngày xưa đọc nhiều, hiểu sâu thì mẹ đã không đối xử với cái Trang như vậy. Dù vợ tôi chưa bao giờ oán trách mẹ nhưng nàng đã rút được vô cùng nhiều kinh nghiệm đau thương từ chính bản thân mình để áp dụng cho lũ trẻ nhà tôi.

Phạt lũ trẻ thế nào luôn là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu như ngày xưa, phạt lũ trẻ chỉ đơn giản là thấy sai là phạt hay cãi lại là phạt. Thì ngày nay, phạt lũ trẻ còn phải đòi hỏi vô vàn câu hỏi mà cha mẹ, thầy cô phải trả lời được. Như:

- Lỗi sai đó có đáng bị phạt không?

- Lỗi sai đó con đã biết mình sai chưa?

Video đang HOT

- Lỗi sai đó là con cố tình hay vô ý?

- Lỗi sai đó có thể dẫn tới những hậu quả gì? Có nghiêm trọng lắm không?

Rồi khi trẻ đã hiểu lỗi sai rồi, hiểu rằng mình phải chịu phạt rồi thì chính các cha mẹ, thầy cô cũng sẽ phải hỏi bản thân mình tiếp:

- Hình phạt cho con sẽ là gì?

– Hình phạt đó có giúp con không tái phạm lần sau không?

– Hình phạt đó có cần thiết không?

- Hình phạt đó vì mình giận hay vì con đáng phải chịu phạt?

Là những câu hỏi tôi “tuỳ tiện” đặt ra thôi. Mỗi phụ huynh, thầy cô có thể có những bảng câu hỏi cho riêng bản thân mình. Là bởi phạt con không phải và không thể là vì bản thân đang vô cùng bực mình, không phải và không thể là vì mình có quyền nên mình được làm thế, không phải và không thể là sự trừng phạt cho nó biết tay mình.

Chúng ta phạt con, xin hãy bắt đầu bằng nền tảng của yêu thương. Là cha mẹ và thầy cô phải nhớ rằng đó là đứa trẻ mà chúng ta yêu thương chứ không phải kẻ gây rối, không phải là kẻ phạm tội. Bằng yêu thương nên không thể yêu cho roi cho vọt. Mà bằng yêu thương tức là mong muốn con mình sẽ tốt hơn, hoàn thiện bản thân hơn và không tái phạm lại lỗi đó. Bằng yêu thương nên hình phạt nào cũng là để xây dựng kỷ luật chứ không phải thể hiện quyền lực.

Trong câu chuyện của nữ sinh ở An Giang hay trong những tranh luận của những người quan tâm đến giáo dục trẻ, tôi hằng mong người lớn chúng ta đừng cho phép bản thân sử dụng quyền lực trong việc giáo dục trẻ. Bất kể một kỷ luật tích cực nào đi chăng nữa mà vẫn sử dụng quyền làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm cô mà thực thi kỷ luật thì cũng sai hết.

Bởi khi chúng ta sử dụng quyền lực đó là chúng ta đã bỏ qua quyền được đưa ra ý kiến của mỗi đứa trẻ. Quyền này nằm trong quyền trẻ em mà chúng ta đều đã từng đọc qua. Hãy để lũ trẻ được nói ra ý kiến của chúng. Và hãy lắng nghe ý kiến của chúng. Ý kiến đó dẫu sai thì trẻ vẫn được quyền nói ra và việc của người lớn là giải thích cho trẻ hiểu. Nếu chúng ta không giải thích thuyết phục được trẻ thì hình phạt của chúng ta chẳng tạo ra một giá trị thay đổi nào sất.

