Phát hiện xương bò sát hóa thạch 100 triệu năm tuổi
Việc phát hiện ra bộ xương hóa thạch của một loài bò sát biển khổng lồ 100 triệu năm tuổi ở Australia đã được các nhà nghiên cứu ca ngợi là một bước đột phá có thể cung cấp manh mối quan trọng về sự sống thời tiền sử.
Các nhà khảo cổ học bên bộ xương hóa thạch.
Phần còn lại của con plesiosaur cổ dài chưa trưởng thành cao 6 mét, còn được gọi là elasmosaur, được tìm thấy bởi bộ ba nhà sinh vật học cổ nghiệp dư (được biết đến với cái tên “Những chú gà con hóa thạch”) tại một trạm gia súc ở vùng hẻo lánh phía tây Queensland vào tháng 8.
Ông Espen Knutsen, người phụ trách sinh vật học cao cấp tại Bảo tàng Queensland, đã ví phát hiện này với Đá Rosetta – khối đá granit Ai Cập cổ đại được tái phát hiện vào năm 1799 giúp các chuyên gia giải mã chữ tượng hình.
Ông Knutsen cho biết, phát hiện này có thể giúp các nhà sinh vật học hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự tiến hóa và hệ sinh thái Kỷ Creta trong khu vực.
“Bởi vì những con plesiosaur này có 2/3 chiều dài cơ thể là cổ, nên thường thì đầu sẽ tách ra khỏi cơ thể sau khi chết, điều này khiến rất khó tìm thấy một hóa thạch nguyên vẹn cả hai bộ phận cùng nhau”, ông Knutsen nói.
Khủng long đầu rồng dài từ 8 đến 10 mét, sống ở biển Eromanga, bao phủ phần lớn nội địa Australia với vùng nước sâu 50 mét khoảng 150 triệu năm trước. Trước đây, hộp sọ hóa thạch khổng lồ của loài ichthyosaur – một loài bò sát biển đã tuyệt chủng – từng được phát hiện ở dãy núi Augusta của Nevada
Video đang HOT
Ông Knutsen chia sẻ trên CNN cho biết, khi một con khủng long đầu rồng chết, cơ thể đang phân hủy của nó sẽ phồng lên cùng với khí khiến nó nổi lên mặt nước và thường thì đầu sẽ gãy ra khi những kẻ săn mồi nhặt xác – khiến cho những khám phá toàn thân rất hiếm.
Ông Knutsen nói thêm rằng, vì phát hiện mới nhất là một mẫu vật còn non nên nó sẽ làm sáng tỏ hình dạng cơ thể của khủng long đầu rồng thay đổi như thế nào từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. “Chúng tôi sẽ xem xét thành phần hóa học của răng và điều đó có thể cho chúng tôi biết điều gì đó về hệ sinh thái của nó, liệu nó có di cư trong suốt cuộc đời hay không, hay liệu nó có ở trong cùng một môi trường sống hay không, đồng thời cũng làm sáng tỏ chế độ ăn uống của nó”, ông nói.
Các loài bò sát biển cổ đại như plesiosaur và ichthyosaur không được phân loại là khủng long mặc dù chúng sống cùng thời. Plesiosaur tiến hóa từ tổ tiên sống trên cạn, do đó không có mang và thỉnh thoảng phải nổi lên mặt nước để lấy không khí. Vẫn chưa biết nó có thể ở dưới nước trong bao lâu.
Đây là khám phá lớn mới nhất về thời tiền sử được thực hiện ở Australia trong những năm gần đây.
Vào tháng 6 năm ngoái, các nhà khoa học đã xác nhận rằng, bộ xương hóa thạch được phát hiện năm 2007 ở Queensland là loài khủng long lớn nhất tại Australia. Con khủng long có biệt danh là “Cooper” cao khoảng hai tầng lầu và dài bằng một sân bóng rổ.
Hai tháng sau, các nhà khoa học phát hiện ra rằng đã từng có một loài “rồng” biết bay bay vút qua Australia 105 triệu năm trước. Thằn lằn bay được các nhà nghiên cứu mô tả là một “con thú đáng sợ” ăn thịt khủng long con.
Công cụ đá cổ đại tiết lộ con người ăn thịt hà mã
Các hóa thạch và đồ tạo tác được khai quật ở Kenya cho thấy tổ tiên của chúng ta đã sử dụng công cụ đá để làm thịt các loài động vật lớn.
Bên bờ hồ Victoria ở Kenya, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hàng trăm công cụ bằng đá và hóa thạch có niên đại lên đến 3 triệu năm trước cùng với răng người và hài cốt hà mã cổ đại. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy loài người từng sử dụng công cụ bằng đá để xẻ thịt và ăn động vật lớn. Nghiên cứu mô tả phát hiện được công bố vào ngày 9/2 trên tạp chí Science.
