Phát huy “kho báu” Vườn Quốc gia Phước Bình gắn với phát triển du lịch sinh thái
Vườn Quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) có tổng diện tích khoảng 25.000 ha, là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Song song với nhiệm vụ bảo tồn, nghiên cứu đa dạng sinh học, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại Vườn để thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Vẻ đẹp của Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) trong sương sớm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Tài nguyên đa dạng, phong phú
Vườn Quốc gia Phước Bình nằm ở sườn Đông của cao nguyên Đà Lạt, trải dài từ độ cao 300m đến 2.000m so với mặt nước biển nên có khí hậu mát mẻ quanh năm, được mệnh danh là “Đà Lạt 2″. Nơi đây có các giá trị đa dạng sinh học cao về cảnh quan thiên nhiên với 6 kiểu thảm thực vật chính và 8 kiểu phụ. Theo đánh giá của các nhà khoa học, số lượng kiểu thảm thực vật của Vườn Quốc gia Phước Bình đa dạng vào bậc nhất so với các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Vườn Quốc gia Phước Bình cho biết, khảo sát mới nhất cho thấy, Vườn hiện có 1.338 loài thực vật; trong đó có 172 loài quý hiếm, 60 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 58 loài được ghi trong Danh lục đỏ IUCN. Hệ động vật của Vườn đa dạng với 347 loài; trong đó có 110 loài quý hiếm, 64 loài được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam, 50 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN.
Đặc biệt, nơi đây có 4 loài thú đặc hữu Đông Dương đang được thế giới quan tâm gồm: Vượn má hung, Chà vá chân đen, Cầy vằn bắc và Mang lớn. Vườn Quốc gia Phước Bình còn được công nhận là một trong 63 vùng chim, nơi có số lượng Bò tót và Nai nhiều nhất so với các vườn quốc gia, các khu bảo tồn trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam hiện nay.
Mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen Nấm quế Linh chi tại Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: TTXVN
Theo đại diện Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng – Vườn Quốc gia Phước Bình, với tài nguyên, cảnh quan đa dạng, độc đáo, Ban Quản lý Vườn đã và đang đưa vào khai thác nhiều loại hình du lịch, tour, tuyến hấp dẫn như: Tham quan, khám phá vườn thực vật, đập Gia Nhông, thác Đuôi Rồng, thác Đá Bàn, thác Ba Tầng; tham quan rừng nguyên sinh, chèo thuyền trên suối ngắm cảnh; đi bộ trong rừng quan sát một số loài linh trưởng, bướm và tìm hiểu nhiều cây thuốc, lan rừng quý hiếm; tham quan trang trại bò tót lai lớn nhất Việt Nam; tham gia tour “săn mây” chụp ảnh từ sáng sớm ở Phước Bình chìm trong màn sương huyền ảo.
Video đang HOT
Khu vực trang trại bán hoang dã nuôi đàn bò tót lai lớn nhất Việt Nam ở Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Trên hành trình khám phá Phước Bình, du khách không bỏ lỡ cơ hội tham quan trận địa “bẫy đá Pi năng Tắc” đã đi vào lịch sử; tham quan làng văn hóa Raglai tìm hiểu văn hóa cồng chiêng, đàn Chapi, nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo của đồng bào Raglai, Churu; thưởng thức ẩm thực bản địa với cơm lam, lợn đen nướng ống tre, mướp đắng rừng, măng rừng, gà nướng, rượu chuối hột “Chivas Phước Bình” nổi tiếng. Sau khi tham quan, du khách có thể nghỉ dưỡng ngay tại cơ sở lưu trú của Vườn Quốc gia hoặc có thể qua đêm tại nhà sàn của đồng bào, tìm hiểu các hoạt động sản xuất, đời sống của người dân.
Gắn bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái
Theo ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cùng với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học, tỉnh đang tập trung huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương đầu tư nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa và Vườn Quốc gia Phước Bình theo hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn để góp phần vào bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên, văn hóa của địa phương.
Đàn Bò tót lai ở Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Vườn Quốc gia Phước Bình được đánh giá là một trong những điểm có nhiều tiềm năng về cảnh quan, môi trường để khai thác, phát triển du lịch sinh thái. Để đưa nơi đây thành điểm đến hấp dẫn, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định 460/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn Quốc gia Phước Bình giai đoạn 2020 – 2030. Đề án tập trung huy động các nguồn lực phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm, văn hóa bản địa với tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 998 tỷ đồng.