Cuối cùng, để không phải sử dụng hình phạt với trẻ, hãy bắt đầu từ ngay khi bạn gặp đứa trẻ đó. Như một ví von mà tôi vô cùng thích: Lũ trẻ không phải là một sản phẩm của giáo dục. Chúng ta không thể đóng gói lũ trẻ trong những luật lệ, công thức có sẵn. Lũ trẻ là những cái cây. Lũ trẻ phải được chăm sóc, vun trồng, uốn cành, tỉa lá, bắt sâu, tưới nước…

Mỗi nhà giáo, mỗi bậc cha mẹ, xin hãy là người làm vườn thay vì là một công nhân thao tác rập khuôn theo bảng hướng dẫn nào đó. Dạy trẻ bằng trái tim sẽ giúp trẻ rung động. Bởi ngay trong chính cách chúng ta giáo dục trẻ cũng là cách khiến đứa trẻ học hiểu về trái tim người cha, người mẹ, người thầy, người cô của chúng. Xin đừng khiến cho lũ trẻ khi nhắc đến bạn lại thở dài mai này…

Nữ sinh bị bêu tên dưới cờ: Dùng quyền uy để dạy học là mông muội, phi giáo dục

Theo các chuyên gia, việc giáo viên dùng quyền uy để ép buộc học sinh phải nghe lời, đó là hành động của sự mông muội, phi giáo dục, cần xử lý thật nghiêm.

Dư luận những ngày qua rất bất bình trước sự việc nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10, trường THPT Vĩnh Xương, An Giang) bị ngất, có biểu hiện uống thuốc tự tử ngay tại trường. Nguyên nhân được cho là trường thực hiện kỷ luật bằng hình thức bêu tên trước cờ, làm nữ sinh này uất ức.

Đòn tâm lý nặng hơn đòn roi

TS Lê Thị Thanh Nga, chuyên gia tâm lý giáo dục ở Hà Nội cho rằng, đó là sự việc đáng báo động trong tâm lý học đường hiện nay. Nhà trường không những làm sai nguyên tắc, sai quy định về dạy và học thêm mà còn dọa nạt, chế giễu, "bêu tên" học sinh trước cờ, khiến em ấy cảm thấy bị xúc phạm, dẫn đến hành vi cực đoan.

Trong môi trường giáo dục, thầy cô không phải ban ơn cho học sinh mà là dùng tình cảm, dùng kiến thức để cảm hoá, giúp học sinh nhận thức đúng, sai. Thầy cô muốn dạy học sinh tốt thì phải biết lắng nghe các em chia sẻ tâm tư, nguyện vọng. Giáo viên đừng bao giờ dùng quyền uy của mình để ép buộc người khác thực hiện, đó là hành động của sự mông muội, phi giáo dục.

Theo TS Nga, hành động tự tử của nữ sinh này được xem là sự phản kháng mạnh mẽ trước cách xử lý của thầy cô. Theo suy nghĩ của nữ sinh, thầy cô đang dùng quyền lực ép buộc, và vì không ép buộc được nên thầy cô tìm cách "trả thù".

"Sự thiếu chuyên nghiệp của thầy cô khiến sự việc đáng tiếc xảy ra. Cần xử lý thật nghiêm, không cả nể, không nhân nhượng với những giáo viên như vậy", nữ chuyên gia nói.

Theo TS Nga, việc quan trọng lúc này là phải ổn định tâm lý, tinh thần cho nữ sinh. Nhà trường, thầy cô và cả gia đình, xã hội cần động viên, chia sẻ với nữ sinh để giảm được tối đa tổn thương tâm lý cho học trò. Đồng thời, trường cần thẳng thắn nhìn nhận lỗi sai và công khai xin lỗi học trò. Bởi muốn lấy lại niềm tin cho học sinh thì trước hết trường phải công bằng, chuẩn chỉ thay vì trốn tránh và đổ lỗi lẫn nhau.

Nữ sinh bị bêu tên dưới cờ: Dùng quyền uy để dạy học là mông muội, phi giáo dục - Hình 1

Nữ sinh ở An Giang định tử tự sau khi bị giáo viên doạ bêu tên trước toàn trường.

Bức xúc trước cách hành xử của giáo viên ở An Giang, cô Nguyễn Thị Trà, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, trong điều lệ trường THCS và THPT có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 quy định: "Giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường và trong cuộc họp phụ huynh. Giáo viên sẽ đánh giá và tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm".

