Phạt học sinh vi phạm kỷ luật: Cách nào để giảm?
Những ngày vừa qua, sự việc một cô giáo tại Hà Nội bắt học sinh quỳ đã làm dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều về các hình thức phạt đối với những học sinh vi phạm kỷ luật. Để rộng đường dư luận, Báo Tin tức giới thiệu một số ý kiến của các chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
PGS TS Đỗ Ngọc Thống. Ảnh: NVCC
PGS TS Đỗ Ngọc Thống: Giáo viên có quyền trách phạt học sinh nhưng không quá giới hạn
Những ngày qua báo chí và mạng xã hội trao đổi rất sôi nổi về vụ việc cô giáo bắt học sinh quỳ. Hiện vẫn có hai luồng ý kiến gần như đối lập nhau: Một bên cho rằng giáo viên cần có quyền và được phép sử dụng các hình phạt, kể cả roi vọt, để học sinh nên người; Một bên phản đối việc giáo viên trách phạt, nhất là xúc phạm danh dự, sử dụng vũ lực làm tổn hại đến thân thể học sinh. Tôi nghĩ cả 2 luồng ý kiến đều có phần cực đoan.
Tôi cho rằng đã là giáo viên phải có quyền trách phạt học sinh. Vấn đề là trách phạt thế nào? Quyền ấy đến đâu? Trách phạt mà làm nhục học sinh trước nhiều người như bắt quỳ, chửi mắng theo lối hạ nhục… là rất không nên. Trách phạt bằng roi vọt, thước kẻ, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, bằng bạo lực gây thương tổn cơ thể học sinh lại càng không nên… Tóm lại, trách phạt mà làm cho học sinh nhục nhã, bị chấn thương cả cơ thể và tinh thần, tôi thấy cần ngăn chặn, phê phán.
Giáo viên được quyền phê phán những biểu hiện sai trái của học sinh bằng lời lẽ nhắc nhở. Cao hơn, giáo viên có quyền buộc học sinh không được học giờ học mà giáo viên đang dạy. Không thể ưu ái và tôn trọng mãi những học sinh cố tình quậy phá, không chịu học, thậm chí xúc phạm thầy cô. Càng không thể lùi bước trước những học sinh ỷ lại bố mẹ nhiều tiền, có quyền cao chức trọng mà coi thường tất cả.
Giáo viên cần có quyền yêu cầu phụ huynh đến gặp, trao đổi về những vi phạm của học sinh và nếu lặp lại nhiều lần thì giáo viên có quyền đề nghị nhà trường thi hành kỉ luật học sinh đó. Lãnh đạo nhà trường cần kiên quyết, công bằng cho cả giáo viên và học sinh; tránh trường hợp vị nể, sợ sệt. Không ít trường hợp, chỉ một cú điện thoại, một tin nhắn của cấp trên, hiệu trưởng nhà trường đã sợ hãi, rồi “đánh bùn sang ao”, hòa cả làng, thậm chí quay lại, phê phán, kết tội giáo viên.
Người thầy và cách giáo dục học sinh, xưa và nay đều có những điều hay cần học hỏi, có những cái phải đổi thay, có những điều vẫn cần gìn giữ. Nếu người thầy có chuyên môn giỏi, có tấm lòng nhân hậu, tôi nghĩ gặp học trò như thế nào cũng sẽ có cách giáo dục phù hợp. Tiếc là do nhiều nguyên nhân, các thế hệ giáo viên ngày càng ít đi những ông thầy giỏi như thế.
PGS TS Nguyễn Hữu Hợp trong một giờ tương tác cùng học sinh tiểu học. Ảnh: Facebook nhân vật.
Video đang HOT
PGS Nguyễn Hữu Hợp, Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội: Đừng chỉ “xử” giáo viên
Mỗi học sinh là một sản phẩm của giáo dục nhà trường, gia đình và cả xã hội. Mỗi học sinh học giỏi hay kém đều do giáo dục mà ra. Theo thuyết đa trí tuệ, mọi học sinh đều thông minh, do đó, các em đều có tiềm năng trở thành học sinh ngoan, học giỏi. Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn những em “hư”, phá phách, quấy rối trong lớp học, không chịu học – cũng là sản phẩm của giáo dục, do giáo dục.
Thực trạng giáo dục hiện nay báo hiệu rằng sẽ còn nhiều học sinh đã đang như vậy. Đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau: sĩ số lớp học quá đông, giáo viên không thể “ba đầu sáu tay” để kèm cặp, giúp đỡ từng em tiến bộ. Năng lực sư phạm của một bộ phận không nhỏ giáo viên hiện nay còn thấp, chưa biết tổ chức hoạt động học tập phù hợp, chưa có kỹ năng quản lý lớp học, chưa biết vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực… Trong khi đó, quản lý giáo dục chỉ chăm chắm lo thành tích ảo, đổ cả “trăm dâu” lên đầu giáo viên. Nhiều phụ huynh tưởng con mình là viên ngọc không tì vết, nếu “viên ngọc” ấy bị xước là do giáo viên… Chưa kể, xã hội đầy rẫy hiện tượng tiêu cực cả trong ti-vi, mạng internet lẫn ngoài đời. Phàm cái gì xấu thì dễ học, cái tốt học khó hơn và phải học cả đời.