Với phát hiện mới, khu vực khảo cổ này trở thành một trong số ít khu vực có các công cụ từ đầu thời kỳ đồ đá.
Hominin - tông người bao gồm tổ tiên loài người ngày nay là Homo sapiens và các họ hàng - lần đầu tiên bắt đầu sử dụng các công cụ đá ít nhất 3,3 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu biết thông tin này nhờ các công cụ bằng đá được khai quật tại một địa điểm khác ở miền bắc Kenya.
Nhưng bộ công cụ bằng đá tiếp theo được biết đến, được gọi là công cụ Oldowan, lại xuất hiện sau đó những 700.000 năm. Oldowan phổ biến khắp châu Phi và châu Á. Đến nay vẫn chưa rõ công cụ đá được tạo ra và sử dụng như thế nào trong khoảng trống 700.000 năm này.
Các công cụ bằng đá được tìm thấy ở Kenya có niên đại lên đến 3 triệu năm.
Khu khai quật bên bờ hồ Victoria ở Kenya đem lại một số thông tin chi tiết mới. Vào đầu những năm 2000, một công nhân làm việc gần đó nói với các nhà nghiên cứu rằng anh nhìn thấy các công cụ bằng đá và hóa thạch động vật trồi lên khỏi mặt đất. Các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật địa điểm này vào năm 2015. Qua nhiều mùa thực địa, họ đã khai quật được 330 đồ tạo tác, trong đó có 42 công cụ Oldowan nằm rải rác xung quanh xương của một con hà mã cổ đại. Một số xương hà mã, cũng như hài cốt động vật khác tại đây có dấu hiệu bị cắt và cạo bằng các dụng cụ đá.
Các phương pháp xác định niên đại cho thấy hài cốt có niên đại từ 2,6 triệu đến 3 triệu năm, do đó, các công cụ từng tác động lên hài cốt trở thành các công cụ Oldowan cổ nhất từng được tìm thấy, "lấp" vào khoảng trống 700.000 năm. Ngoài ra, phân tích vi mô một số công cụ chỉ ra, chúng còn được dùng để nghiền nguyên liệu thực vật, có thể là rễ hoặc củ cứng.
Những phát hiện này gợi ý rằng các công cụ bằng đá đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý thực phẩm, Thomas Plummer - nhà cổ sinh vật học tại Đại học Queens, Đại học TP New York, đồng tác giả bài báo đăng trên Science -cho biết. Những người vượn người ban đầu chỉ có thể ăn những gì họ có thể xé bằng tay và răng, các công cụ bằng đá giúp họ xử lý thức ăn theo một cách khác, Plummer giải thích
"Một con hà mã giống như một chiếc bao da khổng lồ. Bên trong chứa đầy những thứ có thể ăn được, nhưng không có công cụ bằng đá, không thể tiếp cận được", ông nói thêm.
Một bộ xương hà mã hóa thạch được tìm thấy cùng với các công cụ.
Khu vực này còn đem lại những mẫu vật giá trị khác, ngoài công cụ bằng đá và xương động vật. Khi một cơn giông ập đến vào ngày cuối cùng của mùa thực địa năm 2017, các nhà nghiên cứu tình cờ tìm thấy một chiếc răng thuộc về một họ hàng cổ xưa của con người, thuộc chi Paranthropus. Một chiếc răng Paranthropus khác sau đó lại được tìm thấy tại đây. Vì vậy, có thể các thành viên của chi Paranthropus, chứ không phải chi Homo như người hiện đại, đã sử dụng một số công cụ bằng đá để mổ thịt động vật lớn.
Harmand cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi các chi vượn người khác tạo ra công cụ đá, vì các công cụ đầu tiên được biết đến có trước khi chi Homo xuất hiện. Nhưng những người khác không nghĩ như vậy.
"Cá nhân tôi không tin rằng Paranthropus đã tạo ra các công cụ Oldowan", Mohamed Sahnouni, nhà khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha về Sự tiến hóa của Loài người, nói. Giải phẫu cho thấy chi này thích nghi tốt với việc ăn thức ăn thô và có thể không cần phải thành thạo việc sử dụng công cụ. Tuy nhiên, Sahnouni cho biết thêm rằng phát hiện này vẫn là "một bước đột phá lớn" giúp "làm sáng tỏ hành vi của những người chế tạo công cụ Oldowan thời kỳ đầu".
Clip: Cá sấu khổng lồ cướp mồi của chó hoang Trông thấy những chú chó hoang đang xé xác con linh dương Impala, con cá sấu liền lao lên bờ để cướp mồi. Chỉ sau vài giây ngắn ngủi, "gã bò sát khổng lồ" đã dễ dàng đạt được điều mình muốn. Sau quá trình săn đuổi vất vả, cuối cùng, bầy chó hoang cũng bắt được một chú linh dương Impala. Thế...