Thông tư vừa có hiệu lực nhưng giáo viên vẫn vi phạm. Điều đó cho thấy phần nào việc một số thầy cô phê bình học sinh bằng những lời lẽ trách mắng trở thành căn bệnh rất khó bỏ. "Tôi đề nghị kỷ luật giáo viên ở An Giang thật nghiêm khắc để lấy lại niềm tin với học trò" , cô Trà thẳng thắn nói.

Cô cho rằng, tâm lý học sinh tuổi đang dậy thì rất dễ tổn thương, các em coi lòng tự trọng và hình ảnh cá nhân là trên hết. Do đó, khi bị cô giáo doạ nêu tên trước toàn trường, giống như đòn tâm lý đánh vào học sinh. Đòn này nặng gấp 10 lần đòn roi thông thường, khiến các em trốn tránh và tìm cách phản kháng là điều dễ hiểu.

Mong thầy cô lắng nghe nhiều hơn

Em Nguyễn Hồng Đăng, trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) bày tỏ, điều đó không hiếm gặp trong các trường phổ thông. Có đôi lúc chúng em nghịch ngợm ở trường nhưng mong thầy cô sẽ lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn thay vì trách mắng, yêu cầu gọi phụ huynh hoặc bêu tên trước lớp mỗi lần vi phạm kỷ luật.

Theo Nguyễn Thu Trang, trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho rằng, học sinh có tâm lý là càng bị quát mắng thì càng chống đối; ngược lại thầy cô nhẹ nhàng chỉ bảo thì học sinh sẽ nghe lời và sửa đổi dần. Trang hy vọng thầy cô sẽ lắng nghe và làm những người bạn đồng hành, chia sẻ cùng chúng em trong chặng đường phổ thông.

Chị Trần Thị Quỳnh (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, bên cạnh sự giáo dục từ gia đình, thì thầy cô là những người quan trọng giúp định hướng và hình thành nhân cách đạo đức cho học sinh. Các em sẽ nhìn vào hành động của thầy cô để sao chép lại.

Cho rằng học sinh có lỗi đương nhiên phải xử phạt để tiến bộ, nhưng chị Quỳnh cho rằng, giáo viên định xử phạt ở mức độ nào thì cần phải cân nhắc thật kỹ, dùng nghiệp vụ sư phạm để làm, không phải dùng "đòn roi". Nếu gặp khó trong việc kỷ luật thì giáo viên và gia đình có thể phối hợp để khuyên bảo nhẹ nhàng thay vì ép buộc học sinh, bêu tên trước toàn trường khiến chúng cảm thấy không phục, uất ức dẫn đến hành động tiêu cực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội
16:48:51 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024
Nghi vấn chồng sát hại vợ rồi tự sát
18:54:26 19/11/2024
"Nối gót" Thanh Bạch, "thợ hát" Duy Mạnh cũng tân trang nhan sắc
19:55:10 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ

Sao việt

22:38:07 19/11/2024
Theo đó, tờ giấy đăng ký kết hôn này đã được fan mang đến sân bay cho Thanh Thuỷ ký trong ngày tiễn cô lên đường chinh chiến.

Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

Phim việt

22:32:14 19/11/2024
19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

22:17:19 19/11/2024
Tối nay ngày 19/11, buổi công chiếu Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đã chính thức diễn ra, chứng kiến màn đổ bộ của hàng loạt gương mặt hot nhất làng giải trí Việt

Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines

Thế giới

22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón

Tin nổi bật

22:03:17 19/11/2024
Tài xế xe đưa đón cho biết, bà nội đã đón bé gái 5 tuổi nhưng thả xuống đường, sau đó cháu bé chạy băng qua đường để về nhà thì bị ô tô tải tông tử vong.

Công Phượng khoe kỹ năng bổ dừa thành thạo, bình thản giữa ồn ào không được dự AFF Cup

Sao thể thao

21:51:30 19/11/2024
Hình ảnh bổ dừa cực khéo của Công Phượng trước khi CLB Bình Phước thi đấu tại vòng 5 giải hạng Nhất 2024/25 nhanh chóng gây thu hút trên mạng xã hội.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.