Lên án, kỷ luật giáo viên đã bắt học sinh quỳ không khó. Điều khó hơn cả là làm thế nào để giảm đến tối thiểu những học sinh vi phạm kỷ luật. Trách nhiệm này không của riêng ai nhưng trước hết là của những người liên quan trong ngành giáo dục. Liệu ai sẽ chịu trách nhiệm nếu để sĩ số học sinh vượt quá quy định? Giáo viên là người lao động làm ra sản phẩm là học sinh. Giáo dục tiểu học chẳng hạn, theo quy định, tối đa mỗi lớp không quá 35 em. Vậy mà rất nhiều lớp ở Hà Nội đến 60 em và hơn, nhưng giáo viên không hề được tính công cho những em “dư thừa” đó – thật bất công. Vấn đề quan trọng là, nếu sĩ số quá đông thì không thể bảo đảm được chất lượng giáo dục, tất yếu sẽ có “phế phẩm” học sinh hư, học kém. Do đó, bảo đảm sĩ số học sinh không vượt quá số tối đa trong một lớp theo quy định (đã là quá đông so với các nước tiên tiến) là yêu cầu đầu tiên.
Giáo dục của chúng ta đang rất lạc hậu, nhất là phương pháp và đánh giá. Chừng nào giáo viên còn giảng, đọc chép, đưa ra các dạng bài mẫu cho học sinh làm theo thì còn học sinh vô kỷ luật! Dù thầy cô giảng có hay đến mấy thì nghe mãi cũng chán, nhớ trong một thời gian ngắn rồi quên mau vì tư duy, trí thông minh không được kích hoạt. Dần dần, lỗ hổng kiến thức và kỹ năng to dần đến mức không thể cứu vãn. Khi đó, học sinh ngồi trong lớp nghe giảng chẳng khác gì con vịt ngẩng đầu lên bầu trời nghe sấm. Rồi tất yếu làm việc riêng, nói chuyện riêng, huých nhau…
Do đó, nhất thiết giáo viên phải vận dụng phương pháp dạy học tích cực: Tổ chức hoạt động cho học sinh để các em không còn “nhàn cư”, tức là khi có việc để làm thì không “bất thiện” nữa. Các em phải tự phát hiện ra kiến thức mới, tự hình thành kỹ năng, tự phát triển năng lực cho mình.
Trong giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc tổ chức lớp học như là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, tổ chức lớp học là một nghệ thuật, bắt đầu từ buổi đầu tiên giáo viên nhận lớp, tiếp xúc với các em và được duy trì qua từng giờ phút dạy học. Trong quá trình đó, khi xảy ra những hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật, giáo viên nhất thiết phải vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực theo quy tắc hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.
Giáo viên cần nhớ rằng, trừng phạt bằng đòn roi, hạ nhục học sinh không có hiệu quả thực sự và bền vững. Và những nhà quản lý giáo dục, nếu chỉ đơn thuần “xử” giáo viên mà không chịu lắng nghe, phủi trách nhiệm là vô tâm, vô cảm.
Theo Báo Tin Tức
Giáo viên được phạt học sinh trong những trường hợp nào?
Trong giờ lên lớp, giáo viên có thể tạm thời đình chỉ việc học tập những học sinh mắc sai phạm như: nói năng hoặc thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo, gây mất trật tự...
Thời gian qua đã có nhiều vụ giáo viên kỷ luật học sinh như phạt quỳ, dùng thước đánh học sinh trên lớp học gây nhiều tranh cãi về việc giáo viên có được kỷ luật học sinh bằng các hình thức "rắn" như quỳ gối, úp mặt vào tường, thậm chí dùng thước đánh học sinh để học sinh trật tự, chú ý hơn vào bài giảng. Vấn đề về quyền kỷ luật của giáo viên được đề cập, tạo tranh luận trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, chiếu theo các quy định Điều lệ trường học, Thông tư 08/TT của Bộ GD&ĐT... đều cho thấy không có quy định nào cho phép giáo viên được kỷ luật với các hình thức nêu trên. Cụ thể, theo Thông tư 08/TT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông, việc thi hành kỉ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, bao gồm:
1. Khiển trách trước lớp:
Học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau: Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong 1 tháng; Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng; Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá...;
Quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh; Gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn.
Quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết và theo dõi.
Những hình phạt của giáo viên dành cho học sinh trong thời gan gần đây gây nhiều tranh cãi.
2. Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường:
Học sinh mắc các lỗi sau: Tái phạm nhiều lần khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp; ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang,... của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở; Gây gổ, đánh nhau với bạn bè và người ngoài nhà trường; Tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm...
Giáo viên chủ nhiệm lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định cho khiển trách trước lớp, công bố kịp thời kỉ luật đọc trước lớp và thông báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giáo dục. Việc khiển trách sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện.
3. Cảnh cáo trước toàn trường:
Trường hợp cảnh cáo trước toàn trường bao gồm: Những học sinh mắc khuyết điểm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm. Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra; ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo;
Trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức...
Hình thức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết.
4. Đuổi học một tuần lễ:
Những học sinh đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng như: trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác,...
Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục. Nếu học sinh có quyết tâm sửa chữa để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học, Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Nếu không hối lỗi, hoặc phạm thêm khuyết điểm khác thì sẽ bị đề nghị đuổi học 1 năm.
5. Đuổi học 1 năm:
Các trường hợp bị đuổi học 1 năm bao gồm: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,... dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn,...), đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc sai phạm có tính chất và mức độ tác hại tương đương.
Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng GD&ĐT (đối với học sinh cấp 2) và Sở GD&ĐT (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi.
Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự lớp, mặc dù được nhắc nhở,... Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau.
Theo giadinh.net
Chọn hình phạt mang tính răn đe và có ý nghĩa giáo dục... Tuần qua, câu chuyện khiến nhiều người chú ý là việc một cô giáo phạt quỳ. Nhưng cậu học sinh không thực hiện vì cho rằng bị làm nhục Ảnh minh họa Xung quanh hình ảnh cậu học trò phải quỳ trước lớp, có nhiều ý kiến trái chiều về hình phạt này. Như lời phân trần của cô giáo: "Tôi bắt học...