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình đã và đang phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, tập đoàn, công ty du lịch tổ chức các đợt khảo sát các khu vực cho thuê môi trường rừng, các tuyến, điểm du lịch sinh thái để lập dự án kêu gọi đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhằm thực hiện đạt các mục tiêu đề ra của Đề án và phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Phước Bình đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình cho biết, đơn vị đang tập trung triển khai Đề án Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, các loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm. Cùng với đó, Ban Quản lý Vườn phối hợp với địa phương xây dựng các chương trình hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, không ngừng cải thiện đời sống cho người dân vùng đệm để giảm áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên.
Theo định hướng phát triển, Vườn Quốc gia Phước Bình tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên; trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, tập quán canh tác nông nghiệp của đồng bào Raglai; du lịch về nguồn, tham quan di tích lịch sử trận địa bẫy đá Pi năng Tắc; du lịch trải nghiệm tham quan trang trại bò tót lai; du lịch giải trí thể thao; du lịch lưu trú, nghỉ dưỡng với hệ thống phòng nghỉ liên kết và biệt lập mang kiến trúc truyền thống địa phương kết hợp với hiện đại.
Bên cạnh đó, Vườn phát triển các sản phẩm du lịch tĩnh dưỡng, chữa bệnh bằng các loài thảo dược tự nhiên, thiền, yoga; du lịch thực nghiệm hiện trường, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo. Ban Quản lý Vườn còn phát triển các tuyến, điểm du lịch sinh thái và các điểm cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc phát triển tuân theo nguyên tắc không làm thay đổi cảnh quan, không gây tác động xấu đến tài nguyên động, thực vật hoặc làm giảm tính đa dạng sinh học để đảm bảo phát triển bền vững.
Theo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình, trong thời gian tới, Vườn tăng cường quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch của đơn vị, cộng đồng dân cư trong lâm phần; đẩy mạnh liên kết với trung tâm xúc tiến du lịch, đoàn lữ hành, công ty du lịch, các đơn vị có loại hình dịch vụ lịch để kết nối hình thành các tour du lịch đến Vườn để khai thác các tiềm năng của các đơn vị, địa phương.
Với tiềm năng, lợi thế cùng các chủ trương, chính sách hợp lý, Vườn Quốc gia Phước Bình sẽ là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn của du khách, Qua đó, tạo sinh kế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần đưa du lịch Ninh Thuận sớm thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bảo vệ 'hòn ngọc xanh' của vùng Đông Nam bộ
Vùng Đông Nam bộ có 10 vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn. Đây được xem là những 'hòn ngọc xanh' giúp giữ gìn, bảo tồn và phát triển thiên nhiên, đa dạng sinh học; cân bằng môi trường sinh thái và thúc đẩy phát triển du lịch.
Khách du lịch tham quan, chụp hình tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, một trong 10 khu có giá trị thiên nhiên, đa dạng sinh học cao của vùng Đông Nam bộ. Ảnh: H.LỘC
Chính vì điều này, các địa phương trong vùng ngày càng coi trọng sự hợp tác, liên kết nhằm quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
* Vùng có ít VQG, khu bảo tồn
Hiện cả nước có 178 khu vực được công nhận là khu bảo tồn, VQG. Trong đó, vùng Đông Nam bộ có 10 khu, ít nhất trong các vùng. Trong số này có 4 VQG: Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát, Bù Gia Mập, Côn Đảo; có 2 khu dự trữ thiên nhiên: Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; có 4 khu bảo vệ cảnh quan: Căn cứ Châu Thành, Căn cứ Đồng Rùm, núi Bà Đen, núi Bà Rá.
Ngoài ra, trong vùng còn có 2 khu dự trữ sinh quyển cấp quốc tế: Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
Mặc dù số lượng không nhiều nhưng các khu bảo tồn, VQG vùng Đông Nam bộ lại đa dạng về tính chất: đất liền, núi, biển, vùng ngập mặn; có giá trị cao về thiên nhiên, đa dạng sinh học, thích hợp cho các mục đích nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tính đến năm 2022, vùng Đông Nam bộ có 10 khu bảo tồn, VQG với diện tích 260 ngàn ha. Trong đó, Đồng Nai có 2, gồm: VQG Cát Tiên quy mô hơn 71 ngàn ha và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai hơn 100 ngàn ha.
Nổi bật nhất trong đó là VQG Cát Tiên trên địa phận 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nơi đây đang giữ nhiều danh hiệu quốc tế và trong nước như: khu dự trữ sinh quyển, khu đất ngập nước Ramsar, khu di tích quốc gia đặc biệt. Đây cũng là khu vực có đa dạng sinh học vào bậc nhất khu vực với hơn 1,5 ngàn loài động vật và hơn 1,6 ngàn loài thực vật, trong đó nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Cùng với Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, VQG Cát Tiên hiện nằm trong vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyền Đồng Nai.
Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Phó trưởng Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai Nguyễn Hoàng Hảo cho biết, nhiều năm nay, VQG Cát Tiên và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai thực hiện tốt các nhiệm vụ: bảo tồn đa dạng sinh học đi đôi với phát triển bền vững, gìn giữ các giá trị văn hóa - lịch sử, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Khu vực hiện có các yếu tố đặc trưng mà nhiều nơi khác không có, đó là hệ thống rừng - hồ - bàu xen kẽ tạo nên cảnh quan đẹp, có các khu di tích cấp quốc gia có giá trị lớn về lịch sử và văn hóa, có rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam Việt Nam.
Khu vực có tính đặc hữu khác là VQG Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là VQG nằm trong khu vực bảo vệ vùng biển Đông Nam bộ. Nét nổi bật ở VQG Côn Đảo là gồm nhiều đảo lớn, đảo nhỏ hợp thành. Ngoài cảnh quan thiên nhiên đẹp, VQG còn là mảnh đất chứng kiến và lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của đất nước như: Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa trang Hàng Dương...
Những năm qua, Ban Quản lý VQG Côn Đảo đã nỗ lực giữ gìn, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học rừng, biển, đất ngập nước. Chính vì vậy, Côn Đảo được tổ chức uy tín trong nước và quốc tế công nhận các danh hiệu: VQG, khu đất ngập nước quan trọng quốc tế, vườn di sản ASEAN.
* Liên kết bảo tồn và khai thác bền vững các giá trị
Trong Quy hoạch vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030 vùng sẽ duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt 10 khu bảo tồn, VQG nói trên. Đồng thời, thành lập mới Khu Bảo tồn biển Cần Giờ với mục đích bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, cửa sông, bãi triều ven biển và nguồn lợi thủy sản sống kèm, chim nước. Xem xét tiềm năng thành lập mới 3 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia gồm: Bắc Đồng Nai, hồ Dầu Tiếng, hồ Thác Mơ.
Một số giải pháp trọng tâm để gìn giữ và phát triển thiên nhiên, đa dạng sinh học của vùng là phân chia các khu vực theo tính chất nơi có đa dạng cao, vừa và thấp; phân loại khu vực có cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng để có các phương án bảo vệ nguồn gen quý, giống loài; xây dựng phương án khai thác các tiềm năng du lịch, giáo dục, nghiên cứu khoa học.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố đã chọn và cam kết phát triển H.Cần Giờ thành đô thị sinh thái ven biển. Nhiệm vụ bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa đặc trưng rừng ngập mặn và phát triển đô thị để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được thực hiện song song, hài hòa. TP.HCM sẽ áp dụng cơ chế thí điểm để xây dựng nơi đây thành khu bảo tồn mới, đô thị xanh của TP.HCM và vùng Đông Nam bộ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho rằng, nhiệm vụ bảo vệ rừng, đa dạng sinh học đã được tỉnh Đồng Nai thực hiện từ nhiều năm trước. Chính vì vậy, tỉnh giữ được diện tích rừng lớn, là một trong những địa phương có trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất vùng Đông Nam bộ. Ngoài 2 khu vực điển hình là VQG Cát Tiên và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh còn nhiều khu vực có đa dạng sinh học cao.
Hiện Đồng Nai đã xác định được 9 khu vực có đa dạng sinh học cao để triển khai các dự án bảo tồn, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại và có tác động tiêu cực cho sự phát triển của vùng. Bên cạnh đó, tỉnh chủ trương khai thác bền vững các giá trị thiên nhiên và đa dạng sinh học thông qua: hợp tác giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học; phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng; điều tra, tính toán trữ lượng carbon để tham gia thị trường mua bán tín chỉ này.
Vùng Đông Nam bộ đã và đang chịu nhiều áp lực tử công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả vùng. Thực tế này đòi hỏi mỗi địa phương trong vùng phải chủ động, đồng thời hợp tác, liên kết với các địa phương khác để bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng, "làm giàu" đa dạng sinh học cho các khu bảo tồn, VQG. Thực hiện hiệu quả giải pháp này không chỉ giúp vùng giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng ở hiện tại là triều cường, ô nhiễm môi trường, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Góp phần vào sự phát triển bền vững của vùng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Việt Nam đưa vườn Quốc Gia Ba Bể vào điểm du lịch sinh thái hàng đầu Việt Nam Đưa Vườn Quốc Gia Ba Bể Vào Điểm Du Lịch Sinh Thái Hàng Đầu Vườn Quốc Gia Ba Bể nằm ở phía Bắc Việt Nam, tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết nó sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái hàng đầu cả nước. Vườn Quốc Gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) được kỳ vọng sẽ trở thành một...